Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Câu 1: Dạng thù hình của một nguyên tố là

 A. những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.

 B. những chất khác nhau do từ hai nguyên tố hoá học trở lên tạo nên.

 C. những chất khác nhau được tạo nên từ cacbon.

 D. những chất khác nhau được tạo nên từ nguyên tố phi kim với oxi.

Đáp án: A

Câu 2: Các dạng thù hình của cacbon là

 A. than chì, cacbon vô định hình, khí cacbonic.

 B. than chì, kim cương, canxi cacbonat.

 C. cacbon, cacbon oxit; cacbon ddioxxit.

 D. kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

Đáp án: D

Câu 3: Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm

 A. điện cực, chất khử.

 B. trắng đường, mặt nạ phòng hơi độc.

 C. ruột bút chì, chất bôi trơn.

 D. mũi khoan, dao cắt kính.

Đáp án: B

Câu 4: Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí ?

 A. Kali.

 B. Silic.

 C. Cacbon.

 D. Natri.

Đáp án: C

Câu 5: Dãy oxit phản ứng với cacbon ở nhiệt độ cao tạo thành đơn chất kim loại là

 A. CuO, BaO, Fe2O3.

 B. PbO, CuO, FeO.

 C. Fe2O3, PbO, Al2O3.

 D. K2O, ZnO, Fe3O4.

Đáp án: B

C khử được oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học thành kim loại.

Câu 6: Để có thể nhận biết 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn màu đen là: bột than, bột đồng (II) oxit và bột mangan đioxit, ta dùng

 A. dung dịch HCl đặc, nóng.

 B. dung dịch NaCl.

 C. dung dịch CuSO4.

 D. nước nóng.

Đáp án: A

Sử dụng dung dịch HCl đặc, nóng.

+ chất rắn tan dần, có khí màu vàng lục, mùi xốc thoát ra → mangan đioxit (MnO2)

  

+ chất rắn tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch màu xanh → đồng (II) oxit (CuO)

  CuO + 2HCl → CuCl2 (xanh) + H2O

+ không có hiện tượng gì xuất hiện → cacbon.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 12 gam C thì thể tích tối đa của khí CO2 thu được ở đktc là

 A. 1,12 lít.

 B. 11,2 lít.

 C. 2,24 lít.

 D. 22,4 lít.

Đáp án: D

Số mol cacbon: nC = 12 : 12 = 1 mol

  

→ Thể tích CO2: V = 1.22,4 = 22,4 lít.

Câu 8: Khối lượng C cần dùng để khử hoàn toàn 8 gam CuO thành kim loại là

 A. 3,6 gam.

 B. 1,2 gam.

 C. 2,4 gam.

 D. 0,6 gam.

Đáp án: D

Số mol CuO: nCuO = 8 : 80 = 0,1 mol

  

→ mC pư = 0,05.12 = 0,6 gam.

Câu 9: Thể tích cacbon đioxit (đktc) thu được khi đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than chứa 8% tạp chất là

 A. 1717,3 m3

 B. 1715,3 m3

 C. 1710,3 m3

 D. 1708 m3

Đáp án: A

%C có trong than là 100% – 8% = 92%

Khối lượng C có trong 1 tấn than là:

→ VCO2 = nCO2.22,4 = nC.22,4 = 76 666,67.22,4 = 1717333,408 lít

≈ 1717,33 m3.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 45g cacbon cần dùng V lít không khí (đktc). Biết Vkk = 5VO2 và sản phẩm tạo thành chỉ có cacbonđioxit.

 A. 450 lít.

 B. 425 lít.

 C. 420 lít.

 D. 400 lít.

Đáp án: C

Số mol cacbon: nC = 45 : 12 = 3,75 mol

  

Thể tích khí O2 cần dùng: VO2 = 3,75.22,4 = 84 lít

→ Thể tích không khí cần dùng: Vkk = 5.84 = 420 lít.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 926

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống