Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Tóm tắt
Chữ người tử tù kể lại câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa người tử tù Huấn Cao và quản ngục cùng cảnh Huấn Cao cho chữ vị quản ngục trong khung cảnh ngục tù.
Bố cục
Phần 1 (từ đầu đến “xem sao rồi sẽ liệu”): Tâm trạng, suy tư của quản ngục khi hay tin nhà lao sẽ tiếp nhận tử tù Huấn Cao.
Phần 2 (tiếp theo đến “thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng tốt ở trong thiên hạ): Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao đối với quản ngục khi biết được tấm lòng thiên lương của ông.
Phần 3 (đoạn còn lại): Cảnh Huấn Cao cho chữ và lời khuyên bảo của ông với quản ngục.
Câu 1 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Tình huống truyện: Cuộc kì ngộ giữa Huấn Cao và viên quản ngục trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt.
+ Tác dụng: đặt nhân vật vào hoàn cảnh đặc biệt, tình huống đã để cho nhân vật dần dần tự bộc lộ tính cách, phẩm chất, tính cách nhân vật theo diễn biến của tình huống mà được khai thác, đưa đến nhiều bất ngờ cho người đọc.
Câu 2 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao:
+ Huấn Cao là người anh hùng hiên ngang, khí phách: chi tiết dỗ gông, thái độ của Huấn Cao với quản ngục, nha lại trong những ngày đầu, Huấn Cao đối diện với án tử.
+ Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa thực thụ: tài viết chữ, cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục.
+ Huấn Cao có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả: sự thay đổi thái độ với quản ngục, quyết định cho chữ, lời khuyên dành cho quản ngục.
⇒ Quan niệm của Nguyễn Tuân: cái đẹp phải là cái đẹp đặc tuyển, trác tuyệt, cái đẹp phi thường có khả năng hướng con người đến với thiên lương.
Câu 3 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Nhân vật quản ngục:
+ Có học thức, biết quý trọng chữ: tâm sự của quản ngục khi nghe tin Huấn Cao bị giải đến nhà lao.
+ Biệt nhỡn liên tài (quý trọng người tài giỏi): thành tâm muốn xin chữ Huấn Cao, thái độ trong khi Huấn Cao cho chữ.
Câu 4 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
+ Không gian: ngục tù chật hẹp, ẩm ướt, bẩn thỉu và tăm tối, ánh sáng bó đuốc chiếu rọi.
+ Thời gian: buổi đêm trước hôm Huấn Cao ra pháp trường.
+ Sự vật: tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ.
+ Người cho chữ: là tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng tỏa ra khí chất của người nghệ sĩ, một bậc trượng phu thực thụ.
+ Người xin chữ: là quản ngục, có địa vị cao hơn nhưng khúm núm, trân trọng, xúc động.
+ Người chứng kiến: run run bưng chậu mực.
⇒ Sự lạ lùng, trái khoáy, xưa nay chưa từng xảy ra, có sự đảo ngược vị thế.
⇒ Vẻ đẹp, phẩm chất của Huấn Cao, sức mạnh của nghệ thuật chân chính đã vượt lên trên thực tại xã hội tầm thường, tù túng để thăng hoa, tỏa sáng.
Câu 5 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Bút pháp xây dựng nhân vật: lí tưởng hóa, cảm hứng lãng mạn, nhân vật luôn là những con người đặc biệt, tài hoa nghệ sĩ, trác tuyệt.
+ Miêu tả cảnh vật: thủ pháp tương phản đối lập.
+ Ngôn ngữ: giàu tính tạo hình, sử dụng nhiều từ Hán Việt.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 115 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Cảm nghĩ về nhân vật Huấn Cao:
+ Trước hết, Huấn Cao là người anh hùng hiên ngang, khí phách: không run sợ trước quyền lực, không run sợ trước cái chết, theo đuổi hoài bão, chí lớn.
+ Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa thực thụ: có tài viết chữ đẹp, xem chữ như chính con người mình, cảnh cho chữ viên quản ngục.
+ Huấn Cao có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả: cho chữ quản ngục vì nhận ra ở ông một tấm lòng tốt đẹp, đưa ra cho quản ngục lời khuyên.
Ý nghĩa
Truyện ngắn đã khắc họa thành công hình tượng con người tài hoa Huấn Cao với tâm hồn cao thượng, khí phách hiên ngang, bất khuất. Truyện ngắn khẳng định sự bất tử của cái đẹp, đồng thời cũng thể hiện quan niệm về cái đẹp của nhà văn, bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.
Tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.