Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Lý thuyết
1. Định nghĩa
Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
Ví dụ: Ta có tam giác cân ABC cân tại A (AB = AC). Ta gọi AB và AC là các cạnh bên, BC là cạnh đáy, ∠B và ∠C là các góc ở đáy, ∠A là góc ở đỉnh.
2. Tính chất
Trong tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau.
Dấu hiệu nhận biết:
• Nếu một tam giác có hai cạnh bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
• Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
Định nghĩa tam giác vuông cân: Tam giác vuông cân là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau.
Ví dụ: ΔABC vuông cân tại A
Tính chất: Mỗi góc nhọn của tam giác vuông cân bằng 45o
Ví dụ: ΔABC vuông cân tại A ⇒ ∠B = ∠C = 45o.
3. Tam giác đều
Định nghĩa: Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau: ΔABC đều ⇔ AB = BC = AC
Tính chất: Trong tam giác đều, mỗi góc bằng 60o: ΔABC đều ⇔ ∠A = ∠B = ∠C = 60o
Dấu hiệu nhận biết:
• Nếu tam giác có ba cạnh bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.
• Nếu tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.
• Nếu một tam giác cân có một góc nhọn bằng 60o thì tam giác đó là tam giác đều.
4. Ví dụ
Ví dụ 1:Cho tam giác ABC cân (AB = AC) trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho CE = BD. Nối A với D và A với E
a) So sánh ∠ABD và ∠ACE
b) Chứng minh ΔADE cân
Hướng dẫn giải:
B. Bài tập
Bài 1: Cho tam giác ABC cân tại A có ∠A = 50°
a) Tính ∠B, ∠C
b) Lấy điểm D thuộc AB, điểm E thuộc AC sao cho AD = AE. Chứng minh DE // BC
Hướng dẫn giải:
Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A và có
a) Tính các góc của tam giác ABC
b) Chứng minh DA = DB
Hướng dẫn giải: