Văn mẫu lớp 12 Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Đề bài: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện Vợ nhặt

Bài làm

I. Mở bài

– Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn chuyên nghiệp, ông tập trung viết về cảnh nong thôn, hình tượng người nông dân lao động.

Vợ nhặt rút từ tập Con chó xấu xí, là truyện ngắn đặc sắc viết về người nông dân, miêu tả tình trạng thê thảm của họ trong nạn đói năm 1945, nhưng cũng ngợi ca bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ. Bởi vậy đây là truyện ngắn giàu giá trị hiện thực và nhân đạo.

II. Thân bài

1. Giá trị hiên thực

– Phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân ta trước cách mạng tháng tám: nạn đói khủng khiếp khiến bao người phải chịu cảnh sổ sở:

    + Con người chịu cảnh tang thương, cuộc sống ngày càng thê thảm: “Người chết như ngả rạ”, “ba, bốn cái thây nằm còng queo bên đường”, người sống mặt hốc hác u tối đi lại dật dờ như những bóng ma, xanh xám như những bóng ma, …

    + Không gian chỉ tòa những tiếng khóc hờ, tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết.

    + Mùi gây của xác người, mùi ẩm mốc của rác rưởi, mùi khét của những đống rấm.

– Đặc biệt, bữa cháo cám ngày đói nhà anh cu Tràng đã phản ánh cuộc sống thảm hại của con người.

– Con người trong cái đói, cái khổ phải giành giật lấy sự sống cho chính mình: Tràng ngày ngày kéo xe cực khổ để sống qua ngày, bà cụ Tứ già cả vẫn phải đi làm, …

– Nhận xét: ranh giới giữa người và ma, giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Không gian xóm ngụ cư không khác biệt nhiều với nghĩa địa

2. Bộc lộ niềm xót xa thương cảm đối với cuộc sống bi thảm của những người dân nghèo trong nạn đói năm 1945

– Cái đói khổ đã khiến cho con người bị rẻ rúng, mất đi giá trị:

    + Điển hình là nhân vật người vợ nhặt, vì quá túng quẫn thị không quan tâm đến thể danh dự cứ vin vào lời nói đùa của Tràng mà “cong cớn đòi ăn”, còn chấp nhận theo không Tràng về làm vợ.

    + Chính Tràng cũng vậy, vì quá nghèo khổ mà khó có thể lấy vợ, đến khi lấy được vợ cũng là nhờ hoàn cảnh éo le.

3. Gián tiếp tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta

– “đằng thì chúng bắt nhổ lúa trồng đay, đằng thì chúng bắt đóng thuế”, chúng không cho nhân dân ta con đường sống, đẩy nhân dân đến bước đường cùng.

– Trong đoạn cuối truyện, khi nghe tiếng trống thúc siêu thuế, bà cụ tứ cũng tuyệt vọng kêu lên rằng: “Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ”

4. Trân trọng những khát vọng nhân văn của con người

– Tác phẩm ngợi ca khát vọng sống mãnh liệt của con người: Một mặt ta thấy người vợ nhặt như mất nhân cách trong cảnh đói khổ, nhưng mặt khác đó lại là khát vọng sống mãnh liệt của thị, thị không từ bỏ bất cứ cơ hội nhỏ nhoi nào để được sống tiếp, ngay cả việc theo không người ta về làm vợ.

– Ta thấy ở Tràng là một khát vọng hạnh phúc chân thành, không phải vì ngờ nghệch mà anh dẫn người vợ nhặt về, sâu thẳm bên trong là khát khao có một gia đình như bao người bình thường khác.

– Truyện ngắn còn thấm đẫm vẻ đẹp của lòng thương người: vì thình thương người chân thành mà Tràng sẵn sàng mời thị ăn dù không dư dả, vì thương người mà bà cụ tứ chấp nhận người con dâu được nhặt về dù trong cảnh đói khổ.

– Dù bị đẩy đến bước đường cùng, con người vẫn luôn có niềm tin vào cuộc sống:

    + Người vợ nhặt nhắc đến cảnh đoàn người phá kho thóc để tạo niềm tin cho bà cụ Tứ và Tràng, bà cụ Tứ cũng dự tính những chuyện tương lai, khuyên bảo các

5. Chỉ ra lối thoát để con người hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn

– Từ câu chuyện phá kho thóc mà người vợ nhặt kể và hình ảnh đám người đói, lá cờ đỏ trong suy nghĩ của Tràng là những dấu hiệu của cuộc cách mạng, khiến người đọc có thể tin tưởng vợ chồng Tràng sẽ có mặt trong đoàn người vùng lên tổng khởi nghĩa.

