Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 1. Tuy đã hoàn thành về cơ bản công cuộc bình định Việt Nam, thực dân Pháp vẫn gặp phải sự phản kháng quyết liệt của những lực lượng nào?
A. Một số quan lại yêu nước trong triều đình nhà Nguyễn
B. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân cả nước
C. Một số trí thức yêu nước và nhân dân Trung Kì
D. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu ở Bắc Kì
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 124 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 2. Người đứng đầu phái chủ chiến chủ trương chống Pháp trong triều đình Huế là
A. Phan Thanh Giản B. Tôn Thất Thuyết
C. Vua Hàm Nghi D. Nguyễn Văn Tường
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 124 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 3. Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì?
A. Đưa vua Hàm Nghi rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)
B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng để chống lại các cuộc tiến công của Pháp
C. Bổ sung lực lượng quân sự, tiếp tục thực hiện kế hoạch phản công quân Pháp
D. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 125 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 4. Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là
A. kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến dưới sự chỉ đạo của triều đình
B. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến
C. kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hội
D. tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 125 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 5. Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi ở những địa phương nào?
A. Trung Kì và Nam Kì B. Bắc Kì và Nam Kì
C. Bắc Kì và Trung Kì D. Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 125 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 6. Trong giai đoạn 1885 – 1888, phong trào Cần vương đặt dưới sự chỉ huy của
A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường
B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn
D. Nguyễn Đức Nhuận và Đào Doãn Dịch
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 126 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 7. Bộ chỉ huy của phong trào Cần vương trong giai đoạn 1885 – 1888 đóng tại địa bàn thuộc hai tỉnh nào?
A. Quảng Ngãi và Bình Định B. Quảng Nam và Quảng Trị
C. Quảng Bình và Quảng Trị D. Quảng Bình và Hà Tĩnh
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 126 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 8. Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đã đưa ông đi đày ở đâu?
A. Tuynidi B. Angiêri
C. Mêhicô D. Nam Phi
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 126 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 9. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương
A. bị thực dân Pháp đàn áp
B. chỉ hoạt động cầm chừng
C. vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ
D. tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành những trung tâm lớn
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 126 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 10. Nội dung nào phản ánh ý nghĩa của phong trào Cần vương?
A. Củng cố và phát triển chế độ phong kiến Việt Nam
B. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập
C. Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cứu nước trong nhân dân
D. Tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX
Đáp án: C
Giải thích: Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cứu nước trong nhân dân. Mặc dù phong trào thất bại nhưng đã làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp ở Việt Nam
Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?
A. Triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng đầu hàng thực dân Pháp
B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ, thiếu sự liên kết thống nhất
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất
D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu đường lối và sự chỉ huy thống nhất, phong trào diễn ra mạnh mẽ nhưng lại không có sự đoàn kết thành một phong trào lớn thống nhất trong cả nước. Chính vì thế, đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cuối thế kỉ XIX.
Câu 12. Phong trào Cần vương mang đặc điểm của
A. phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến
B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
D. phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
Đáp án: A
Giải thích: Phong trào Cần vương mang đặc điểm của phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến vì lãnh đạo phong trào là các văn thân, sĩ phu phong kiến, đồng thời mục tiêu đứng lên vì vua mà kháng chiến, khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế cũng thể hiện rõ khuynh hướng phong kiến của phong trào
Câu 13. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là
A. khởi nghĩa Hương Khê B. khởi nghĩa Hùng Lĩnh
C. khởi nghĩa Ba Đình D. khởi nghĩa Bãi Sậy
Đáp án: A
Giải thích: Mục 3 (phần II) Trang 133 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 14. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)do ai lãnh đạo?
A. Đinh Công Tráng B. Nguyễn Thiện Thuật
C. Phan Đình Phùng D. Đinh Gia Quế
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 128 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 15. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) đặt dưới sự lãnh đạo của
A. Phạm Bành, Đinh Công Tráng
B. Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế
C. Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn
D. Phạm Bành, Cầm Bá Thước
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 130 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 16. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) đặt dưới sự lãnh đạo của
A. Cao Điền và Tống Duy Tân
B. Tống Duy Tân và Cao Thắng
C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám
D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng
Đáp án: D
Giải thích: Mục 3 (phần II) Trang 132 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 17. Cao Thắng có vai trò như thế nào trong khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)?
A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự
B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
C. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ, nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp
D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa
Đáp án: C
Giải thích: Mục 3 (phần II) Trang 132 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 18. Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì?
A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp
B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu
C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu
D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp
Đáp án: B
Giải thích: Mục 3 (phần II) Trang 132 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 19. Giai đoạn từ năm 1888 đến năm 1896, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Chuẩn bị về lực lượng và chế tạo vũ khí
B. Xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân
C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu
D. Chiến đấu quyết liệt với thực dân Pháp
Đáp án: D
Giải thích: Mục 3 (phần II) Trang 132 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 20. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. khởi nghĩa Hương Khê
B. khởi nghĩa Yên Thế
C. khởi nghĩa Hùng Lĩnh
D. khởi nghĩa Bãi Sậy
Đáp án: B
Giải thích: Mục 4 (phần II) Trang 133 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 21. Nông dân Yên Thế đứng lên chống Pháp nhằm
A. hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
B. chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống
C. phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình
D. chống lại công cuộc đánh chiếm Bắc Kì của thực dân Pháp
Đáp án: B
Giải thích: Mục 4 (phần II) Trang 133 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 22. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế là
A. công nhân B. nông dân
C. các dân tộc sống ở miền núi D. nông dân và công nhân
Đáp án: B
Giải thích: Mục 4 (phần II) Trang 133 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 23. Đến năm 1891, từ Yên Thế, nghĩa quân của Đề Nắm đã mở rộng hoạt động sang vùng nào?
A. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng
B. Phủ Lạng Thương
C. Tiên Lữ (Hưng Yên)
D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương
Đáp án: B
Giải thích: Mục 4 (phần II) Trang 134 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 24. Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là
A. Đề Nắm B. Đề Thám
C. Nguyễn Trung Trực D. Phan Đình Phùng
Đáp án: B
Giải thích: Mục 4 (phần II) Trang 134 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 25. Khởi nghĩa nghĩa Yên Thế có điểm gì khác biệt so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?
A. Hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
B. Chống thực dân Pháp, chống triều đình, giành chính quyền về tay nhân dân
C. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương
D. Là phản ứng của nhân dân trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình
Đáp án: C
Giải thích: Phong trào nông dân Yên Thế là phong trào nông dân chống lại chính sách bình định và cướp bóc của thực dân Pháp, đo đó không thuộc phạm trù phong trào Cần vương