Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2020 – 2021
Môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Sinh vật nhân thực gồm các giới nào sau đây?
A. Khởi sinh, Nguyên sinh, Thực vật và Động vật
B. Khởi sinh, Nấm, Thực vật và Động vật
C. Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật
D. Nguyên sinh, Tảo, Thực vật và Động vật
Đáp án: C
Câu 2: Các sinh vật của giới Nguyên sinh có cấu tạo
A. đa bào đơn giản B. đa bào phức tạp
C. tập đoàn và đa bào D. đơn bào hay đa bào
Đáp án: D
Câu 3: Nhóm thực vật có tổ chức tiến hóa nhất là ngành
A. rêu B. hạt trần C. hạt kín D. quyết
Đáp án: C
Câu 4: Những nhóm chất hữu cơ chính cấu tạo nên tế bào là
A. Cacbohidrat, lipit, protein và xenlulozo
B. Cacbohidrat, lipit, axit nucleic và glicogen
C. Cacbohidrat, lipit, protein và axit nucleic
D. Cacbohidrat, lipit, protein và axit amin
Đáp án: C
Câu 5: Cacbohidrat gồm những loại hợp chất nào?
A. Đường đơn, đường đôi, đường đa
B. Đường đơn, đường đôi và glucozo
C. Đường đơn, đường đa và fructozo
D. Đường đa, đường đôi và xenlulozo
Đáp án: A
Câu 6: Đường fructozo là
A. axit béo B. đường đôi C. đường đơn D. đường đa
Đáp án: C
Câu 7: Đơn phân của phân tử protein là
A. axit amin B. nucleotit C. glucozo D. ATP
Đáp án: A
Câu 8: Nguyên tố hóa học nào sau đây ;à thành phần của tất cả các đại phân tử hữu cơ?
A. cacbon B. photpho C. lưu huỳnh D. canxi
Đáp án: A
Câu 9: Nguyên liệu trực tiếp cho quá trình oxi hóa trong tế bào là chất
A. xenlulozo B. glucozo C. lactozo D. saccarozo
Đáp án: B
Câu 10: Chất có bản chất không phải lipit là
A. colesteron B. vitamin A
C. enzim D. sắc tố carotenoit
Đáp án: C
Câu 11: ADN được cấu tạo từ các đơn phân là
A. axit amin B. nucleotit C. glucozo D. axit béo
Đáp án: B
Câu 12: Loại đường là thành phần cấu tạo của axit nucleic là
A. glucozo B. fructozo C. pentozo D. saccarozo
Đáp án: C
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn?
A. Dạng sống chưa có cấu tạo tế bào
B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào
C. Bên ngoài tế bào có lớp vỏ nhầy
D. Trong tế bào chất có chứa riboxom
Đáp án: A
Câu 14: Trong vùng nhân của vi khuẩn có chứa
A. riboxom B. ADN
C. cacbohidrat D. màng nhân
Đáp án: B
Câu 15: Trong tế bào chất của tế bào nhân sơ có bào quan nào sau đây?
A. thể Gôngi B. màng lưới nội chất
C. riboxom D. ti thể
Đáp án: C
Câu 16: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực có điểm nào sau đây giống nhau?
A. Có riboxom trong tế bào chất
B. Có riboxom đính trên lưới nội chất
C. Không có riboxom
D. Có các bào quan phát triển
Đáp án: A
Câu 17: Cấu trúc nào sau đây có màng đơn bao bọc?
A. ti thể B. lục lạp
C. nhân D. trung thể
Đáp án: D
Câu 18: Hình thức vận chuyển các chất trong đó có sự biến dạng của màng sinh chất là
A. khuếch tán B. thực bào
C. thụ động D. tích cực
Đáp án: B
Câu 19: Ngoài bazo nito, hai thành phần còn lại của phân tử ATP là
A. 3 phân tử đường ribozo và 1 nhóm photphat
B. 1 phân tử đường ribozo và 3 nhóm photphat
C. 3 phân tử đường glucozo và 1 nhóm photphat
D. 1 phân tử đường ribozo và 2 nhóm photphat
Đáp án: D
Câu 20: Trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không là tiêu chí để phân chia năng lượng thành 2 dạng là
A. động năng và thế năng B. hóa năng và nhiệt năng
C. điện năng và thế năng D. động năng và hóa năng
Đáp án: A
Câu 21: Năng lượng trong phân tử ATP được tích lũy ở
A. Cả 3 nhóm photphat
B. 2 liên kết photphat gần phân tử đường
C. 2 liên kết photphat ở ngoài cùng
D. Chỉ 1 liên kết photphat ở ngoài cùng
Đáp án: C
Câu 22: Enzim là một loại chất có vai trò
A. kích thích sinh trưởng B. xúc tác sinh học
C. điều hòa hoạt động D. là chất dinh dưỡng của cơ thể
Đáp án: B
Câu 23: Cơ chất là
A. Chất chịu tác dụng của enzim
B. Chất tham gia cấu tạo enzim
C. Chất tạo ra sau phản ứng do enzim xúc tác
D. Chất ức chế hoạt động của enzim
Đáp án: A
Câu 24: Enzim liên kết với cơ chất ở
A. trên khắp bề mặt của enzim B. trung tâm hoạt động của enzim
C. phần đầu của enzim D. phần cuối của enzim
Đáp án: B
Câu 25: Vi khuẩn thuộc giới
A. nguyên sinh B. khởi sinh
C. thực vật D. động vật
Đáp án: B
Câu 26: Ngành động vật nào sau đây có tổ chức cơ thể tiến hóa nhất?