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ giản dị gần gũi.

– Tác phẩm thẫm đẫm giá trị nhân văn: thể hiện sự cảm thương sâu sắc với số phận con người trong đói khổ, lên án tố cáo tội ác thực dân phát xít, từ đó sự trân trọng của tác giả đối với phẩm chất tốt đẹp của con người.

Đề bài: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện Vợ nhặt

Bài làm

    Vợ nhặt được rút ra từ tập Con chó xấu xí, xuất bản năm 1945. Đây là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông, đồng thời cũng là một những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài người nông dân và thể hiện đầy đủ quan điểm sáng tác của tác giả. Tác phẩm thấm đẫm giá trị hiện thực và nhân đạo.

    Trước hết giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện trong việc Kim Lân đã tái hiện thành công nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nạn đói năm 1945 phần lớn người dân đã bị đẩy tới cái chết. Kim Lân đã tập trung tất cả bút lực của mình để tạo dựng bối cảnh, không khí nạn đói ấy. Trong văn ông cái đói, cái chết đã hiện hình, nổi cộm sắc nét tạo nên những ám ảnh ghê rợn. Ấn tượng về cái đói cái chết đã được Kim Lân tạo dựng từ nhiều yếu tố, nhưng ấn tượng nhất là thị giác, khứu giác và thính giác. Ở thị giác, ông đã hai lần sử dụng hình ảnh đầy sức ám ảnh: bên cạnh những người chết như ngả rạ, là những người còn sống vật vờ như những bóng ma. Ở đây cái đói đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực, giữa sự sống và cái chết là gianh giới vô cùng mong manh. Nạn đói đã vắt kiệt toàn bộ sự sống của con người để hiện hình thành những bóng ma dật dờ. Ở khứu giác, cái đói cái chết trong văn Kim Lân không chỉ nhìn thấy mà còn có thể ngửi thấy đó là mù gây của xác người và mùi khét lét của các nhà đốt đống dấm. Còn thính giác cũng là những ấn tượng ghê rợn. Âm thanh của những đàn quạ liên thanh cất lên, là tiếng hờn khóc tỉ tê của những gia đình có người chết.

    Không chỉ dừng lại ở đó, giá trị hiện thực còn được thể hiện trong thân phận rẻ rúng của những người nông dân nghèo. Người đàn bà chết đói, người gầy sọp đi, hai mắt trũng sâu vào, vì cái đói, vì miếng ăn đã đồng ý lấy Tràng một cách nhanh chóng. Chính cái đói đã khiến người đàn bà ấy mất đi danh dự, sự e thẹn vốn có của một người con gái, mà trở thành một kẻ chỏng lỏn, vì miếng ăn sẵn sàng đánh mất lòng tự trọng của mình. Chỉ với vài bát bánh đúc và một lời nói vu vơ, thị đã chạy đến híp mắt cười tình, đánh mất đi sự ê lệ, kín đáo và chấp nhận về làm vợ của Tràng khi không hề biết đến tính cách, con người của Tràng ra sao. Trong hoàn cảnh bị cái đói, cái chết dồn đuổi, thị sẵn sàng bám víu vào bất cứ thứ gì đảm bảo sự sống cho thị. Những chi tiết mà Kim Lân miêu tả đã cho thấy, người vợ nhặt là một người nông dân khốn khổ, bị đẩy đến bước đường cùng nên nhân cách và lòng tự trọng đã bị tha hóa.

    Đám cưới với mỗi người là một nghi thức quan trọng nhất trong cuộc đời, nhưng đám cưới của Tràng và người vợ nhặt lại diễn ra hết sức sơ sài, sơ sài đến mức đáng thương. Bữa cơm đầu tiên của nàng dâu mới là nồi cháo cám đắng ngắt mà mọi người ngồi ăn không ai nói với nhau một câu.

