Bài 4: Số trung bình cộng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Số lượng học sinh nữ mỗi lớp của một trường Trung học cơ sở được ghi nhận dưới bảng sau:

17 18 20 17
24 17 22 16
16 24 18 15
20 22 18 15
15 18 17 18

(Áp dụng câu 1 và câu 2)

Bài 1: Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu

A. 7 giá trị            B. 9 giá trị            C. 14 giá trị            D. 20 giá trị

Có 7 giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 15, 16, 17, 18, 20, 22, 24

Chọn đáp án A.

Bài 2: Tần số tương ứng của các giá trị 15, 17, 20, 24

A. 3, 2, 2, 1

B. 2, 4, 5, 2

C. 3, 4, 2, 2

D. 2, 5, 2, 1

Tần số tương ứng của các giá trị 15, 17, 20, 24 là 3, 4, 2, 2

Chọn đáp án C.

Điểm thi môn Toán của lớp 7A được ghi bởi bảng sau

(Áp dụng cho câu 3, 4 và câu 5)

Bài 3: Dấu hiệu điều tra ở đây là gì?

A. Điểm thi mỗi Toán của mỗi học sinh lớp 7A.

B. Điểm thi của mỗi học sinh lớp 7A.

C. Điểm thi môn Văn của mỗi học sinh lớp 7A.

D. Điểm thi các môn của mỗi học sinh lớp 7A.

Dấu hiệu điều tra ở đây là điểm thi môn Toán của mỗi học sinh lớp 7A.

Chọn đáp án A.

Bài 4: Lớp 7A có bao nhiêu học sinh?

A. 35            B. 34            C. 28            D. 32

Lớp 7A có 35 học sinh.

Chọn đáp án A.

Bài 5: Có bao nhiêu bạn điểm dưới trung bình?

A. 33            B. 4            C. 3            D. 2

Có 2 bạn học sinh điểm 4 dưới trung bình

Chọn đáp án D.

Điều tra tình độ văn hóa của một số công nhân của một xí nghiệp, người ta nhận thấy

    + Có 4 công nhân học hết lớp 8

    + Có 10 công nhân học hết lớp 9

    + Có 4 công nhân học hết lớp 11

    + Có 2 công nhân học lớp 12.

(Áp dụng câu 6, 7 và câu 8)

Bài 6: Dấu hiệu điều tra ở đây là gì?

A. Trình độ văn hóa của xí nghiệp.

B. Trình độ văn hóa của mỗi công nhân.

C. Trình độ văn hóa của công nhân nữ

D. Trình độ văn hóa của công nhân nam.

Dấu hiệu điều tra ở đây là: Trình độ văn hóa của mỗi công nhân.

Chọn đáp án B.

Bài 7: Có tất cả bao nhiêu giá trị của dấu hiệu?

A. 25                B. 30                C. 20                D. 22

Theo giả thiết, dấu hiệu có tất cả: 4 + 10 + 4 + 2 = 20 giá trị

Chọn đáp án C.

Bài 8: Tần số tương ứng của dấu hiệu với các giá trị 8, 9, 11, 12

A. 4, 10, 4, 2                B. 4, 4, 10, 2                C. 10, 4, 4, 2                D. 2, 10, 4, 2

Tần số tương ứng của dấu hiệu với các giá trị 8, 9, 11, 12 là 4, 10, 4, 2

Chọn đáp án A.

Điều tra số con trong 30 gia đình của một khu vực dân cư người ta có bảng số liệu thống kê như sau:

2 4 3 2 8 2 2 3 4 5
2 2 5 2 1 2 2 2 3 5
5 5 5 7 3 4 2 2 2 3

(Áp dụng câu 9 và câu 10)

Bài 9: Dấu hiệu cần tìm hiểu là?

A. Số con trong mỗi gia đình của một khu dân cư.

B. Số con trai của mỗi gia đình.

C. Số con gái của mỗi gia đình.

D. Số con của một khu dân cư

Dấu hiệu điều tra là số con trong mỗi gia đình của một khu dân cư.

Chọn đáp án A.

Bài 10: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là?

A. 8                B. 7                C. 6                D. 9

Có 7 giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8

Chọn đáp án B.

Thời gian giải một bài toán (tính theo phút) của học sinh lớp 7 được ghi lại ở bảng sau:

(Áp dụng câu 11, 12 và câu 13)

Bài 11: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là?

A. 5                B. 6                C. 7                D. 8

Có 8 giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

Chọn đáp án D.

Bài 12: Giá trị lớn nhất của dấu hiệu ở đây là gì? Tần số là bao nhiêu?

A. Giá trị lớn nhất của dấu hiệu là 9, tần số là 2.

B. Giá trị lớn nhất của dấu hiệu là 9, tần số là 3.

C. Giá trị lớn nhất của dấu hiệu là 10, tần số là 3.

D. Giá trị lớn nhất của dấu hiệu là 10, tần số là 2.

Dựa vào bảng trên ta có: Giá trị lớn nhất của dấu hiệu là 10, tần số là 3.

