Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Ngắn Gọn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 11
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
Sách giải văn 11 bài thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Kiểu câu bị động | Kiểu câu có khởi ngữ | Kiểu câu có trạng ngữ tình huống |
Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào. Trong câu bị động thường chứa các từ: bị, được. | Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ, dùng để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Khởi ngữ thường đứng ở vị trí đầu câu | Trạng ngữ tình huống là thành phần dùng để chỉ cách thức, trạng thái của sự vật, hiện tượng. Thành phần tình huống thường do các từ loại động từ, tính từ đảm nhiệm. |
B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Cho ngữ liệu sau:
Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?
(Chí Phèo – Nam Cao)
a. Tìm câu bị động trong đoạn trích?
b. Chuyển câu bị động vừa tìm sang câu chủ động có ý nghĩa cơ bản tương đương và thay thế vào đoạn trích. Sau đó nêu nhận xét về hiệu quả của sự thay thế đó?
Trả lời:
a. Câu bị động: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.
b. Chuyển sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.
– Nhận xét: Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu đi trước. Câu đi trước trong đoạn đang nói về hắn, chọn hắn làm đề tài. Vì vậy, câu tiếp theo nên tiếp tục đề tài là hắn. Khi ta chuyển sang câu chủ động thì đối tượng đã là một người đàn bà nào. Do đó, sự liên kết trong câu không trọn vẹn.
Bài 2: Tìm khởi ngữ trong các ngữ liệu sau đây:
a. Quyển sách này, tôi chỉ bán ở đây
b. Hận anh hùng
nước biển Đông
cũng không rửa sạch
(Sóng Hồng)
c. Hồi còn đế quốc Pháp, mỗi bận đi đâu xa, khoe làng, ông chỉ khoe cái sinh phần Tổng đốc làng ông. (Kim Lân)
d. Hành thì nhà thị may ra có. (Nam Cao)
Trả lời:
Khởi ngữ trong câu ngữ liệu đó là:
a. Quyển sách này
b. Hận anh hùng
c. Khoe làng
d. Hành
Bài 3: Trạng ngữ chỉ tình huống có thể đứng ở vị trí nào trong câu? Tác dụng của chúng như thế nào?
Trả lời:
– Vị trí của trạng ngữ tình huống thường là ở trước nòng cốt.
Ví dụ:
Nhìn ánh đèn ở sau rặng tre, bọn chúng tôi nao nao nhớ về một mái ấm nơi quê nhà.
– Sự thay đổi vị trí của thành phần trạng ngữ tình huống có thể gây ra những thay đổi về ngữ pháp.
+ Trạng ngữ tình huống ở vị trí đầu và cuối nòng cốt.
Ví dụ: Bồi hồi, tôi nhìn vào mắt anh ấy. (1)
Tôi nhìn vào mắt anh ấy, bồi hồi. (2)
Trong câu (1), trạng ngữ vừa có nghĩa trạng thái, vừa hàm ẩn về nghĩa nguyên nhân.
Trong câu (2), trạng ngữ vừa mang nghĩa tình thái, vừa hàm ẩn nghĩa về hậu quả.
+ Trạng ngữ tình huống ở vị trí đầu và xen vào trong nòng cốt.
Ví dụ: Vui sướng, tôi vừa đi vừa hát.
Tôi, vui sướng, vừa đi vừa hát.
Bài 4: Ở vị trí để trống trong đoạn văn dưới đây, chúng ta có thể điền vào câu: Liên nghe tiếng An đứng dậy trả lời được không? Hãy giải thích vì sao?
– Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
[…]
– Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo ở trong ấy muỗi.
(Hai đứa trẻ, Thạch Lam)
Trả lời
– Chúng ta không thể chọn câu Liên nghe tiếng An, đứng dậy trả lời để điền vào chỗ trống của đoạn văn vì câu này là một kiểu câu có một chủ ngữ và hai vị ngữ. Kiểu câu này không tạo được mạch liên kết ý chặt chẽ với câu trước.
– Ở vị trí để trống trong đoạn văn, tác giả đã lựa chọn câu Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời, nghĩa là lựa chọn kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống mà không chọn các kiểu câu khác.Chỉ có kiểu câu này là vùa đúng về ý, vừa tạo sự liên kết ý giữa các câu khác với nhau một cách chặt chẽ.