    Nhưng bên cạnh những mảng màu xám ngắt của hiện thực, ta còn thấy tác phẩm ánh lên giá trị nhân đạo sâu sắc. Trong tăm tối, khi cái đói đeo đuổi tất cả mọi người, tưởng chừng như người ta chỉ quan tâm đến sự sống chết của mình, thì người nông dân Việt Nam vẫn sẵn sàng giang tay cứu vớt những con người có số phận bất hạnh hơn mình. Nó thể hiện rất rõ truyền thống yêu thương đùm bọc “lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta.

    Tấm lòng nhân đạo của nhà văn trước hết thể hiện trong sự bao dung, tình yêu thương mẹ con Tràng giành cho người vợ nhặt. Tràng mặc dù có ngoại hình xấu xí nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người. Dù chỉ làm công việc tạm thời, không có ruộng đất nhưng Tràng sẵn sàng mua đồ ăn cho người đàn bà không quen biết. Tràng thương cảm cho người đàn bà khi nhìn thấy hình dáng tiều tụy hẳn đi của thị. Và nhất là Tràng còn đồng ý đem người đàn bà ấy về nhà làm vợ của mình, dù trong Tràng lúc ấy cũng thoáng chút lo âu. Việc lấy vợ của Tràng không phải là một chuyện ngẫu nhiên mà đó là cả một mạch vận động hợp lí. Lần đầu gặp gỡ, Tràng lần đầu tiên nhận được sự quan tâm, đó là cái híp mắt cười tình của một người con gái. Đến lần thứ hai, Tràng xót xa khi người đàn bà phốp pháp lần trước đã biến mất, thay vào dó là một kẻ quần áo rách như tổ đả, gầy hẳn đi. Sự thay đổi bất ngờ nhanh chóng ấy đã dấy lên trong Tràng lòng thương cảm, với bản chất lương thiện và sự đồng cảm của những người đồng cảnh ngộ, Tràng đã nhanh chóng quyết định đưa người phụ nữ đó về nhà để làm vợ của mình. Quyết định nhanh chóng, bất ngờ đó vừa thể hiện khát khao hạnh phúc của Tràng, vừa là sự cứu mang, nghĩa cử cao đẹp mà Tràng dành cho người phụ nữ khốn khổ, bất hạnh hơn mình.

    Lấy vợ là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tràng, bằng những cử chỉ hết sức đơn giản, nhưng cũng đủ cho thấy sự trân trọng của Tràng với người vợ nhặt. Anh cho chị ăn một bữa thật no, mua một cái thúng con và mua ít dầu về đốt cho sáng. Hành động mua hai hào dầu đó còn như thắp lên một tương lai, hi vọng mới cho hai vợ chồng. Đặc biệt, sáng hôm sau khi lấy vợ, Tràng đã có những sự thay đổi hoàn toàn. Tràng thấy trong người lửng lơ, một niềm vui khó tả, khi lần đầu tiên được sống và cảm nhận niềm hạnh phúc gia đình. Và niềm hạnh phúc đó đã dẫn đến những biến chuyển trong nhận thức của Tràng, Tràng dấy lên tinh thần trách nhiệm với gia đình. Ý thức được vai trò trụ cột của mình, cùng tham gia với vợ và mẹ để xây dựng cuộc sống mới.

    Còn với bà mẹ của Tràng, có con dâu trong hoàn cảnh éo le này làm bà vô cùng ngỡ ngàng, nhưng sau giây phút bất ngờ, bà đã hiểu ra mọi chuyện. Bằng tình yêu thương với người con trai, sự cảm thông với người vợ nhặt bất hạnh, bà hiểu rằng người ta chỉ dựng vợ gả chồng khi ăn nên làm ra, chứ không ai lấy vợ trong cái đói. Nhưng cùng với tình yêu thương con bà còn tự trách mình, thân phận làm mẹ nhưng lại không lo nổi hạnh phúc cho con. Thương con, lo lắng cho con bao nhiêu bà lại càng ngậm ngùi, xót xa cho thân phận người đàn bà kia bấy nhiêu. Bà không nhìn người con dâu mới bằng ánh mắt cay nghiệt, phán xét mà là cái nhìn đầy cảm thông, bao dung: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ”. Như vậy, bà cụ không chỉ là hiện thân của tình mẫu tử cao cả thiêng liêng mà còn là hiện thân của tình người ấm áp, bao dung, bà đã đưa bàn tay yêu thương để nâng đỡ bao bọc cho những thân phận khốn khổ dù cuộc sống của mình còn muôn vàn khó khăn.

