Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Lý thuyết

1. Khái niệm về biểu thức đại số

Những biểu thức bao gồm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa không chỉ trên những số mà còn có thể trên những chữ được gọi là biểu thức đại số.

Ví dụ: 1

Ví dụ 2: Hãy viết biểu thức đại số biểu thị

a) Chu vi hình vuông có cạnh là a

b) Chu vi hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng lần lượt là x, y

c) Diện tích hình bình hành có đáy là a, chiều cao ứng với đáy là h

d) Quãng đường đi được (s) của một xe máy có tốc độ 40 km/h trong thời gian t (h)

Hướng dẫn giải:

a) Biểu thức đại số biểu thị chu vi hình vuông là 4a

b) Biểu thức đại số biểu thị chu vi hình chữ nhật là 2(x + y)

c) Biểu thức đại số biểu thị diện tích hình bình hành là: a.h

d) Biểu thức đại số biểu thị quãng đường đi được là: s = 40.t

2. Chú ý

Trong biểu thức đại số, vì chữ đại diện cho số nên khi thực hiện các phép toán trên các chữ, ta có thể áp dụng những tính chất, quy tắc phép toán như trên các số. Chẳng hạn:

x + y = y + z, xy = yx, xxx = x3, (x + y) + z = x + (y + z), (xy)z = x(yz), x(y + z) = xy + xz

Biểu thức đại số bao gồm biểu thức nguyên, biểu thức phân

• Biểu thức nguyên: là biểu thức đại số không chứa biến ở mẫu

Ví dụ 1: 3x + 5, ax2 + bx + c, 3a,…

• Biểu thức phân: là biểu thức đại số có chứa biến ở mẫu

Ví dụ 2:

B. Bài tập

Bài 1: Hãy viết biểu thức đại số biểu thị

a) Tổng của hai lần x và ba lần y

b) Hiệu của x và y.

c) Tích của tổng x và y với hiệu x và y

Hướng dẫn giải:

a) Biểu thức đại số biểu thị tổng của hai lần x và ba lần y là: 2x + 3y

b) Biểu thức đại số biểu thị hiệu của x và y là: x – y

c) Biểu thức đại số biểu thị tích của tổng x và y với hiệu x và y là: (x + y)(x – y)

Bài 2: Một doanh nhân gửi tiết kiệm vào ngân hàng là a (đồng). Biết lãi suất của ngân hàng hàng tháng là x%. Viết biểu thức đại số biểu thị số tiền của doanh nhân này sau 1 tháng, 2 tháng, 1 năm (12 tháng).

Hướng dẫn giải:

Sau 1 tháng, với lãi suất là x% , doanh nhân có số tiền lãi là: a.x% (đồng)

Khi đó, số tiền của doanh nhân có sau 1 tháng là: a + a.x% = a(1 + x%) (đồng)

Sang tháng thứ 2, doanh nhân nhận được số tiền lãi là: a(1 + x%).x% (đồng)

Khi đó, số tiền doanh nhân nhận được sau hai tháng là:

a(1 + x%) + a(1 + x%).x% = a(1 + x%)(1 + x%) = a(1 + x%)2 (đồng)

Cứ làm như vậy, ta có số tiền của doanh nhân có sau 1 năm là: a(1 + x%)12 (đồng)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 952

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống