Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 7
- Giải Địa Lí Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 7
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 27: Thiên nhiên châu Phi giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
(trang 82 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 26.1:
– Cho biết châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào?
– Xích đạo đi qua phần nào của châu lục?
– Lãnh thổ châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào?
Trả lời:
– Phía bắc châu Phi giáp Địa Trung Hải, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía đông bắc giáp Biển Đỏ, ngăn cách với châu Á bởi kênh đào Xuy-ê, phía đông nam giáp An Độ Dương.
– Đường Xích đạo đi qua giữa châu Phi (bồn địa Công-gô, hồ Vích-to-ri-a), chí tuyến Bắc đi qua gần giữa Bắc Phi (hoang mạc Xa-ha-ra), chí tuyến Nam đi qua gần giữa Nam Phi (hoang mạc Ca-la-ha-ri).
– Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa hai đường chí tuyến nên châu Phi gần như nằm hoàn toàn trong đới nóng.
(trang 82 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 26.1 :
– Nêu tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh chảy ven bờ biển châu Phi.
– Cho biết ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới.
Trả lời:
– Tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh chảy ven bờ biển châu Phi:
+ Dòng biển nóng: Ghi-nê, Mũi Kim, Mô-dăm-bích.
+ Dòng biển lạnh: Ca-na-ri, Ben-ghê-la, Xô-ma-li.
– Ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới: rút ngắn được đường biển từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương
(trang 83 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 26.1 :
– Cho biết ở châu Phi dạng địa hình nào là chủ yếu.
– Nhận xét về sự phân bố của địa hình đồng bằng châu Phi.
Trả lời:
– Các dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi: sơn nguyên, bồn địa.
– Các đồng bằng châu Phi tập trung chủ yếu ở ven biển.
(trang 84 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 26.1 :
– Các bồn địa và sơn nguyên, các hồ, các dãy núi chính của châu Phi.
– Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi.
Trả lời:
– Các bồn địa: Sát, Nin Thượng, Công-gô, Ca-la-ha-ri.
– Các sơn nguyên: Ê-ti-ô-pi-a, Đông Phi.
– Các hồ: Vích-to-ri-a, Sát, Tan-ga-ni-a.
– Các dãy núi chính: At-lat, Đrê-ken-bec
– Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi: đông nam – tây bắc.
Câu 1: Quan sát hình 26.1, nhận xét đường bờ biển châu Phi. Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Phi?
Lời giải:
– Đường bờ biển châu Phi ít khúc khuỷu, không có nhiều bán đảo, vịnh và biển ven bờ. Vì thế, khoảng cách từ trung tâm Bắc Phi đến bờ biển lớn, ảnh hưởng của biển không thể vào sâu trong lục địa khu vực Bắc Phi.
– Khoảng cách từ Nam Phi đến bờ biển nhỏ hơn khoảng cách từ trung tâm Bắc Phi đến bờ biển, nên ảnh hưởng của biển có thể vào sâu trong lục địa Nam Phi.
Chính vì thế, mặc dù Nam Phi có đường chí tuyến Nam đi qua, nhưng ảnh hưởng biển rõ hơn Bắc Phi. Khí hậu Nam Phi ẩm hơn khí hậu Bắc Phi.
Câu 2: Xác định trên hình 26.1, hồ Vích-to-ri-a và sông Nin, sông Ni-giê, sông Công-gô, sông Dăm-be-di.
Lời giải:
Hồ Vích-to-ri-a nằm ở phía bắc sơn nguyên Đông Phi, Sông Nin nằm ở phía đông châu Phi, Sông Ni-giê nằm ở phía tây châu Phi , Sông Công-gô chảy qua bồn địa Công – gô, uốn mình hai lần qua xích đạo; Sông Dăm-be-di nằm ở phía đông nam Châu Phi
Câu 3: Dựa vào hình 26.1, lập bảng theo mẫu sau:
KHOÁNG SẢN CHÂU PHI
Các khoáng sản chính | Sự phân bố |
---|---|
Lời giải:
KHOÁNG SẢN CHÂU PHI
Các khoáng sản chính | Sự phân bố |
---|---|
Dầu mỏ, khí đốt | Đồng bằng ven biển Bắc Phi và Tây Phi (ven vịnh Ghi-nê) |
Sắt | Dãy núi trẻ At-lát |
Vàng | Khu vực Trung Phi (gần xích đạo), các cao nguyên ở Nam Phi |
Cô-ban, man-gan, đồng, chì, kim cương, urani | Các cao nguyên Nam Phi |