Chọn đáp án C.

Bài 13: Giá trị nhỏ nhất của dấu hiệu là bao nhiêu? Tần số là bao nhiêu?

A. Giá trị nhỏ nhất của dấu hiệu là 1, tần số là 4.

B. Giá trị nhỏ nhất của dấu hiệu là 3, tần số là 2.

C. Giá trị nhỏ nhất của dấu hiệu là 1, tần số là 3.

D. Giá trị nhỏ nhất của dấu hiệu là 3, tần số là 1.

Dựa vào bảng trên ta có: Giá trị nhỏ nhất của dấu hiệu là 3, tần số là 1.

Chọn đáp án D.

Kết quả môn nhảy cao (tính bằng cm) của học sinh lớp 7A được ghi lại trên bảng sau:

(Áp dụng từ câu 14 đến câu 17)

Bài 14: Có bao nhiêu học sinh tham gia kiểm tra?

A. 30                B. 34                C. 28                D. 32

Có 30 học sinh tham gia kiểm tra

Chọn đáp án A.

Bài 15: Bảng tần số?

Bảng tần số là:

Chọn đáp án A.

Bài 16: Học sinh nhảy thấp nhất và cao nhất là bao nhiêu?

A. 90 cm, 100 cm

B. 120 cm, 90 cm

C. 90 cm, 120 cm

D. 90 cm, 110 cm

Học sinh nhảy thấp nhất là 90cm

Học sinh nhảy cao nhất là 120cm

Chọn đáp án C.

Bài 17: Chọn đáp án đúng

A. Đa số học sinh nhảy trong khoảng 90cm – 95cm

B. Đa số học sinh nhảy trong khoảng 100cm – 105cm

C. Đa số học sinh nhảy trong khoảng 110cm – 120cm

D. Số ít học sinh nhảy trong khoảng 90cm – 95cm

Ta có bảng tần số

Dựa vào bảnh tần số có 18 học sinh nhảy trong khoảng 100 cm – 105 cm

Chọn đáp án B.

Một xạ thủ thi bắn cung. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn được ghi nhận lại ở bảng sau:

(Sử dụng cho câu 18, 19, 20)

Bài 18: Dấu hiệu ở đây là gì?

A. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn của một xạ thủ

B. Số điểm đạt được của mỗi xạ thủ

C. Số điểm đạt được của một cuộc thi bắn cung.

D. Tổng số điểm đạt được sau khi bắn cung của xạ thủ.

Dấu hiệu ở đây là: Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn của một xạ thủ

Chọn đáp án A.

Bài 19: Bảng tần số?

Bảng tần số cần lập là:

Chọn đáp án C.

Bài 20: Chọn đáp án đúng.

A. Điểm thấp nhất là 3.

B. Có 7 lần bắn được điểm 6.

C. Có 9 lần bắn đạt điểm 10.

D. Số điểm 9 và điểm 10 chiếm tỉ lệ cao.

Ta có bảng tần số

    + Điểm thấp nhất là 5.

    + Điểm 9 và điểm 10 chiếm đa số với 18 lần bắn trúng

    + Có 3 lần bắn được 6 điểm

    + Có 7 lần bắn được 10 điểm

Chọn đáp án D.

Một xạ thủ thi bắn súng. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn được ghi lại trong bảng dưới đây:

Số điểm sau một lần bắn (x) 6 7 8 9 10
Tần số (n) 2 3 8 10 7 N = 30

(Áp dụng câu 21 và câu 23)

Bài 21: Dấu hiệu ở đây là gì?

A. Số điểm đạt được sau 30 lần bắn của một xạ thủ bắn súng.

B. Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn của một xạ thủ.

C. Số điểm đạt được sau 5 lần bắn của một xạ thủ.

D. Tổng số điểm đạt được của một xạ thủ.

Dấu hiệu ở đây là: Số điểm đạt được sau mỗi lần bắn của một xạ thủ.

Chọn đáp án B.

Bài 22: Tìm số trung bình cộng

A. 8            B. 9            C. 9,57            D. 8,57

Số trung bình cộng là:

Chọn đáp án D.

Bài 23: Biểu đồ đoạn thẳng

Từ bảng tần số ta có biểu đồ đoạn thẳng là:

Chọn đáp án C.

Thời gian hoàn thành cùng một loại sản phẩm của 60 công nhân được cho trong dưới bảng dưới đây (tính theo phút):

Thời gian (x) 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (n) 2 2 3 5 6 19 9 14 N = 60

(Áp dụng cho câu 24, câu 25 và câu 26)

Bài 24: Dấu hiệu cần tìm hiểu là gì? Số tất cả các giá trị là bao nhiêu?

