Chương 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Câu 13. Lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia trong những năm 1930 – 1939 là

A. Đông Dương Cộng sản đảng.

B. Đảng Dân tộc Đông Dương.

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đáp án: D

Giải thích: Mục III bài 16 Trang 87 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 14. Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 thường được gọi là

A. phe Trục.

B. phe Đồng minh.

C. phe Liên minh.

D. phe Hiệp ước.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 (phần III) Trang 97 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 15. Trong phong trào Ngũ tứ (1919) ở Trung Quốc, giai cấp nào lần đầu tiên xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập?

A. Giai cấp công nhân Trung Quốc

B. Giai cấp nông dân Trung Quốc

C. Giai cấp tư sản Trung Quốc

D. Giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc

Đáp án: A

Giải thích: Mục I bài 15 Trang 79 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 16. Nội dung nào phản ánh đúng đường lối đấu tranh của M. Ganđi?

A. Đấu tranh bạo lực, bất hợp tác với thực dân Anh

B. Đấu tranh bạo lực, hợp tác với thực dân Anh

C. Đấu tranh hòa bình, bất hợp tác với thực dân Anh

D. Đấu tranh hòa bình, hợp tác với thực dân Anh

Đáp án: C

Giải thích: Mục II bài 15 Trang 82 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 17. Sự kiện nào tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản trong thời kì 1919 – 1939?

A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1918 – 1923

B. Quốc tế Cộng sản thành lập năm 1919

C. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933

D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3 bài 11 Trang 62 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 18. Nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 nhờ chính sách nào của Tổng thống Ph. Rudơven?

A. Chính sách “thắt lưng buộc bụng”

B. Chính sách mới

C. Chính sách phát xít hóa bộ máy nhà nước

D. Chính sách trung lập

Đáp án: B

Giải thích: Mục II bài 13 Trang 72 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 19. Quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX diễn ra như thế nào?

A. Chuyển từ chế độ dân chủ đại nghị sang chuyên chế độc tài

B. Thay thế nền dân chủ đại nghị bằng việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

C. Đảo chính lật đổ chế độ quân chủ lập hiến, thiết lập chế độ quân phiệt

D. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa

Đáp án: D

Giải thích: Mục II bài 14 Trang 76 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 20. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) diễn ra giữa những lực lượng nào?

A. Phe Phát xít và phe Đồng minh.

B. Phe Liên minh và phe Hiệp ước.

C. Phe Đồng minh và phe Hiệp ước.

D. Phe Phát xít và phe Liên minh.

Đáp án: A

Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) diễn ra giữa phe Phát xít và phe Đồng minh.

Câu 21. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

A. Quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản.

B. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước Âu – Mỹ.

C. Mâu thuẫn gay gắt giữa phe Đồng minh với phe Phát xít.

D. Chính sách theo “chủ nghĩa biệt lập” của Mỹ và Anh.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là do quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản. Sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị, sự mất cân bằng trong hệ thống thuộc địa giữa các nước đế quốc. Chính sự mất cân bằng đó khiến cho hệ thống Vécxai – Oasinhtơn không còn phù hợp nữa. Chiến tranh thế giới mới nổ ra để giải quyết những mâu thuẫn trên.

Câu 22. Những nước đứng đầu phe Phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Đức, Italia, Nhật Bản.

C. Mĩ, Liên Xô, Anh.

D. Đức, Áo – Hung, Italia.

Đáp án: B

Giải thích: Những nước đứng đầu phe Phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai là Đức, Italia, Nhật Bản

Câu 23. Trụ cột của phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là

A. Mĩ, Anh, Pháp.

B. Liên Xô, Mĩ, Anh.

C. Đức, Italia, Nhật Bản.

D. Liên Xô, Đức, Nhật Bản.

Đáp án: B

Giải thích: Trụ cột của phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 24. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) có điểm gì khác biệt so với Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

A. Diễn ra do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc.

B. Diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực quân sự.

C. Để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại.

D. Có sự tham gia của phe xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: D

Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ có sự tham gia của các nước xã hội chủ nghĩa, còn Chiến tranh thế giới thứ hai có sự tham gia của phe xã hội chủ nghĩa (đó là Liên Xô).

Câu 25. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

A. Chiến tranh kết thúc dẫn đến thay đổi căn bản tình hình thế giới.

B. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt phát xít.

C. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít.

D. Mĩ giữ vai trò lãnh đạo phe Đồng minh từ khi chiến tranh bùng nổ.

Đáp án: D

Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939, Mĩ tham gia chiến tranh năm 1941, và phe Đồng minh được hình thành năm 1942 với vai trò lãnh đạo của Liên Xô, Mĩ, Anh.

=> Phương án Mĩ giữ vai trò lãnh đạo phe Đồng minh từ khi chiến tranh bùng nổ không phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 921

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống