Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Lịch Sử Lớp 7
- Giải Lịch Sử Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Lịch Sử Lớp 7
- Sách Giáo Viên Lịch Sử Lớp 7
- Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 7
Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 25 phần 3: Phong trào Tây Sơn giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 25 trang 126: Hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến công ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786).
Trả lời:
Những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến công ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786) là:
– Năm 1786, Nguyễn Huệ cho quân kéo đánh thành Phú Xuân. Quân Trịnh bạc nhược đầu hàng nhanh chóng. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
– Thuận thế, Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài,mang danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” để lôi kéo nhân dân.
– 21 / 7 / 1786 nghĩa quân đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho Tây Sơn. Nguyễn Huệ giao chính quyền Đàng Ngoài cho vua Lê.
end
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 25 trang 127: Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà?
Trả lời:
Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà vì:
– Nguyễn Huệ được nhân dân ủng hộ, hết lòng giúp đỡ.
– Nguyễn Huệ là người tài giỏi, lại yêu nước, thương dân nên được dân yêu quý và tin tưởng.
– Giúp sức cho Nguyễn Huệ là các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp… đã hết lòng giúp đỡ trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà
end
Bài 1 trang 127 Lịch Sử 7: Em hãy kể những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788.
Trả lời:
Những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788:
– Năm 1786, Nguyễn Huệ cho quân kéo đánh thành Phú Xuân. Quân Trịnh bạc nhược đầu hàng nhanh chóng. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
– Thuận thế, Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài,mang danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” để lôi kéo nhân dân.
– 21 / 7 / 1786 nghĩa quân đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho Tây Sơn. Nguyễn Huệ giao chính quyền Đàng Ngoài cho vua Lê.
– Giữa năm 1788 Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long và xây dựng chính quyền ở Bắc Hà (lúc này vua Lê Chiêu Thống đã trốn sang Bắc Kinh).
end
Bài 2 trang 127 Lịch Sử 7: Quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh và Lê như thế nào ?
Trả lời:
Lật đổ chính quyền họ Nguyễn:
– Mùa xuân năm 1771, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.
– Năm 1777,quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền Đàng Trong.
Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài:
– Tháng 6 – 1786, Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân, sau đó tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”.
– Giữa năm 1786, lật đổ chính quyền chúa Trịnh, giao quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê.
– Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, lật đổ chính quyền vua Lê để thành lập chính quyền mới.
end
Bài 3 trang 127 Lịch Sử 7: Yếu tố nào giúp Tây Sơn lật đổ được các chính quyền đó?
Trả lời:
Nguyên nhân thắng lợi:
– Nghĩa quân tây Sơn được nhân dân ủng hộ, hết lòng giúp đỡ.
– Nguyễn Huệ là người tài giỏi, lại yêu nước, thương dân nên được dân yêu quý và tin tưởng. Ông đã đặt ra đường lối đúng đắn cho cuộc khởi nghĩa, đưa ra khẩu hiệu “Phù Lê diệt Trịnh” để thu hút lực lượng dân dân tham gia,
– Giúp sức cho Nguyễn Huệ là các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp… đã hết lòng giúp đỡ trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà
end