A. động vật có dây sống B. ruột khoang
C. chân khớp D. thân mềm
Đáp án: A
Câu 27: Nhiều lớp sinh vật có quan hệ thân thuộc tập hợp lại tạo thành
A. loài B. họ C. giới D. ngành
Đáp án: D
Câu 28: Lipit có vai trò nào sau đây?
A. Tham gia cấu tạo các loại màng tế bào
B. Cấu tạo thành tế bào thực vật
C. Cấu tạo thành tế bào nấm
D. Là thành phần của các enzim
Đáp án: A
Câu 29: Chức năng của mARN là
A. Quy định cấu trúc của phân tử tARN
B. Tổng hợp phân tử ADN
C. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến riboxom
D. Quy định cấu trúc đạc thù của ADN
Đáp án: C
Câu 30: Thành tế bào nhân sơ được cấu tạo từ chất nào sau đây?
A. peptidoglican B. xenlulozo
C. kitin D. photpholipit
Đáp án: A
Câu 31: Thẩm thấu là
A. Sự vận chuyển các phân tử chất qua màng
B. Sự khuếch tán các phân tử đường qua màng
C. Sự di chuyển các ion qua màng
D. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng
Đáp án: D
Câu 32: Hoạt động không sử dụng năng lượng từ ATP là
A. Sự sinh trưởng ở cây xanh
B. Sự khuếch tán các chất qua màng tế bào
C. Sự co cơ ở động vật
D. Sự vận chuyển oxi từ hồng cầu người
Đáp án: B
Câu 33: Sinh vật nào sau đây thuộc giới Nguyên sinh?
A. cá chép B. ong mật C. trùng roi D. cây rêu
Đáp án: C
Câu 34: Những yếu tố cấu tạo nên cacbohidrat là
A. C, H, O B. C, H, N
C. C, O, N D. C, H, O và N
Đáp án: A
Câu 35: Nhóm các nguyên tố có tỉ lệ khoảng 96% khối lượng cơ thể sống là
A. N, P, K, S B. C, H, O, N
C. các nguyên tố đa lượng D. các nguyên tố vi lượng
Đáp án: B
Câu 36: Loại liên kết chủ yếu giữa các axit amin trong phân tử protein là
A. liên kết cộng hóa trị B. liên kết photphodieste
C. liên kết peptit D. liên kết dissunphua
Đáp án: C
Câu 37: Cấu trúc nào sau đây không có trong tế bào vi khuẩn?
A. Màng sinh chất B. Vỏ nhầy C. Lưới nội chất D. Roi
Đáp án: C
Câu 38: Cấu trúc nào sau đây có cả ở tế bào động vật và tế bào thực vật?
A. Thành tế bào B. Ti thể C. Lục lạp D. Trung thể
Đáp án: B
Câu 39: Bazo nito nào sau đây có trong thành phần của phân tử ATP?
A. Xitozin B. Guanin C. Timin D. Adenin
Đáp án: D
Câu 40: ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì lí do nào sau đây?
A. Nó có các liên kết cao năng
B. Các liên kết photphat cao năng của nó rất dễ hình thành nhưng khó phá vỡ
C. Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể
D. Nó vô cùng bền vững
Đáp án: A
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2020 – 2021
Môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
Câu 1: Oaitâykơ và Magulis phân chia thế giới sinh vật thành bao nhiêu giới?
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3
Câu 2: Giới sinh vật nào dưới đây bao gồm cả những đại diện sống dị dưỡng và sống tự dưỡng?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Giới Nguyên sinh
C. Giới Động vật
D. Giới Nấm
Câu 3: Điền số liệu thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: Các nguyên tố C, H, O, N chiếm khoảng … khối lượng cơ thể sống.
A. 99%
B. 63%
C. 96%
D. 75%
Câu 4: Chất hữu cơ nào dưới đây không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
A. Prôtêin
B. ADN
C. Xenlulôzơ
D. Mỡ
Câu 5: Đường và mỡ cùng đảm nhiệm một chức năng, đó là
A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
B. cấu thành nên các bào quan trong tế bào.
C. xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
D. vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác.
Câu 6: Carôtenôit có bản chất là gì?
A. Axit nuclêic
B. Cacbohiđrat
C. Prôtêin
D. Lipit
Câu 7: Cấu trúc không gian ba chiều của prôtêin thể hiện ở
A. cấu trúc bậc một và bậc hai.
B. cấu trúc bậc ba và bậc bốn.
C. cấu trúc bậc một và bậc bốn.
D. cấu trúc bậc hai và bậc ba.
Câu 8: Ở tế bào nhân sơ, thành phần nào có vai trò quy định hình dạng tế bào?
