Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
I. Chuẩn bị ở nhà
1. Khái niệm và phạm vi luyện tập
2. Xem lại bài thuyết minh thể thơ thuyết minh đã học
3. Nhận xét
– Số câu số chữ : 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
– Cách ngắt nhịp : 4 /3 (phổ biến)
– Gieo vần : vần chân ở cuối các câu 1, 2, 4
– Luật bằng trắc:
a. B B B T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
b. B T B B T T B
T B B T T B B
T B T T B B T
T T B B T T B
c. B B T T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B B T T B B
4. Một số bài thơ bảy chữ đã học
– Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương); Qua đèo ngang (bà Huyện Thanh Quan), Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến); Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)
II. Hoạt động trên lớp
1. Nhận diện luật thơ
a. Chiều hôm thằng bé / cưỡi trâu về,
Nó ngẩng đầu lên / hớn hở nghe.
Tiếng sáo diều cao / vòi vọi rót,
Vòm trời trong vắt / ánh pha lê.
– Các tiếng gieo vần : “e” vần “ê”
– Mối quan hệ bằng trắc :
+ Đối ở chữ thứ 2, 4, 6 của cặp câu 1-2, 3-4.
+ Niêm ở chữ thứ 2, 4, 6 của cặp câu 2-3.
b. – Bài thơ bị chép sai ở hai chỗ : + Sau “Ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy. Dấu phẩy ở vị trí này khiến cho nhịp đọc bị sai (nhịp 4/3 chứ không phải 3/4).
+ Tiếng “xanh” bị chép sai (bản gốc là tiếng “lè”) nên vần “anh” trong tiếng này không hợp với vần “e” trong tiếng “che” ở trên.
– Sửa lại : bỏ dấu phẩy, thay “xanh” bằng “lè”.
2. Tập làm thơ
a. Cần phải chú ý luật bằng trắc của hai câu thơ này :
B B T T B B T
T T B B T T B
b. Luật của hai câu tiếp sẽ là:
T T B B B T T
B B T T T B B