    Không dừng lại ở đó, giá trị nhân đạo của tác phẩm còn được nhìn nhận từ góc của người vợ nhặt. Người phụ nữ này bị cái đói dồn đuổi đến bước đường cùng, nhưng với lòng ham sống, cô đã cố bám víu đến cùng, cho dù phải biến thành thân phận vợ nhặt. Khát khao được sống đó cho thấy một trái tim khỏe mạnh, một nghị lực sống kiên cườing và bền bỉ ở người phụ nữ này. Như vậy, qua ba nhân vật Tràng, bà mẹ và cô vợ nhặt Kim Lân đã một lần nữa khẳng định lối sống nhân ái, giàu tình cảm và lòng vị tha của nhân dân ta. Không chỉ vậy, trong họ còn tồn tại sức sống mãnh liệt, sẵn sàng vượt qua mọi đói khổ, khó khăn.

    Cuối cùng giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện ở cuối bài với hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới trong sự tiếc rẻ của nhân vật Tràng. Chắc chắn với tinh thần lành mạnh, lòng yêu cuộc sống Tràng và vợ sẽ tham gia hoạt động cách mạng. Hình ảnh lá cờ đó như một gợi mở về tươi lai tương sáng đang đón đợi họ ở phía trước.

    Bằng nghệ thuật miêu tả bậc thầy, Kim Lân đã vẽ ra bức tranh hiện thực tàn khốc về nạn đói năm 1945, khi mạng người bị rẻ rúng đến cùng cực. Nhưng đằng sau bức tranh hiện thực đen tối ấy là ánh sáng của lòng nhân đạo, tình yêu thương, sự bao bọc, chở che lẫn nhau giữa những con người khốn khổ. Sự hòa quyện giữa hai giá trị hiện thực và nhân đạo đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện Vợ nhặt

Bài làm

   Văn học giai đoạn 1954 – 1975 là văn học đi theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Các tác phẩm vì thế thường mang trong mình một xu hướng chung là cổ vũ chiến đấu, đôi khi không tránh khỏi sự đơn điệu. Vợ chồng A Phủ có thể coi là tác phẩm hiếm hoi, trên nền chung của văn học giai đoạn này nhưng vẫn có những bứt phá riêng, tạo dấu ấn cho tác phẩm thông qua hai giá trị xuyên suốt là giá trị hiện thực và nhân đạo.

   Trước hết tác phẩm giàu giá trị hiện thực. Giá trị hiện thực trong một tác phẩm văn học có thể hiểu là sự phản ánh hiện thực cuộc sống, con người trong một tác phẩm nào đó, qua đó nhằm phát hiện, tố cáo, vạch trần hoặc phản ánh thực trạng cuộc sống đương thời.

   Giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ được thể hiện rõ qua hai nhân vật là Mị và A Phủ, mà số phận của Mị thể hiện nhiều hơn cả. Mị vốn là cô gái xinh đẹp, nhưng sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, từ khi chưa sin ra Mị đã mang trong mình mối nợ truyền kiếp từ cha mẹ để lại. Cha mẹ Mị vì nghèo nên khi lấy nhau phải vay tiền của Thống lí Pa Tra, món nợ ấy đã trả biết bao năm vẫn chưa hết, sau trở thành gánh nặng đè lên cuộc đời cô, đẩy Mị vào cuộc sống đầy tăm tối.

   Thống lí Pá Tra muốn Mị làm con dâu gạt nợ, mặc dù Mị đã cầu xin cha để mình làm nương trả dần. Nhưng ý quan trên đâu thể kháng lại, đặc biệt khi Mị vừa có nợ, vừa là một thảo dân nhỏ bé. Dựa vào tục lệ cổ hủ bắt vợ, thống lí Pá Tra đã thực hiện được mưu đồ của mình, Mị chính thức trở thành con dâu gạt nợ. lấy về không tình yêu thương, thực tế Mị chỉ là một nô lệ trong gia đình thống lí. Ngòi bút của Tô Hoài đã vạch trần những hủ tục đẩy con người vào bước đường cùng, tước đoạt quyền tự do, hạnh phúc của một cn người.

