Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Câu 1: Phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng dùng để điều chế
A. etilen.
B. axit axetic.
C. natri axetat.
D. etyl axetat.
Phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng dùng để điều chế axit axetic.
Đáp án: B
Câu 2: Để nhận biết 2 lọ đựng dung dịch C2H5OH và CH3COOH ta dùng
A. kim loại Na.
B. dung dịch NaOH.
C. quỳ tím.
D. cả A và C đều đúng.
Để nhận biết 2 lọ đựng dung dịch C2H5OH và CH3COOH ta dùng quỳ tím
C2H5OH không làm đổi màu quỳ còn CH3COOH làm quỳ chuyển đỏ.
Loại A vì cả 2 dung dịch đều phản ứng tạo bọt khí.
Loại B vì cho dung dịch NaOH vào cả 2 dung dịch không có hiện tượng
Đáp án: C
Câu 3: Cho chuỗi phản ứng sau: glucozơ → X → axit axetic. Chất X là
A. rượu etylic.
B. khí cacbonic.
C. etilen.
D. đáp án khác
Đáp án: A
Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng sau: C2H4 → X → CH3COOH → CH3COOC2H5. Chất X là
A. CH4.
B. C6H6.
C. C2H2.
D. C2H5OH.
Đáp án: D
Câu 5: Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 chất lỏng: rượu etylic, axit axetic, etyl axetat bằng cách nào sau đây để có thể nhận biết 3 dung dịch trên?
A. Na2CO3 khan.
B. Na, nước.
C. dung dịch Na2CO3.
D. Cu, nước.
– Dùng dung dịch Na2CO3 để nhận biết.
– Cho dung dịch Na2CO3 vào 3 dung dịch, lọ đựng dung dịch axit axetic sủi bọt khí, lọ tạo dung dịch phân lớp là etyl axetat, lọ không hiện tượng là rượu etylic.
Đáp án: C
Câu 6: Có 3 chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H4, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C biết:
– Chất A và C tác dụng được với natri.
– Chất B ít tan trong nước
– Chất C tác dụng được với Na2CO3
Công thức phân tử của A, B, C lần lượt là
A. C2H4, C2H4O2, C2H6O.
B. C2H4, C2H6O, C2H4O2.
C. C2H6O, C2H4O2, C2H4
D. C2H6O, C2H4, C2H4O2.
Chất C vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với Na2CO3 ⇒ trong phân tử có nhóm –COOH
⇒ C là C2H4O2
– Chất A tác dụng được với Na ⇒ trong phân tử có nhóm –OH ⇒ A là C2H5OH hay C2H6O
– Chất B không tan trong nước, không phản ứng với Na và Na2CO3 ⇒ B là etilen: CH2=CH2
Đáp án: D
Câu 7: Cho 22,4 lít khí etilen (đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric làm xúc tác, thu được 13,8 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng cộng nước của etilen là
A. 30%.
B. 40%.
C. 50%.
D. 60%.
⇒ khối lượng rượu etylic thu được theo lí thuyết là: 1.46 = 46 gam
Ta có khối lượng rượu etylic thu được thực tế là 13,8 gam
⇒ hiệu suất của phản ứng cộng nước của etilen là:
Đáp án: A
Câu 8: Tính khối lượng dung dịch axit axetic thu được khi lên men 5 lít rượu 40o. Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml và hiệu suất của quá trình lên men là 92%.
A. 2087 gam.
B. 1920 gam.
C. 1472 gam.
D. 1600 gam.
Ta có: trong 5 lít rượu 40o có
m = D.V = 0,8.2.1000 = 1600 gam
Vì hiệu suất của phản ứng đạt 92% nên khối lượng của rượu etylic đem lên men là: 1600.0,92 = 1472 gam
⇒ khối lượng axit axetic thu được là: 32.60 = 1920 gam
Đáp án: B
Câu 9: Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với
A. Na2CO3.
B. NaOH.
C. NaCl.
D. Na.
Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với kim loại Na
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2
Đáp án: D