Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Câu 1: Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là C2H6O biết A phản ứng với Na giải phóng H2. Công thức cấu tạo của A là

 A. CH3 – CH2 – OH.

 B. CH3 – O – CH3.

 C. CH3 – CH3 = O.

 D. CH3 – OH – CH2.

Đáp án: A

Câu 2: Các chất đều phản ứng được với Na và K là

 A. etilen, benzen.

 B. rượu etylic, axit axetic.

 C. benzen, axit axetic.

 D. rượu etylic, benzen.

Đáp án: B

Câu 3: Rượu etylic và axit axetic có công thức phân tử lần lượt là

 A. C2H4O, C2H6O2.

 B. C3H6O, C2H4O2.

 C. C3H6O, C3H4O2.

 D. C2H6O, C2H4O2.

Đáp án: D

Câu 4: Để phân biệt rượu etylic và axit axetic có thể dùng chất nào sau đây?

 A. kim loại Na.

 B. dung dịch NaOH.

 C. dung dịch NaCl.

 D. dung dịch Na2CO3.

Đáp án: D

Sử dụng dung dịch Na2CO3

+ Nếu có khí thoát ra → axit axetic

  Na2CO3 + 2CH3COOH → 2CH3COONa + CO2 ↑ + H2O

+ Nếu không có hiện tượng → rượu etylic

Câu 5: Có 3 chất hữu cơ có công thức phân tử C6H6, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y và Z. Biết:

– Chất X và Y tác dụng với K.

– Chất Z không tan trong nước.

– Chất X phản ứng được với Na2CO3.

Vậy X, Y, Z lần lượt có công thức phân tử là

 A. C2H6O, C6H6, C2H4O2.

 B. C2H4O2, C2H6O, C6H6.

 C. C2H6O, C2H4O2, C6H6.

 D. C2H4O2, C6H6, C2H6O.

Đáp án: B

X tác dụng với K và Na2CO3 nên X là axit axetic (C2H4O2).

Z không tan trong nước nên Z là benzen (C6H6)

Y tác dụng với K nên Y là rượu etylic (C2H6O).

Câu 6: Cho chuỗi phản ứng sau:

A → C2H5OH → B → CH3COONa → C → C2H2

Chất A, B, C lần lượt là

 A. C6H12O6, CH3COOH, CH4.

 B. C6H6, CH3COOH, C2H4.

 C. C6H12O6, C2H5ONa, CH4.

 D. C2H4, CH3COOH, C2H5ONa.

Đáp án: A

  

Câu 7: Cho 5 gam hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic tham gia phản ứng vừa đủ với 4,83 gam K2CO3. Thành phần % khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu là

 A. CH3COOH (58%), C2H5OH (42%).

 B. CH3COOH (84%), C2H5OH (16%).

 C. CH3COOH (42%), C2H5OH (58%).

 D. CH3COOH (16%), C2H5OH (84%).

Đáp án: B

Khi cho hỗn hợp rượu etylic và axit axetic phản ứng với K2CO3 chỉ có axit axetic phản ứng.

PTHH:

Câu 8: Cho 60 gam axit axetic tác dụng với rượu etylic dư tạo ra 55 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng là

 A. 72,5%.

 B. 62,5 %.

 C. 56,2%.

 D. 65,2 %.

Đáp án: B

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hợp chất hữu cơ X thu được 19,8 gam khí CO2 và 10,8 gam H2O. Các nguyên tố chứa trong X là

 A. C và H.

 B. C và O.

 C. C, H và O.

 D. không xác định được.

Đáp án: C

Đốt cháy X thu được CO2 và H2O nên trong X có C, H và có thể có O.

Ta có:

→ mO (X) = mX – mC(X) – mH(X) = 9 – 0,45.12 – 1,2.1 = 2,4 gam.

Vậy trong X có C, H và O.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ Y chứa các nguyên tố: C, H, O thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của Y là

 A. C2H6O.

 B. C3H8O.

 C. C2H4O2.

 D. C4H10O.

Đáp án: C

Gọi công thức phân tử của Y có dạng: CxHyOz

Ta có x : y : z = nC : nH : nO = 0,2 : 0,4 : 0,2 = 1 : 2 : 1

Vậy công thức đơn giản nhất của Y là: (CH2O)n

Có MY = 60 (g/mol) → 30.n = 60 → n = 2.

Vậy công thức phân tử của Y là: C2H4O2.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 987

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống