- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi. (1) Nguyên vật liệu: Quả thông; Các loại hạt: nhãn, vải, Cành cây khô, Miếng gỗ nhỏ, tăm tre, keo dán và một số phụ liệu khác. (2) Cách làm : Lấy một quả thông (hình thon hơi dài) để làm thân em bé và dùi một lỗ nhỏ ở đầu cuống quả thông đó. Lấy một hạt vải để làm đầu em bé, dùi một lỗ nhỏ ở một đầu hạt vải; vẽ mắt, mũi, mồm người vào hạt vải. Sau đó dùng tăm tre chắc, dài 2,5 cm cắm vào lỗ vừa dùi ở hạt vải và quả thông (gắn đầu vào thân sao cho chắc), phía trên đỉnh đầu, dùng miếng vải nhỏ cuốn làm thành cái mũ cho em bé.24- Lấy cành cây nhỏ có hình dạng cánh tay, dùng keo gắn hai cành cây này vào phía trên quả thông làm thành hai cánh tay em bé. Lấy hai hạt nhãn nhỏ, dùi một lỗ nhỏ trên mỗi hạt nhãn và cắm vào mỗi cánh tay một hạt nhãn để làm bàn tay.- Lấy hai cành cây nhỏ khác để làm chân (hai cành cây này dài hơn hai cành cây làm cánh tay). Sau đó, dùng keo gắn hai cành cây này vào phía dưới quả thông (gắn một chân đứng thẳng, một chân co); lấy hai miếng gỗ nhỏ hình chữ nhật, dùi một lỗ vào một phía của miếng gỗ, cắm mỗi chân vào một miếng gỗ để làm bàn chân; phía trên miếng gỗ ở chân co gắn một hạt nhãn to để làm quả bóng.- Sau đó, gắn hình em bé đá bóng lên một miếng ván (gắn bàn chân của chân đứng thẳng vào miếng ván) để em bé đứng chắc chắn trên mặt phẳng.(3) Yêu cầu thành phẩm:Các phần thân, đầu và tay chân con người phải có tỉ lệ phù hợp, lại phải ghép các bộ phận sao cho cầu thủ có dáng tâng bóng sinh động thì mới đẹp.(Theo Hướng dẫn làm đồ chơi cho tre)b) CÁCH NẤU CANH RAU NGỞTVỞI THPT LợN NAC (1) Nguyên liệu đủ cho 2 bát:- Rau ngót:300 g (2 mớ);– Thịt lợn nạc thăn: 150g;- Nước mắm, mì chính, muối.(2) Cách làm : – Rau ngót chọn loại lá nhỏ, tươi, non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập. – Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (hoặc băm nhỏ).- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.(3) Yêu cầu thành phẩm: – Trạng thái: Rau chín mềm, tỉ lệ nước – cái là 1 – 1; – Màu sắc: Rau xanh, nước trong;- Mùi vị: Canh thơm mùi đặc trưng của nguyên liệu, độ ngọt cao, vị vừa ăn.(Theo Hai trăm món ăn dân tộc)Câu hỏi : Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may áoquần,…), người ta thường nêu những nội dung gì ? Cách làm được trình bày theo trình tự nào ?Ghi nhớ• Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào, người Viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó.• Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự,… làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.• Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.II – LUYÊN TÂP1. Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó. Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc.2”. Đọc bài giới thiệu sau đây. Hãy chỉ ra cách đặt vấn đề, các cách đọc và đặc biệt là nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài. Các số liệu trong bài có ý nghĩa gì đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh ?PHƯơNG PHÁP ĐọCNHANHNgày nay, khoa học đã tiến nhanh, máy tính điện tử và người máy đã giúp con người giải quyết nhiều vấn đề, nhưng nó không thể thay thế con người và con người vẫn là trung gian giữa tự nhiên và máy móc; con người đã lập chương trình cho máy tính và xử lí các thông tin. Muốn làm công việc này, con người cần phải đọc để hiểu điều người khác viết, tích luỹ kiến thức và tiết kiệm thời gian nghiên cứu. Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hằng năm cho ra đời 600 triệu trang in. Vậy ta phải đọc như thế nào trước núi tư liệu này ?Nếu hằng ngày, ta cứ đọc theo kiểu thông thường với tốc độ 150 – 200 từ/phút, thì trong toàn bộ cuộc đời, ta chỉ đọc được 2-3 nghìn quyển sách. Con số này là quá ít đối với những người muốn tiến kịp thời đại. Ngày nay, mỗi nhà 26 Rõ ràng cách đọc cũ không giải quyết được vấn đề. Có nhiều cách đọc khác nhau: cách đọc thành tiếng và cách đọc thầm. Đọc thành tiếng là từ các chữ ta đọc thành vần, nhiều vần thành từ, nhiều từ thành câu và khi đọc lại phải phát âm. Có hai phương pháp đọc thầm quan trọng nhất, đó là phương pháp đọc theo dòng và phương pháp đọc ý. Với phương pháp thứ nhất, các từ được tiếp nhận như một chuỗi liên tục các dòng. Đó là cách đọc của nhiều người với tốc độ đạt từ 150-200 từ/phút. Với cách đọc thứ hai, người đọc không đọc theo từng câu mà thu nhận ý. Họ đọc ý chung chứa trong bài viết qua các từ chủ yếu (từ chủ đề, từ chìa khoá). Đây là phương pháp tiên tiến nhất vì nó cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết chứa trong một đoạn văn, một trang sách, lọc bỏ những thông tin không cần thiết. Cách đọc này gọi là đọc nhanh, tức là cách đọc toàn bộ khối từ, vì người đọc nắm vững nó, chỉ cần một cái nhìn đã bao trùm lên 6-7 dòng, và đôi khi cả trang và như thế thu nhận thông tin nhiều mà tốn ít thời gian. Những người nắm vững cách đọc nhanh không đọc theo đường ngang mà mắt họ luôn luôn chuyển động theo đường dọc từ trên xuống dưới. Với cách đọc này, cơ mắt ít mỏi. Cách đọc nhanh này không giống kiểu đọc đường chéo góc hay kiểu đọc các dòng đầu của một đoạn văn. Với cách đọc mới, ta nhìn toàn bộ thông tin chứa trong trang sách, đọc toàn bộ bài viết và tiếp thu toàn bộ nội dung. * Phương pháp này ai cũng học được nhưng phải tập trung cao, có ý chí. Trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng nhưng nó không phải là điều mới lạ. Trong các thời kì khác nhau trước đây, các nhà chính trị, nhà văn lỗi lạc,… đã phát triển nó và hoàn toàn nắm vững nó. Ví dụ : Na-pô-lê-ông đọc tốc độ 2.000 từ/phút, Ban-dắc đọc tốc độ 4.000 từ/phút, Mác-xim Go-rơ-ki đọc mỗi trang sách chỉ mất vài giây. Còn Lê-nin như lướt qua trang sách nhưng Người nắm chắc được nội dung Nhận rõ tầm quan trọng của phương pháp đọc nhanh, ở Nga, Mĩ và nhiều nước tiên tiến khác, các lớp dạy đọc nhanh đã được mở ngày càng nhiều. Sau khi dự các lớp này, người đọc có thể đạt tốc độ 1.500 từ/phút, và đối với những bài viết nhẹ nhàng, đơn giản như truyện trinh thám, tốc độ đọc có thể lên tới 12.000 từ/phút. (Theo Lịch văn hoá tổng hợp 1987–1990)27