Phần Số học – Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

A. Lý thuyết

1. Phép trừ hai số tự nhiên

Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ a – b = x.

Trong đó: a là số bị trừ, b là số trừ, x là hiệu.

Tổng quát: (số vị trừ) – (số trừ) = hiệu.

Chú ý: Điều kiện để thực hiện phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.

Ví dụ:

   + a – 0 = a

   + 5 – 3 = 2

   + a – a = 0

   + 13 – 2 = 11

2. Phép chia hết và phép chia có dư

Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b ≠ 0 nếu có số tự nhiên x sao cho b.x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia hết là a : b = x.

(số bị chia) : (số chia) = thương.

Tổng quát: Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b ≠ 0 ta luôn tìm được hái ố tự nhiên là q và r duy nhất sao cho:

a = b.q + r trong đó 0 ≤ r < b

   + Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết.

   + Nếu r ≠ 0 thì ta có phép chia có dư

Ví dụ:

   + 6 : 3 = 2

   + 13 = 5.2 + 3

   + 12 : 4 = 3

   + 5 = 4.1 + 1

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Phép tính x – 5 thực hiện được khi

A. x < 5        B. x ≥ 5        C. x < 4        D. x = 3

Phép tính a – b thực hiện được khi a ≥ b

Phép tính x – 5 thực hiện được khi x ≥ 5

Chọn đáp án B.

Câu 2. Cho phép tính 231 – 87. Chọn kết luận đúng?

A. 231 là số trừ        B. 87 là số bị trừ

C. 231 là số bị trừ        D. 87 là hiệu

Trong phép trừ 231 – 87 có 231 là số bị trừ và 87 là số bị trừ

Chọn đáp án C.

Câu 3. Cho phép chia x:3 = 6, khi đó thương của phép chia là?

A. x        B. 3        C. 6        D. 18

Trong phép chia x:3 = 6 có x là số bị chia, 3 là số chia và 6 là thương

Chọn đáp án C.

Câu 4. Dạng tổng quát của số tự nhiên chia hết cho 3 là?

A. 3k (k ∈ N)        B. 5k + 3 (k ∈ N)        C. 3k + 1 (k ∈ N)        D. 3k + 2 (k ∈ N)

Số hạng chia hết cho a có dạng x = a.k (k ∈ N)

Do đó số hạng chia hết cho 3 có dạng x = 3k (k ∈ N)

Chọn đáp án A.

Câu 5. Dạng tổng quát của số tự nhiên chia cho 5 dư 2 là?

A. 2k + 5 (k ∈ N)        B. 5k (k ∈ N)

C. 5k + 2 (k ∈ N)        D. 5k + 4 (k ∈ N)

Số tự nhiên a chia cho b được thương là q và số dư là r có dạng tổng quát là a = bq + r

Dạng tổng quát có số tự nhiên chia cho 5 dư 2 là 5k + 2 (k ∈ N)

Chọn đáp án C.

Câu 6. Tính nhanh 49.15 – 49.5 được kết quả là

A. 490        B. 49        C. 59        D. 4900

Ta có: 49.15 – 49.5 = 49.(15 – 5)

        = 49.10 = 490

Chọn đáp án A.

Câu 7. Kết quả của phép tính 12.100 + 100.36 – 100.19 là?

A. 29000        B. 3800        C. 290        D. 2900

Ta có: 12.100 + 100.36 – 100.19 = 100(12 + 36 – 19)

        = 100.29 = 2900

Chọn đáp án D.

Câu 8. Tính (368 + 764) – (363 + 759)

A. 10        B. 5        C. 20        D. 15

Ta có: (368 + 764) – (363 + 759) = (368 – 363) + (764 – 759)

        = 5 + 5 = 10

Chọn đáp án A.

Câu 9. Thực hiện phép tính (56.35 + 56.18):53 ta được kết quả

A. 12        B. 28        C. 53        D. 56

Ta có: (56.35 + 56.18):53 = [56.(35 + 18)]:53

        = 56.53:53 = 56

Chọn đáp án D.

II. Bài tập tự luận

Câu 1. Kết quả của phép tính (158.129 – 158.39):180 có chữ số tận cùng là?

Ta có: (158.129 – 158.39):180 = [158.(129 – 39)]:180

        = 158.90:180 = 158:2 = 79

Do đó kết quả có chữ số tận cùng là 9

Câu 2.

a. Kết quả của phép tính 90 – 85 + 80 – 75 + 70 – 65 + 60 – 55 + 50 – 45 là?

b. Tìm số tự nhiên x biết rằng x – 50:25 = 8

a. Ta có: 90 – 85 + 80 – 75 + 70 – 65 + 60 – 55 + 50 – 45

        = (90 – 85) + (80 – 75) + (70 – 65) + (60 – 55) + (50 – 45))

        = 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 25

b. Ta có: x – 50:25 = 8

        ⇔ x – 2 = 8

        ⇔ x = 8 + 2

        ⇔ x = 10

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1010

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống