Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
- Giải Hóa Học Lớp 11
- Sách giáo khoa hóa học lớp 11
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 11
- Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 11
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
- Giải Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 11
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
Giải Sách Bài Tập Hóa Học 11 – Bài 21: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 21.1 trang 29 Sách bài tập Hóa học 11: Ở lớp 9, các em đã học về axetilen và benzen. Trong các nhận xét dưới đây về hai chất đó, nhận xét nào đúng?
A. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.
B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
D. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
Lời giải:
Đáp án: C.
Bài 21.2 trang 29 Sách bài tập Hóa học 11: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Hai hợp chất có cùng công thức đơn giản nhất thì bao giờ cũng có cùng công thức phân tử.
B. Hai hợp chất có công thức đơn giản nhất khác nhau vẫn có thể có cùng công thức phân tử.
C. Hai hợp chất có cùng công thức phân tử thì bao giờ cũng có cùng công thức đơn giản nhất.
D. Hai hợp chất có công thức phân tử khác nhau thì bao giờ cũng có công thức đơn giản nhất khác nhau.
Lời giải:
Đáp án: C.
Bài 21.3 trang 30 Sách bài tập Hóa học 11: Đốt cháy hoàn toàn 2,20 g chất hữu cơ A, người ta thu được 4,40 g CO2 và 1,80 g H2O.
1. Xác định công thức đơn giản nhất của chất A.
2. Xác định công thức phân tử chất A biết rằng nếu làm bay hơi 1,10 g chất A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 0,40 g khí O2 ở cùng nhiệt độ và áp suất.
Lời giải:
1. C2H40.
2. Số mol A trong 1,10 g A = số mol O2 trong 0,40 g O2
nO2
(C2H4O)n = 88 ⇒ 44n = 88 ⇒ n = 2
CTPT là C4H8O2.
Bài 21.4 trang 30 Sách bài tập Hóa học 11: Để đốt cháy hoàn toàn 2,85 g chất hữu cơ X phải dùng vừa hết 4,20 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O theo tỉ lệ 44 : 15 về khối lượng.
1. Xác định công thức đơn giản nhất của chất X.
2. Xác định công thức phân tử của X biết rằng tỉ khối hơi của X đối với C2H6 là 3,80.
Lời giải:
1. mCO2 + mH2O = mX + mO2 = 2,85 + 32,0 = 8,85 (g)
Mặt khác mCO2: mH2O = 44 : 15.
Từ đó tìm được: mCO2 = 6,60g và mH2O = 2,25g.
Khối lương C:
Khối lượng H:
Khối lượng O: 2,85 – 1,80 – 0,25 = 0,80 (g).
Chất X có dạng CxHyOz
x : y : z = 0,150 : 0,25 : 0,050 = 3 : 5 : 1
Công thức đơn giản nhất của X là C3H5O.
2, MX = 3,80 x 30,0 = 114,0 (g/mol)
(C3H5O)n = 114; 57n = 114 ⇒ n = 2.
Công thức phân tử C6H10O2.
Bài 21.5 trang 30 Sách bài tập Hóa học 11: Đốt cháy hoàn toàn 4,10 g chất hữu cơ A người ta thu được 2,65 g Na2CO3; 1,35 g H2O và 1,68 lít CO2 (đktc).
Xác định công thức đơn giản nhất của chất A.
Lời giải:
Chất A chắc chắn có C, H, Na, có thể có O.
Khối lượng C trong 1,68 lít CO2:
Khối lượng C trong 2,65 g Na2CO3:
Khối lượng C trong 4,10 g chất A: 0,900 + 0,300 = 1,20 (g).
Khối lượng Na trong 2,65 g Na2CO3:
Khối lượng H trong 1,35 g H2O:
Khối lượng O trong 4,10 g A: 4,10 – 1,20 – 0,15 – 1,15 = 1,60 (g)
Chất A có dạng CxHyOzNat
x : y : z : t = 2 : 3 : 2 : 1.
Công thức đơn giản nhất là C2H3O2Na.
Bài 21.6 trang 30 Sách bài tập Hóa học 11: Để đốt cháy hoàn toàn 4,45 g hợp chất A cần dùng vừa hết 4,20 lít O2. Sản phẩm cháy gồm có 3,15 g H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2. Các thể tích ở đktc. Xác định công thức đơn giản nhất của chất A.
Lời giải:
Theo định luật bảo toàn khối lượng :
mCO2 + mN2 = mA + mO2 − mH2O = 7,3(g)
Đặt số mol CO2 là a, số mol N2 là b, ta có :
Khối lượng C: 0,150 x 12,0 = 1,80 (g).
Khối lượng H:
Khối lượng N: 0,0250 x 28,0 = 0,700 (g).
Khối lượng O: 4,48 – 1,80 – 0,35 – 0,700 = 1,60 (g).
Chất A có dạng CxHyNzOt
x : y ; z : t = 0,15 : 0,35 : 0,05 : 0,10 = 3 : 7 : 1 : 2
Công thức đơn giản nhất của A là C3H7NO2