   Mị sống ở nhà chồng mà tựa như sống ở địa ngục. Mị làm việc quanh năm, không có lúc nào ngơi chân, ngơi tay. Mị không còn là cô gái xinh đẹp, hoạt bát, yêu đời, với tiếng sáo véo von làm say lòng biết bao người mà trở thành con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa. Thế giới của Mị chỉ có đồng, nương, ruộng hoặc một cân phong nhỏ, mà thực chất là nhà tù nhỏ bé, chật hẹp, chỉ có ô cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, nhìn ra ngoài chỉ thấy mờ mờ trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. thật khó có thể tưởng tượng ra một cô gái yêu đời, đã có lúc sẵn sang dung cái chết để cự tuyệt sự hành hạ về thể xác lại có thể chai lì về cảm xúc đến như vậy. Ngòi bút của Tô Hoài càng trở nên sắc sảo hơn, khi cho bạn đọc thấy bàn tay độc ác của kẻ cầm quyền đã hãm hại, cầm tù tâm trí, thể xác của con người đến mức độ nào.

   Và để giá trị hiện thực càng nổi bật hơn nữa, cuối tác phẩm khi Mị cứu A Phủ, điều cô nghĩ duy nhất đó là cứu người này, bởi bản thân mình “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình mà nhà nó rồi, thì chỉ biết đợi ngày mà rũ xuống ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết”. Thân đã cúng trình mà nhà thống lí thì mãi mãi phải sống ở đây cho đến lúc chết, tâm lí nơm nớp lo sợ đó đã ăn sâu vào tiềm thức của bao người, khiến họ không thể vung thoát. Sự ngu muội của người dân, cách thống trị thần quyền và cường quyền độc ác đã khiến con người ta hoảng loạn, sợ hãi, không thể tự cứu lấy chính mình.

   Để bức tranh hiện thực thêm đậm nét, A Phủ được Tô Hoài miêu tả bổ sung. A Phủ cũng là nô lệ, là kẻ gạt nợ của thống lí vì đánh A Sử. Cường quyền nằm trong tay kẻ bất nhân, nên những người vô danh tiểu tốt như A Phủ luôn bị hàm oan. Giữa trốn ngu muội đó làm gì có công lí, làm gì có công bằng. Bởi vậy người con trai khỏe mạnh là A Phủ đã trở thành nô lệ của nhà thống lí, thậm chí vì làm mất bò còn bị trói đứng cho đến chết nếu không có Mị kịp thời cứu.

   Không chỉ giàu giá trị hiện thực mà Vợ chồng A Phủ còn giàu giá trị nhân đạo. Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện chủ yếu ở con đường các nhân vật thoát khỏi bóng tối, sự u mê để đến với ánh sáng. Mị có hai lần nổi loạn, trong đêm tình mùa xuân và đêm đông cứu A Phủ, cứu chính mình. Trong lần nổi loạn đầu tiên, Mị tác giả đã vô cùng công phu bài trí các yếu tố logic, hợp lí để thúc đẩy tâm trạng nhân vật phát triển. Khung cảnh mùa xuân ấm áp, tràn ngập tình xuân, những bông hoa đua nở, nhưng chiếc váy mèo sặc sỡ trên triền núi và tiếng trẻ con vui đùa phần nào đã tác động đến tâm lí của Mị. Nhưng chỉ có vậy thôi không đủ mà còn phải có tác động của rượu và tiếng sáo. Rượu là chất xúc tác khiến con người ta nửa say, nửa tỉnh, để dũng cảm nhớ về quá khứ, Còn tiếng sáo là tác nhân chính, lay thức niềm tâm can sâu thẳm của Mị, để Mị nhớ về những ngày trước: yêu đời, hồn nhiên, ham sống. Tiếng sáo dập dờn, bừng lên trong Mị khao khát được đi chơi, và Mị đã hiện thực hóa nó bằng hành động. Mị vào nhà thay đồ chuẩn bị đi thì bị A Sử trói đứng lại. Dù bị trói buộc về thể xác những tâm hồn cô đã phiêu diêu sống cùng những ngày trước.

