Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Câu 1. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu từ khu vực nào?
A. Khu vực Nam Phi.
B. Khu vực Tây Phi.
C. Khu vực Đông Phi.
D. Khu vực Bắc Phi.
Đáp án: D
Giải thích: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu từ khu vực Bắc Phi.
Câu 2. Sự kiện được xem là mốc mở đầu cho phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Cách mạng Libi bùng nổ (1952).
B. Thắng lợi của phong trào cách mạng Angiêri (1962).
C. Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952).
D. Thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tuynidi (1956).
Đáp án: C
Giải thích: Sự kiện được xem là mốc mở đầu cho phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952).
Câu 3. Vì sao năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” ?
A. Đây là năm có 17 nước ở châu Phi giành được quyền tự trị.
B. Đây là năm có 27 nước Tây và Nam Phi giành được độc lập.
C. Đây là năm có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
ad
D. Đây là năm có 37 nước ở châu Phi giành được độc lập.
Đáp án: C
Giải thích: Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” vì trong năm này có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
Câu 4. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phỉ cơ bản bị tan rã khi
A. cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angiêri thắng lợi (1962).
B. cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Ănggôla, Môdămbích giành thắng lợi (1975).
C. nhân dân Nam Rôđêdia thành lập nước Cộng hòa Dimbabuê (1980).
D. chính quyền Nam Phi phải trao trả độc lập cho Namibia (1990).
Đáp án: B
Giải thích: Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phỉ cơ bản bị tan rã khi cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Ănggôla, Môdămbích giành thắng lợi (1975).
Câu 5. Hình thức đấu tranh phổ biến của cách mạng châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là :
A. đấu tranh ngoại giao.
B. đấu tranh quân sự
C. đấu tranh chính trị.
D. đấu tranh vũ trang.
Đáp án: C
Giải thích: Hình thức đấu tranh phổ biến của cách mạng châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là đấu tranh chính trị.
Câu 6. Quốc gia mở đầu phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi trong những năm 50 của thế kỉ XX là
A. Ai Cập.
B. MaRốc.
C. Xuđăng.
D. Môdămbích.
Đáp án: A
Giải thích: Quốc gia mở đầu phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi trong những năm 50 của thế kỉ XX là Ai Cập.
Câu 7. Tổng thống người da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi là
A. Nenxơn Manđêla. B. Catada.
C. Phiđen Cátxtơrô. D. Nenxơn Cácxô.
Với thắng lợi của cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là
A. chủ nghĩa thực dân cũ.
B. chủ nghĩa thực dân mới.
C. chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
D. chính quyền độc tài thân Mĩ.
Đáp án: C
Giải thích: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
Câu 9. Hình ảnh “Lục địa bùng cháy” chỉ hiện tượng gì ở Mĩ Latinh ?
A. Sự bùng nổ của phong trào bãi công của công nhân Mĩ Latinh.
B. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh vũ trang ở Mĩ Latinh.
C. Cuộc nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất ở nhiều nước Mĩ Latinh.
D. Một loạt nước Mĩ Latinh giành được độc lập.
Đáp án: B
Giải thích: Hình ảnh “Lục địa bùng cháy” chỉ sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh vũ trang ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 10. Điểm nổi bật của tình hình Mĩ Latinh ở đầu thế kỉ XX là :
A. rất nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập.
B. Mĩ Latinh vẫn nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
C. Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ.
D. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Mĩ Latinh bước vào giai đoạn ác liệt nhất.
Đáp án: C
Giải thích: Điểm nổi bật của tình hình Mĩ Latinh ở đầu thế kỉ XX là Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ.