A. Dấu hiệu cần tìm hiểu: thời gian hoàn thành 60 sản phẩm của một công nhân. Số tất cả các giá trị là 60 giá trị.

B. Dấu hiệu cần tìm hiểu: thời gian hoàn thành một sản phẩm của một công nhân. Số tất cả các giá trị là 50 giá trị.

C. Dấu hiệu cần tìm hiểu: thời gian hoàn thành một sản phẩm của 60 công nhân. Số tất cả các giá trị là 60 giá trị.

D. Dấu hiệu cần tìm hiểu: thời gian hoàn thành một sản phẩm của một công nhân. Số tất cả các giá trị là 60 giá trị.

Dấu hiệu cần tìm hiểu: thời gian hoàn thành một sản phẩm của một công nhân.

Số tất cả các giá trị là 60 giá trị.

Chọn đáp án D.

Bài 25: Tìm số trung bình cộng

A. 8,9 phút            B. 9,9 phút            C. 7,9 phút            D. 8,5 phút

Số trung bình cộng là:

Chọn đáp án C.

Bài 26: Tìm mốt của dấu hiệu

A. M0 = 8            B. M0 = 9            C. M0 = 10            D. M0 = 7

Ta thấy thời gian làm trong 8 phút của công nhân có tần số lớn nhất là 19 lần.

Vậy mốt của dấu hiệu là M0 = 8

Chọn đáp án A.

Hai xạ thủ A và B cùng bắn 15 phát đạn, kết quả ghi lại sau đây:

A 6 6 10 9 10 10 7 10 10 9 9 10 10 10 10
B 9 9 8 10 10 8 8 10 8 9 10 8 10 10 9

(Áp dụng câu 27, câu 28 và câu 29)

Bài 27: Chọn đáp án đúng

A. Đối với xạ thủ A

B. Đối với xạ thủ B

C. Đáp án A và B đều đúng

D. Đáp án A và B đều sai.

Từ bảng trên ta có:

    + Đối với xạ thủ A.

    + Đối với xạ thủ B.

Chọn đáp án C.

Bài 28: Điểm trung bình lần lượt của xạ thủ A và B là

A. 8; 9             B. 9; 10             C. 8,5 ; 8,6             D. 9,1 ; 9,1

Điểm trung bình của xạ thủ A là:

Điểm trung bình của xạ thủ B là:

Chọn đáp án D.

Bài 29: Nhận xét nào sau đây sai?

A. Điểm trung bình của hai xạ thủ bằng nhau

B. Điểm của xạ thủ A phân tán hơn điểm của xạ thủ B

C. Điểm của xạ thủ B đều hơn điểm của xạ thủ A.

D. Xạ thủ A bắn tốt hơn xạ thủ B.

Điểm trung bình của xạ thủ A là:

Điểm trung bình của xạ thủ B là:

Do đó hai xạ thủ bắn tốt ngang nhau.

Vậy đáp án D sai.

Chọn đáp án D.

Số cân của 45 học sinh lớp 7 được chọn một cách tùy ý trong số các học sinh lớp 7 của một trường THCS được cho trong bảng sau (tính tròn theo kg)

Số cân (x) 28 30 31 32 36 40 45
Tần số (n) 5 6 12 12 4 4 2 N = 45

(Áp dụng câu 30 và câu 31)

Bài 30: Số trung bình cộng là?

A. 32 kg            B. 32,7 kg            C. 32,5 kg            D. 33 kg

Số trung bình cộng là:

Chọn đáp án B.

Bài 31: Mốt là?

A. 31            B. 32            C. 28            D. Cả A và B đều đúng

Mốt là số cân nặng của một học sinh có tần số lớn nhất

Số học sinh cân nặng 31 kg và 32 kg là nhiều nhất với tần số là 12.

Vậy mốt là 31 và 32

Chọn đáp án D.

Cho biểu đồ nhiệt độ trung bình hàng tháng ở một địa phương trong vòng một năm với Ox là tháng, Oy là nhiệt độ trung bình (độ C)

(Áp dụng câu 32, câu 33 và câu 34)

Bài 32: Tháng nóng nhất là

A. Tháng 6            B. Tháng 7            C. Tháng 8            D. Tháng 9

Từ biểu đồ đoạn thẳng ta thấy tháng 6 có nhiệt độ cao nhất là 32 độ.

Chọn đáp án A.

Bài 33: Tháng lạnh nhất là

A. Tháng 12            B. Tháng 11            C. Tháng 1            D. Tháng 2

Từ biểu đồ đoạn thẳng ta thấy tháng 12 có nhiệt độ thấp nhất là 17 độ.

Chọn đáp án A.

Bài 34: Khoảng thời gian nóng nhất trong năm là

A. Từ tháng 10 đến tháng 12

B. Từ tháng 4 đến tháng 7

C. Từ tháng 1 đến tháng 3

D. Từ tháng 7 đến tháng 10

Khoảng thời gian nóng nhất trong năm là: Từ tháng 4 đến tháng 7

Chọn đáp án B.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 935

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống