Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 11: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân làm cho các nước Châu Phi còn nghèo?
A. Xung đột sắc tộc triền miên, còn nhiều hủ tục.
B. Là nơi có tỉ lệ gia tăng dân số chậm.
C. Sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân.
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao, dân trí thấp.
Đáp án B.
Giải thích: Các nước châu Phi còn nghèo do dân số tăng nhanh, gia tăng tự nhiên còn cao với dân trí thấp, nhiều hủ tục, xung đột triền miên và sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân.
Câu 12: Nguyên nhân dẫn đến tuổi thọ trung bình của người dân Châu Phi thấp so với các Châu lục khác là do
A. xung đột tôn giáo, kinh tế đang phát triển.
B. quản lí nhà nước của các nước tốt.
C. kinh tế kém phát triển, dân số tăng nhanh.
D. trình độ dân trí cao, còn nhiều hủ tục.
Đáp án C.
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tuổi thọ trung bình của người dân Châu Phi thấp so với các Châu lục khác là do các nước châu Phi có trình độ kinh tế kém phát triển, dân số tăng nhanh gây nên những gánh nặng lớn đới với nhiều mặt về kinh tế – xã hội – tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Câu 13: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến các nước châu Phi còn nghèo và kinh tế kém phát triển là do
A. sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân.
B. các cuộc xung đột sắc tộc.
C. sự yếu kém trong quản lí của đất nước
D. trình độ dân trí còn thấp, dân số tăng nhanh
Đáp án A.
Giải thích: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến các nước còn nghèo và kinh tế kém phát triển là do sự thống trị nhiều thế kỉ của chủ nghĩa thực dân. Ngoài ra còn do các cuộc xung đột sắc tộc, sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia châu Phi non trẻ, trình độ dân trí thấp,…
Câu 14: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của châu Phi?
A. nạn nhập cư bất hợp pháp.
B. quản lý yếu kém, hậu quả của sự thống trị lâu dài.
C. xung đột sắc tộc, tôn giáo.
D. trình độ dân trí thấp.
Đáp án A.
Giải thích: Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển châu Phi là: Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân, xung đột, chính phủ yếu kém và trình độ dân trí thấp,…
Câu 15: Ý nào dưới đây không phải vấn đề đã và đang đe dọa cuộc sống của người dân châu Phi hiện nay?
A. Xung đột sắc tộc.
B. Đói nghèo.
C. Bệnh tật.
D. Phân bố dân cư không đều.
Đáp án D.
Giải thích: Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ, xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật đã và đàn đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người châu phi là những thách thức lớn đối với châu lục này.
Câu 16: Khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản mang lại lợi nhuận cao cho
A. các Nhà nước châu Phi.
B. các công ti tư bản nước ngoài.
C. các nhà đầu tư tư nhân.
D. người nông dân được hưởng lợi.
Đáp án B.
Giải thích: Việc khau thác khoáng sản nhằm mang lại lợi nhuận cao cho nhiều công ti tư bản nước ngoài đã làm cho nguồn tài nguyên này bị cạn kiệt và môi trường bị tàn phá.
Câu 17: Nguyên nhân sâu xa của “vòng luẩn quẩn”: nghèo đói, bệnh tật, tệ nạn xã hội, mất cân bằng sinh thái ở châu Phi là do :
A. Nợ nước ngoài quá lớn, không có khả năng trả
B. Do hậu quả sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản trước kia
C. Tình trạng tham nhũng, lãng phí kéo dài
D. Dân số gia tăng quá nhanh
Đáp án D.
Giải thích: Dân cư châu Phi đông đúc và tăng rất nhanh, trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển gây sức ép lớn lên các vấn đề ăn ở, y tế, giáo dục,… dẫn đến tình trạng nghèo đói, bệnh tật, khai thác tài nguyên quá mức gây mất cân bằng sinh thái.
Câu 18: Để chấm dứt tình trạng “vòng luẩn quẩn”: nghèo đói, bệnh tật, tệ nạn xã hội, mất cân bằng sinh thái ở châu Phi biện pháp hiệu quả nhất là
A. chấm dứt tham nhũng, lãng phí.
B. hạn chế gia tăng dân số.
C. hạn chế nợ nước ngoài.
D. chấm dứt xung đột sắc tộc.
Đáp án B.
Giải thích: Dân cư châu Phi đông đúc và tăng rất nhanh, trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển đã gây sức ép lớn lên các vấn đề ăn ở, y tế, giáo dục,… dẫn đến tình trạng nghèo đói, bệnh tật, khai thác tài nguyên quá mức gây mất cân bằng sinh thái. Vì vậy, để hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng “vòng luẩn quẩn”: nghèo đói, bệnh tật, tệ nạn xã hội, mất cân bằng sinh thái ở châu Phi biện pháp hiệu quả nhất là hạn chế gia tăng dân số ở các nước châu Phi.
Câu 19: Tình trạng tử vong trẻ sơ sinh ở Châu Phi khá cao, chủ yếu do
A. sự tồn tại của nhiều hủ tục.
B. nạn xung đột sắc tộc.
C. sự lan tràn của bệnh AIDS.
D. tình trạng suy dinh dưỡng của các bà mẹ trẻ em.
Đáp án D.
Giải thích: Châu Phi đang phải đối mặt với tình trạng đói nghèo nghiêm trọng, các bà mẹ mang thai con trong hoàn cảnh nghèo đói, y tế khó khăn dẫn đến hệ quả suy dinh dưỡng của trẻ ngay từ trong bụng mẹ do trẻ sinh ra không đủ sức đề kháng dẫn đến tử vong.
Câu 20: Nguyên nhân nào dưới đây làm cho tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở Châu Phi khá cao?
A. Hủ tục, thiên tai.
B. Đói nghèo, bệnh tật.
C. Chiến tranh, thiên tai.
D. Tảo hôn, chiến tranh.
Đáp án B.
Giải thích: Châu Phi đang phải đối mặt với tình trạng đói nghèo nghiêm trọng, các bà mẹ mang thai con trong hoàn cảnh nghèo đói, y tế khó khăn dẫn đến hệ quả suy dinh dưỡng của trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Vì vậy, trẻ em được sinh ra trong tình trạng không đủ sức đề kháng, đói, bệnh tật, suy dinh dưỡng,… dẫn đến tử vong.