A. Khung xương tế bào
B. Màng sinh chẩt
C. Thành tế bào
D. Vỏ nhầy
Câu 9: Dựa vào số lượng màng bọc, em hãy cho biết bào quan nào dưới đây của tế bào nhân thực không cùng nhóm vơi những bào quan còn lại?
A. Nhân
B. Lục lạp
C. Ti thể
D. Không bào
Câu 10: Trên màng sinh chất của tế bào động vật, colestêron có vai trò gì?
A. Thu nhận thông tin cho tế bào
B. Làm tăng độ ổn định của màng sinh chất
C. Vận chuyển các chất qua màng
D. Nhận diện các tế bào lạ
B. Tự luận
Câu 1: Chứng minh sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của màng sinh chất. Vì sao nói màng sinh chất có cấu trúc khảm động? (5 điểm)
Câu 2: Vì sao sinh giới chỉ có 4 loại nuclêôtit mà các loài sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau? (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
Câu 1: Chọn A.
5 (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Động vật và giới Thực vật)
Câu 2: Chọn B.
Giới Nguyên sinh (tảo sống tự dưỡng, nấm nhầy sống dị dưỡng, động vật nguyên sinh có loài sống tự dưỡng, có loài sống dị dưỡng)
Câu 3: Chọn C.
96%
Câu 4: Chọn D.
Mỡ (được tạo thành do sự kết hợp giữa glixêrol và axit béo)
Câu 5: Chọn A.
dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
Câu 6: Chọn D.
Lipit
Câu 7: Chọn B.
cấu trúc bậc ba và bậc bốn.
Câu 8: Chọn C.
Thành tế bào
Câu 9: Chọn D.
Không bào (chỉ có 1 lớp màng bọc, các bào quan còn lại có 2 lớp màng bọc)
Câu 10: Chọn B.
Làm tăng độ ổn định của màng sinh chất
B. Tự luận
Câu 1: Chọn A.
Sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của màng sinh chất:
– Màng sinh chất gồm 2 thành phần chính là lớp kép phôtpholipit và prôtêin (gồm loại bám màng và loại xuyên màng). Nếu như lớp kép phôtpholipit (đầu kị nước hướng vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài) cho phép các chất có kích thước nhỏ, không phân cực đi qua (vận chuyển thụ động, cùng chiều gradient nồng độ) thì những chất có kích thước lớn và tích điện được vận chuyển qua kênh prôtêin chuyên biệt (vận chuyển chủ động). Điều này cho thấy vai trò trao đổi chất một cách có chọn lọc của màng sinh chất và tên gọi màng bán thấm cũng bắt nguồn từ đặc tính này. (2 điểm)
– Ngoài 2 thành phần chính nêu trên, ở tế bào người và động vật còn có thêm các phân tử colestêrôn, bám và đi sâu vào kết cấu màng giúp ổn định cấu trúc của màng. (0,5 điểm)
– Bên ngoài màng sinh chất có các phân tử glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào có vai trò như “dấu chuẩn”, giúp các tế bào cùng cơ thể nhận biết ra nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (khác cơ thể) (1 điểm)
– Trên màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể có vai trò thu nhận thông tin cho tế bào (0,5 điểm)
B. Nói màng sinh chất có cấu trúc khảm động bởi vì:
– “Khảm” được hiểu là việc “gắn vào, xếp vào”. Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp kép phôpholipit. Trên lớp kép phôpholipit, các phân tử hữu cơ khác như prôtêin, colestêrôn, glicôprôtêin… chèn vào và xếp xen kẽ. Vậy nên khi nói đến màng sinh chất, người ta đã sử dụng từ “khảm” để minh họa cho cấu trúc đặc trưng này. (0,5 điểm)
– “Động” có nghĩa là “linh hoạt, dễ di chuyển hoặc thay đổi”. Lực liên kết giữa các phân tử phôpholipit thường khá yếu nên chúng có thể chuyển động trong một khoảng nhất định, các phân tử prôtêin cũng có thể chuyển động với tốc độ chậm hơn phôtpholipit. Chính điều này đã làm tăng sự linh động của cấu trúc màng, giúp chúng thực hiện tốt chức năng trao đổi chất của mình. (0,5 điểm)
Câu 2: Mặc dù hầu hết các phân tử ADN của sinh giới đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit nhưng chúng lại khác nhau về thành phần, trật tự sắp xếp và số lượng các nuclêôtit, từ đó dẫn đến sự khác nhau về thành phần, trình tự, số lượng bộ ba trên mARN, sau cùng là sự sai khác về thành phần, số lượng, trình tự axit amin trên phân tử prôtêin tương ứng. Kết quả là cho ra kiểu hình (hình thái, kích thước, màu sắc, tính chất….) vô cùng đa dạng nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau. (1 điểm)