Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 46. Năm 1942, 26 quốc gia, đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh, đã ra Tuyên ngôn Liên hợp quốc nhằm
A. giải phóng các thuộc địa khỏi ách thống trị của thực dân.
B. thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. hình thành khối Đồng minh chống phát xít.
D. hình thành phe Liên minh chống phát xít.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 3 phần III Trang 97 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 47. Trước chính sách bành trước của các nước phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX, Chính phủ Mĩ đã có chủ trương gì?
A. Hợp tác với Anh, Pháp chống lại chủ nghĩa phát xít.
B. Chủ trương đoàn kết với Liên Xô chống phát xít.
C. Nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
D. Không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1 phần I Trang 91 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 48. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào dưới đây?
A. Trận En A-la-men (10 – 1942).
B. Trận Xta-lin-grat (11 – 1942).
C. Trận Béc-lin (4 – 1945).
D. Trận Trân Châu cảng (12 – 1941).
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2 phần III Trang 95 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 49. Hội nghị Muy-ních (29/9/1938) không có sự tham gia của quốc gia nào?
A. Đức. B. Pháp.
C. Anh. D. Liên Xô.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2 phần I Trang 91 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 50. Chính sách nhượng bộ phát xít của Anh, Pháp trong những năm 30 của thế kỉ XX đã gây ra hậu quả gì?
A. Làm tăng mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với chủ nghĩa phát xít.
B. Tạo điều kiện cho các nước phát xít gây chiến tranh thế giới.
C. Tạo ra mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
D. Đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh của các nước phát xít.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 phần I Trang 91 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 51. Sau khi Đức tấn công Ba Lan (1/9/1939), những nước nào đã tuyên chiến với Đức?
A. Anh và Pháp. B. Pháp và Mĩ.
C. Liên Xô và Mĩ. D. Anh và Liên Xô.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1 phần II Trang 93 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 52. Năm 1940, Đức không thực hiện được kế hoạch tiến đánh nước Anh vì
A. quân đội Đức đã suy yếu do đánh chiếm nhiều nước ở châu Âu.
B. Anh có ưu thế về không quân, hải quân và được Mĩ viện trợ.
C. quân Đồng minh đang giữ thế chủ động trên chiến trường.
D. quân Anh nhận được sự viện trợ của Hồng quân Liên Xô.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1 phần II Trang 94 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 53. Chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Đức bị thất bại bởi mặt trận nào ở Liên Xô?
A. Mặt trận Xta-lin-grát.
B. Mặt trận Mát-xcơ-va.
C. Mặt trận Lê-nin-grát.
D. Mặt trận Von-ga-rát.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 phần III Trang 95 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 54. Trận Trân Châu cảng (12-1941) mở đầu cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương giữa các nước
A. Nhật Bản với Mĩ.
B. Nhật Bản với Pháp.
C. Nhật Bản với Liên Xô.
D. Nhật Bản với Anh – Pháp.
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2 phần III Trang 95 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 55. Ngày 01-01-1942 tại Oa-sinh-tơn diễn ra sự kiện gắn với Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Buộc phát xít Đức phải đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
B. Khiến phe Đồng minh chuyển từ thế tiến công sang thế phòng ngự.
C. Giúp phe Đồng minh chuyển sang thế tấn công đồng loạt trên các mặt trận.
D. Khiến phe Phát xít thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh thế giới.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 phần IV Trang 97-98 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 56. Trước khi kết thúc chiến tranh với Đức, một hội nghị quốc tế được triệu tập ở Ianta (2/1945) với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc nào?
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Liên Xô, Anh, Pháp.
C. Mĩ, Pháp, Liên Xô.
D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2 phần IV Trang 99 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 57. Đến năm 1942, phát xít Nhật đã thống trị những vùng nào ở châu Á – Thái Bình Dương?
A. Đông Á, Tây Á và Tây Thái Bình Dương.
B. Đông Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương
C. Tây Á, Đông Á và Bắc Thái Bình Dương.
D. Đông Á, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2 phần III Trang 97 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 58. Nội dung nào sau đây không thuộc quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945)?
A. Đề ra đường lối tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
B. Liên Xô cam kết chống Nhật sau khi Đức đầu hàng.
C. Thống nhất việc giải giáp phát xít Nhật ở châu Á.
D. Phân chia khu vực chiếm đóng nước Đức và châu Âu.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 phần IV Trang 99 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 59. Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây theo trình tự thời gian:
1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô.
2. Quân đội Đức tấn công Ba Lan.
3. Hiệp ước Tam cường Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản được kí kết tại Béc-lin.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 2, 1, 3 B. 2, 3, 1.
C. 3, 1, 2 D. 3, 2, 1.
Đáp án: B
Giải thích:
1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô ngày 22/6/1941.
2. Quân đội Đức tấn công Ba Lan ngày 1/9/1939.
3. Hiệp ước Tam cường Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản được kí kết tại Béc-lin vào tháng 9/1940.
Thứ tự là 2, 3, 1.
Câu 60. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) có điểm gì khác biệt so với Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?
A. Diễn ra do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc.
B. Diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực quân sự.
C. Để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại.
D. Có sự tham gia của phe xã hội chủ nghĩa.
Đáp án: D
Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ có sự tham gia của các nước xã hội chủ nghĩa, còn Chiến tranh thế giới thứ hai có sự tham gia của phe xã hội chủ nghĩa (đó là Liên Xô).
Câu 61. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là
A. mâu thuẫn giữa chế độ tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
C. mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.
D. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề tôn giáo, sắc tộc.
Đáp án: B
Giải thích: Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
Câu 62. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
A. Chiến tranh kết thúc dẫn đến thay đổi căn bản tình hình thế giới.
B. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt phát xít.
C. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít.
D. Mĩ giữ vai trò lãnh đạo phe Đồng minh từ khi chiến tranh bùng nổ.
Đáp án: D
Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939, Mĩ tham gia chiến tranh năm 1941, và phe Đồng minh được hình thành năm 1942 với vai trò lãnh đạo của Liên Xô, Mĩ, Anh.
Như vậy, phương án Mĩ giữ vai trò lãnh đạo phe Đồng minh từ khi chiến tranh bùng nổ không phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
Câu 63. Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
A. Có sự tham chiến của các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Dẫn đến sự thay đổi căn bản tình hình thế giới.
C. Để lại những tổn thất nặng nề về người và của.
D. Mang tính chất phi nghĩa giành giật thuộc địa.
Đáp án: D
Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là cuộc chiến tranh phi nghĩa giành giật thuộc địa giữa các nước đế quốc; còn trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít, tính chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
Câu 64. Ba cường quốc Liên Xô, Anh, Mĩ triệu tập Hội nghị I-an-ta vào thời điểm nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2 phần IV Trang 99 SGK Lịch sử 11 cơ bản