Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
A. Hoạt động cơ bản
(Trang 3 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Quan sát bức tranh minh hoạ chủ điểm Người công dân và trả lời câu hỏi:
(Trang 3 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) a. Các bạn thiếu nhi đang làm gì để thực hiện quyền của người đội viên?
(Trang 3 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) b. Em nghĩ gì về trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân tương lai?
Trả lời
Quan sát bức ảnh ta thấy:
a, Hình ảnh các bạn học sinh tham gia bỏ phiếu bầu chọn những người thực sự đủ khả năng và xứng đáng vào Ban chỉ huy Đội, Liên đội.
b. Theo em, mỗi một công dân khi sinh ra và lớn lên đều có quyền và nghĩa vụ công dân. Đó là quyền được yêu thương, chăm sóc, học hành, tự do,…và nghĩa vụ bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
(Trang 5 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: (Sgk)
(Trang 5 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
(Trang 5 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 4. Cùng luyện đọc
(Trang 5 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
• Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
• Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân tới nước?
Trả lời
a.Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
b. Tấm lòng của anh Thành luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước thể hiện qua những câu nói:
• Chúng ta là đồng bào, cùng máu mủ da vàng với nhau. Nhưng… anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
• Vì anh với tôi… chúng ta là công dân nước Việt…
=> Trong những câu nói của anh Thành, anh đã luôn nhắc nhở anh Lê về hai tiếng “đồng bào”, về dòng máu đỏ da vàng Việt Nam đầy thiêng liêng và xúc động,
(Trang 6 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Những cặp thoại nào dưới đây cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau? Vì sao?
a.
Lê: Anh Thành! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai anh có thể đến nhận việc rồi đấy | Thành: Có lẽ thôi, anh ạ |
b.
Lê: Vậy anh vào Sài Gòn để làm gì? | Thành: Anh Lê này! Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba…thì…ờ… anh là người nước nào? |
c.
Anh hỏi lạ thật. Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy | Thành: Đúng. Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ da vàng với nhau |
d.
Lê: …Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa | Thành: Anh Lê ạ! Vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn Hoa Kì […] Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. |
Trả lời
Những cặp thoại cho thấy câu chuyện anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau là: b, d
b. Lê: Vậy anh vào Sài Gòn để làm gì?
b. Anh Lê này! Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba…thì…ờ… anh là người nước nào?
Và:
d. Lê: …Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa
d. Thành: Anh Lê ạ! Vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn Hoa Kì […] Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất.
Sở dĩ câu chuyện có đôi lúc không ăn nhập vì mỗi người đang theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Thành và anh Lê mỗi người đang có những suy nghĩa riêng của mình: Anh Lê đang nghĩ đến công ăn việc làm, đến miếng cơm manh áo hàng ngày cho bạn còn Thành nghĩ tới việc cứu nước cứu dân.
(Trang 6 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 6. Đọc phân vai
(Trang 6 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 7. Tìm hiểu câu ghép:
1. Đọc đoạn văn dưới đây:
(1) Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. (2) Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật. (3) Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa. (4) Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.
(Trang 6 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Xếp các câu trong đoạn trên vào nhóm thích hợp và ghi vào bảng nhóm:
a. Câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành.
b. Câu do nhiều cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành.
(Trang 6 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Có thế tách hai cụm chủ ngừ – vị ngữ trong các câu ở nhóm b) thành hai câu không? Vì sao?
Trả lời
2. Xếp các câu vào nhóm thích hợp:
a. Câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành:
(1) Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to
CN VN
b. Câu do nhiều cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành.
(2) Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật.
CN VN CN VN
(3) Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa.
CN VN CN VN
(4) Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.
CN VN CN VN
3. Chúng ta không thể tách hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong các câu ở nhóm b) thành hai câu vì các vế câu của mỗi cụm đều diễn tả một ý nghĩa thống nhất, mạch lạc.
B. Hoạt động thực thành
(Trang 7 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. a. Đọc đoạn văn sau:
(1) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. (2) Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. (3)Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. (4) Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. (5) Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…(6) Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. (7) Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.
(Trang 7 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) b. Tìm câu ghép trong đoạn văn và viết vào bảng nhóm theo mẫu?
(Trang 7 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) c. Có thể tách mỗi vế trong câu ghép vừa tìm được thành một câu đơn không? Vì sao?
Trả lời
b. Những câu ghép trong đoạn văn trên là:
Câu ghép | Vế câu thứ nhất | Vế câu thứ hai |
---|---|---|
Câu 2 | Trời xanh thẳm | Biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch |
Câu 3 | Trời rải mây trắng nhạt | Biển mơ màng, dịu hơi sương |
Câu 4 | Trời âm u mây mưa | Biển xám xịt, nặng nề |
Câu 5 | Trời ầm ầm dông gió | Biển đục ngầu, giận dữ |
Câu 6 | Biển nhiều khi rất đẹp | Ai cũng thấy như thế |
c. Không thể tách mỗi vế trong câu ghép vừa tìm được thành một câu đơn. Mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ và bổ sung ý nghĩa cho nhau.
(Trang 7 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép rồi viết vào vở
a. Mùa xuân đã về,……………..
b. Mặt trời mọc, ……………….
c. Trong truyện cố tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn ……………….
d. Vì trời mưa to nên …………….
