Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 11: Nguyên nhân nào khiến cho tình trạng nghèo đói ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ngày càng tăng?
A. Sự tham gia của các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan.
B. Các cuộc đấu tranh đất đai, nguồn nước.
C. Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài và các lực lượng khủng bố.
D. Xung đột dai dẳng của nhiều nước trong khu vực.
Đáp án C.
Giải thích: Sự tham gia của những lực lượng khủng bố và sự can thiệp của các thế lực bên ngoài đã khiến cho tình trạng nghèo đói ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ngày càng tăng.
Câu 12: Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là
A. đều có khí hậu cận nhiệt và ôn đới.
B. đều có khí hậu khô hạn, nhiều hoang mạc.
C. đều không tiếp giáp với đại dương.
D. đều có nhiều cao nguyên và đông bằng.
Đáp án B.
Giải thích: Khu vực Tây Nam Á và Trung Á nằm trong đới khí hậu cận nhiệt, áp cao chí tuyến thống trị quanh năm, lại có dòng biển lạnh chạy qua nên đều có khí hậu khô hạn, hình thành nhiều hoang mạc.
Câu 13: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là
A. dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng.
B. tôn giáo và các thế lực thù địch chống phá.
C. xung đột dai dẳng giữa người Ả-rập và người Do Thái.
D. tranh giành đất đai và nguồn nước.
Đáp án A.
Giải thích: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng.
Câu 14: Dầu mỏ, nguồn tài nguyên quan trọng của Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?
A. Ven biển Đen.
B. Ven Địa Trung Hải.
C. Ven biển Caxpi.
D. Ven vịnh Péc-xích.
Đáp án D.
Giải thích: Tây Nam Á tiếp giáp với 3 châu lục (Châu Á, Châu Âu, Châu Phi), tiếp giáp với 2 lục địa (Lục địa Á – Âu, Lục địa Phi), là nơi án ngữ đường giao thông từ Ấn Độ Dương sang Đại Tây Dương và là khu vực có dầu mỏ ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều ở vùng Vịnh Péc-xích.
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây của khu vực Trung Á mà khu vực Tây Nam Á không có?
A. Có vị trí địa – chính trị rất chiến lược.
B. Có nhiều dầu mỏ và tài nguyên khác.
C. Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.
D. Nằm hoàn toàn trong nội địa.
Đáp án D.
Giải thích:
– Cả hai khu vực Trung Á và Tây Nam Á đều có vị trí địa – chính trị chiến lược, tài nguyên dầu mỏ giàu có, chịu ảnh hưởng sâu rộng của đạo Hồi.
– Về vị trí tiếp giác với Trung Á nằm sâu trong nội địa, bốn mặt đều giáp đất liền; Tây Nam Á nằm trên bán đảo A-ráp, tiếp giáp biển Địa Trung Hải, biển Đỏ, Ấn Độ Dương và vịnh Pecxich. Đây là điểm khác biệt giữa 2 khu vực.
Câu 16: Về mặt tự nhiên, Trung Á không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
B. Khí hậu lục địa khô hạn.
C. Nhiều đồng bằng châu thổ đất đai giàu mỡ.
D. Các thảo nguyên thuận lợi cho thăn thả gia súc.
Đáp án C.
Giải thích: Trung Á là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt,…), có khí hậu khô hạn, trên các thảo nguyên thuận lợi cho thăn thả gia súc.
Câu 17: Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA THẾ GIỚI NĂM 2003 (Đơn vị: Nghìn thùng/ngày)
Để thể hiện sản lượng dầu thô khai thác ở một số khu vực của thế giới năm 2003 (nghìn thùng/ngày), biểu đồ nào sau đây là thích hơp nhất?
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ đường.
D. Biều đồ miền.
Đáp án B.
Giải thích: Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ cột => Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng dầu khô khai thác ở một số khu vực của thế giới năm 2003 là biểu đồ cột.
Câu 18: Quốc gia nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á?
A. Ả-rập Xê-út.
B. Cô-oét.
C. I-ran.
D. I-rắc.
Đáp án A.
Giải thích: Vào năm 2003, các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên thế giới là Ả-rập-xê-út (khoảng 263 tỉ thùng), Iran (khoảng 131 tỉ thùng), Irăc (khoảng 155 tỉ thùng), Cô-oét (khoảng 94 tỉ thùng), Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (khoảng 92 tỉ thùng).
Câu 19: Trung Á có nền văn hóa phong phú, tiếp thu cả giá trị văn hóa của phương Đông và phương Tây nhờ vào
A. giáp Trung Quốc và Liên Bang Nga.
B. có con đường tơ lụa đi qua.
C. giáp Ấn Độ và Đông Âu.
D. giao thông thuận lợi.
Đáp án B.
Giải thích: Con đường tơ lụa nối liền Trung Quốc (phương Đông), đi qua khu vực Trung Á tới các nước châu Âu. Không đơn thuần là con đường thương mại, đây còn là con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại và được coi như cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây. Khu vực Trung Á nằm ở vị trí trung chuyển của con đường tơ lụa nên được tiếp thu nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây.
Câu 20: Cho các nhận định sau:
1. Thời cổ đại Tây Nam Á có nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ.
2. Tây Nam Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo.
3. Số ít dân cư Tây Nam Á theo đạo hồi.
4. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo góp phần bảo vệ hòa bình.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án B.
Giải thích:
– Nhận định đúng là 1 và 2.
– Nhận định 3 sai vì: Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo Hồi.
– Nhận định 4 sai vì: Những phần tử cực đoan của các tôn giáo góp phần mất ổn định trong khu vực.