Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Bố cục
3 phần:
– Phần 1 ( Đoạn 1 và đoạn 2): Hình ảnh ông đồ thời đắc ý
– Phần 2 (Đoạn 3 và đoạn 4): Hình ảnh ông đồ thời lụi tàn
– Phần 3 (Đoạn 5): Tâm sự của tác giả
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 10 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
– Hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ Nho ngày Tết trong 2 khổ thơ đầu:
+ Không gian: Phố đông người qua
+ Thời gian: Tết đến, xuân về
+ Nét bút: “như phượng múa rồng bay”
+ Thái độ mọi người: chen chúc xin chữ, tấm tắc khen ngợi
– Hình ảnh ông đồ khổ 3 và 4:
+ Không gian: mỗi năm mỗi vắng
+ Thời gian: Tết đến, xuân về
+ Nét bút: không còn cùng ông thảo những nét “phượng múa rồng bay” mà “Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu”
+ Thái độ của mọi người: Vắng vẻ, thưa thớt dần
⇒ Tình cảnh của ông đồ: Ông đồ và nét chữ của ông trở thành tâm điểm của này Tết. Khi ấy, ông được tôn vinh và tục xin chữ ngày Tết trở thành một nét văn hóa đẹp vào ngày Tết. Nhưng dần dần, ông đồ và thú vui chơi chữ ấy đã bị lãng quên và đang bị vùi lấp bởi những giá trị khác.
Câu 2 (trang 10 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Tâm tư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ: Nỗi niềm tiếc nuối, cảm thương chân thành trước lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Câu 3 (trang 10 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Những điểm hay của bài thơ:
– Cách dựng cảnh tương phản: Thời đắc ý và thời lụi làn.
– Kết cấu đầu cuối tương ứng: Vẫn là thời gian ngày tết, hoa đào nở, không gian đường phố quen thuộc. Nhưng hình ảnh ông đồ cứ nhạt nhòa dần. Cuối cùng rơi vào quên lãng.
– Bài thơ làm theo thể năm chữ: Ngôn ngữ giản gị mà cô đọng, nhiều dư vị
Câu 4 (trang 10 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
– “Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu”
…
“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trơi mưa bụi bay”
Đây là những câu thơ tả cảnh ngụ tình. Hai câu thơ trên, “giấy đỏ, mực” như người bạn theo ông đồ qua thời huy hoàng, bây giờ cũng buồn như thân phận của ông. Hai câu sau, cảnh vật hiu hắt, vắng vẻ, bởi lòng người buồn, một quá khứ đẹp đẽ đã đi qua.