Trả lời
a. Mùa xuân đã về, muôn hoa khoe sắc thắm.
b. Mặt trời mọc, chim chóc cất tiếng hót chào ngày mới.
c. Trong truyện cố tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì tham lam và lười biếng.
d. Vì trời mưa to nên trận đấu bóng phải hoãn lại.
(Trang 8 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở “Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực”.
Trả lời
Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Tân An, nay thuộc tỉnh Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, ông khảng khái trả lời viên thống đốc Nam Kì: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Việt thì mới hết người Nam đánh Tây.”
(Trang 8 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 4. Chọn chữ thích hợp đế điền vào chỗ trống trong phiêu học tập, biết rằng:
(1) Chữ r, d hoặc gi
(2) Chữ o hoặc ô (thêm dấu thanh thích hợp)
Tháng giêng của bé
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh (1) …ấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết (2) tr…n tìm
Cây đào trước cửa lim (1)….im mắt cười
Quất (2) g….m từng hạt nắng (1)….ơi
Làm thành quả — những mặt trời vàng mơ
Tháng (1)…êng đến tự bao giờ?
Đất trời viết tiếp bài thơ (2) ng…t ngào.
(Theo ĐỖ QUANG HUỲNH)
Trả lời
Tháng giêng của bé
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả — những mặt trời vàng mơ
Tháng giêng đến tự bao giờ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
(Theo ĐỖ QUANG HUỲNH)
(Trang 8 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 5. Chọn bài a hoặc b (trang 8, 9 sgk)
(Trang 9 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) a. Tìm tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi thích hợp mỗi ô trống. Ghi lại các từ có tiếng tìm được vào vở.
(Trang 9 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) b. Tìm vần chứa o hoặc ô thích hợp với mỗi ô trống. Ghi lại các từ tạo được và lời giải câu đố vào vở.
Trả lời
a.
Làm việc cho cả ba thời
Có một con ve thây bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào nghỉ ngơi, liền tò mò hỏi:
– Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?
Bác nông dân đáp:
– Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.
Ve nghĩ mãi không ra, lại hỏi:
– Thế nào là làm việc cho cả ba thời?
Bác nông dân ôn tồn giảng giải:
– Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.
(Truyện vui dân gian thế giới)
b.
Hoa gì đơm lửa rực hồng
Lớn lên hạt ngọc đầy trong bị vàng?
=> Đáp án: Hoa lựu
Hoa nở trên mặt nước
Lại mang hạt trong mình
Hương bay qua hồ rộng
Lá đội đầu mướt xanh.
=> Đáp án: Cây hoa sen
C. Hoạt động ứng dụng
(Trang 9 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) Cùng người thân tìm thêm một mẩu chuyện Bác Hồ?
Trả lời
Từ chuyện đôi tất
“Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói:
– Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên…
Khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xóa:
– Đấy, có trông thấy rách nữa đâu…”
Đến chuyện đôi dép
“Đôi dép của Bác “ra đời” vào năm 1947, được “chế tạo” từ một chiếc lốp ôtô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc.
Bác nói vui với anh em cán bộ đi cùng:
– Đây là đôi hài vạn dặm trong chuyện cổ tích ngày xưa… Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.
Chẳng những khi “hành quân” mà cả mùa đông, Bác đi thêm đôi tất cho ấm chân, tiếp khách trong nước, khách quốc tế vẫn thường thấy Bác đi đôi dép ấy.
Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép…
Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy… Các đồng chí cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin” Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được”.
Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, vẫn đôi dép ấy, Bác nói: Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn. Nhân dân ta còn khó khăn. Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự…
Đến năm 1960, một chiến sĩ vô tình giẫm lên chân Bác và làm tụt quai dép. Anh chiến sĩ ấy đã chạy đi và trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:
– Tôi, để tôi sửa dép…
Mọi người giãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong.
Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:
– Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ…
Bác nhìn các chiến sĩ nói:
Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì còn “thọ” lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên… Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo…
Đôi dép cá nhân đã vậy, còn “đôi dép” ôtô của Bác cũng thế!”
Đôi tất cũ sờn, rách đã được xoay vào trong để không còn thấy rách. “- Đấy, có trông thấy rách nữa đâu…”– Bác nói. Mười một năm đi duy nhất một đôi dép và khi tụt quai lại sửa lại và tự hào là còn “ thọ” lắm. Đọc câu chuyện vừa xót xa vừa khâm phục, xót xa vì đất nước trong hoàn cảnh khó khăn, vị lãnh tụ của đất nước 11 năm đi một đôi dép làm từ chiếc lốp ô tô, khâm phục vì trong khó khăn Bác vẫn lạc quan vui vẻ, để lại cho chúng ta tấm gương về sự tiết kiệm thật là quý báu.
Càng đọc càng yêu quý Bác hơn, càng hiểu những tư tưởng những bài học của Người không phải những gì quá xa lạ, cao sang mà chúng ta không thể với tới, đó chỉ là những sinh hoạt đời sống thường ngàyquanh chúng ta.Cuộc sống bận rộn với bao lo lắng muộn phiền về kinh tế, gia đình, công việc,…chúng ta có ít thời gian để ngồi lại và ngẫm rằng mình đã và đang làm gì theo gương của Bác. Nhưng chợt nhận ra đâu phải cần hô hào khẩu hiệu, đâu cần phải những lời lẽ hùng hồn để chứng tỏ rằng mình đang sống và làm việc theo tư tưởng và tấm gương của Bác.
(Sưu tầm)
Các chủ đề khác nhiều người xem