Câu 11. Sự khác biệt căn bản của phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
B. châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.
C. hình thức đấu tranh chủ yếu ở châu Phi là khởi nghĩa vũ trang, ở Mĩ Latinh là đấu tranh chính trị.
D. lãnh đạo cách mạng ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩ Latinh là giai cấp tư sản dân tộc.
Đáp án: A
Giải thích: Sự khác biệt căn bản của phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
Câu 12. Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai ở Nam Phi là
A. một chế độ phân biệt đấng cấp hết sức nghiệt ngã.
B. một biến tướng của chủ nghĩa thực dân.
C. một biểu hiện của chế độ độc tài chuyên chế.
D. một chế độ chiếm nô khắc nghiệt.
Đáp án: B
Giải thích: Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai ở Nam Phi là một biến tướng của chủ nghĩa thực dân.
Câu 13. Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX, các nước Mĩ Latinh rơi vào vòng lệ thuộc của
A. thực dân Anh.
B. đế quốc Mĩ.
C. thực dân Pháp.
D. đế quốc Nhật.
Đáp án: B
Giải thích: Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX, các nước Mĩ Latinh rơi vào vòng lệ thuộc của đế quốc Mĩ.
Câu 14. Nước nào đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ năm 1959 ?
A. Goatômaia.
B. Áchentina.
C. Vênêxuêla.
D. Cuba.
Đáp án: D
Giải thích: Năm 1959, chế độ độc tài thân Mĩ Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu.
Câu 15. Những năm 60, Mĩ đã sử dụng chiêu bài gì để lôi kéo các nước Mĩ Latinh ?
A. Đề xướng tư tưởng “Châu Mĩ của người Châu Mĩ”.
B. Đề cao khẩu hiệu dân chủ, dân quyền, tự do tín ngưỡng.
C. Thành lập tổ chức “Liên minh vì tiến bộ”.
D. Đề cao vấn đề nhân quyền và dân quyền.
Đáp án: C
Giải thích: Những năm 60, Mĩ đã thành lập tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” để lôi kéo các nước Mĩ Latinh?
Câu 16. Những nước nào dưới đây là nước công nghiệp mới ?
A. Chi-lê, Braxin.
B. Mêhicô, Cuba.
C. Braxin, Áchentina.
D. Nicaragoa, Áchentina.
Đáp án: C
Giải thích: Sự kiện mở đầu cho cách mạng Cuba sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc tấn công vào trại lính Môncađa của 135 thanh niên yêu nước do Phiđen Cátxtơrô chỉ huy (26-7-1953).
Câu 17. Lãnh tụ nào sau đây đã lãnh đạo nhân dân Cuba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ là
A. Hô-xê-mác-ti.
B. A-gien-đê.
C. Chê Ghê-va-na.
D. Phi-đen Cát-xtơ-rô.
Đáp án: D
Giải thích: Lãnh tụ đã lãnh đạo nhân dân Cuba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ là Phi-đen Cát-xtơ-rô.
Câu 18. Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở các nước Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh
A. chống chế độ độc tài thân Mĩ.
B. chống chế độ tay sai Batixta.
C. chống chủ nghĩa thực dân cũ.
D. chống chế độ phân biệt chủng tộc của Mĩ.
Đáp án: A
Giải thích: Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở các nước Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ.
Câu 19. Năm 1975 nhân dân các nước ở Châu Phi đã cơ bản hoàn thành công cuộc đấu tranh
A. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.
B. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập dân tộc.
C. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ và chế độ A-pac-thai.
D. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới và chế độ A-pac-thai.
Đáp án: A
Giải thích: Năm 1975, với thắng lợi của cách mạng Ănggôla và Môdămbích, nhân dân các nước ở Châu Phi đã cơ bản hoàn thành công cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.
Câu 20. Khu vực Mĩ Latinh được xác định trong không gian nào ?
A. Trung và Nam Mĩ.
B. Nam Mĩ.
C. Phần lớn Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
D. Mêhicô, Trung Mĩ, Nam Mĩ và vùng biển Caribê.
Đáp án: D
Giải thích: Khu vực Mĩ Latinh bao gồm một nước Bắc Mĩ là Mêhicô, toàn bộ khu vực Trung Mĩ, Nam Mĩ và vùng biển Caribê..