   Lần nổi loạn thứ hai là trong đêm đông cứu A Phủ. A Phủ bị trói đứng, biết bao lần Mị đi sưởi chân tay mà không quan tâm. Chỉ khi nhìn thấy dòng nước mắt chảy ra từ hốc mắt đen ngòm, lúc đó cô đã động long thương cảm. Đó là tình yêu thương từ những con người cùng khổ, sự đồng cảm, chia sẻ và yêu thương đã khiến Mị có một quyết định vô cùng bất ngờ đó là lấy dao giải cứu A Phủ. Sợi dây hữu hình đã được cắt đứt, A Phủ đã được cứu. Nhưng sợi dây vô hình là thần quyền vẫn trói dữ, nhưng trong một thoáng suy nghĩ cô đã một lần nữa cắt đứt sợi dây đó, giải cứu chính mình, đi theo A Phủ.

   Con đường giải cứu bản thân, tìm lại niềm hi vọng sống của Mị không hề đơn giản. Nó được Tồ Hoài đặt trong vô vàn thử thách khắc nghiệt khác nhau để bản thân nhân vật phải tự vượt qua, cứu lấy chính mình. Mị và A Phủ dắt nhau bỏ trốn đi trong đêm tối, họ hai con người sau những tháng ngày giam cầm đã được tự do, rạch tan bóng tối, mở ra ánh sáng, tương laic ho chính mình.

   Tô Hoài nâng niu, trân trọng từng bước đi của hai nhân vật. Ông sung sướng tự hào biết bao khi họ đã vượt qua tăm tối tìm thấy lí tưởng, ánh sáng – tác phẩm thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Đồng thời ông cũng vạch trần thối nát của chính quyền phong kiến miền núi – thể hiện giá trị hiện thực sắc nét.

Đề bài: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện Vợ nhặt

I. Mở bài

– Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn chuyên nghiệp, ông tập trung viết về cảnh nong thôn, hình tượng người nông dân lao động.

– Vợ nhặt rút từ tập Con chó xấu xí, là truyện ngắn đặc sắc viết về người nông dân, miêu tả tình trạng thê thảm của họ trong nạn đói năm 1945, nhưng cũng ngợi ca bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ. Bởi vậy đây là truyện ngắn giàu giá trị hiện thực và nhân đạo.

II. Thân bài

1. Giá trị hiên thực

– Phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân ta trước cách mạng tháng tám: nạn đói khủng khiếp khiến bao người phải chịu cảnh sổ sở:

    + Con người chịu cảnh tang thương, cuộc sống ngày càng thê thảm: “Người chết như ngả rạ”, “ba, bốn cái thây nằm còng queo bên đường”, người sống mặt hốc hác u tối đi lại dật dờ như những bóng ma, xanh xám như những bóng ma, …

    + Không gian chỉ tòa những tiếng khóc hờ, tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết.

    + Mùi gây của xác người, mùi ẩm mốc của rác rưởi, mùi khét của những đống rấm.

– Đặc biệt, bữa cháo cám ngày đói nhà anh cu Tràng đã phản ánh cuộc sống thảm hại của con người.

– Con người trong cái đói, cái khổ phải giành giật lấy sự sống cho chính mình: Tràng ngày ngày kéo xe cực khổ để sống qua ngày, bà cụ Tứ già cả vẫn phải đi làm, …

– Nhận xét: ranh giới giữa người và ma, giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Không gian xóm ngụ cư không khác biệt nhiều với nghĩa địa

2. Bộc lộ niềm xót xa thương cảm đối với cuộc sống bi thảm của những người dân nghèo trong nạn đói năm 1945

– Cái đói khổ đã khiến cho con người bị rẻ rúng, mất đi giá trị:

    + Điển hình là nhân vật người vợ nhặt, vì quá túng quẫn thị không quan tâm đến thể danh dự cứ vin vào lời nói đùa của Tràng mà “cong cớn đòi ăn”, còn chấp nhận theo không Tràng về làm vợ.

    + Chính Tràng cũng vậy, vì quá nghèo khổ mà khó có thể lấy vợ, đến khi lấy được vợ cũng là nhờ hoàn cảnh éo le.

3. Gián tiếp tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta

– “đằng thì chúng bắt nhổ lúa trồng đay, đằng thì chúng bắt đóng thuế”, chúng không cho nhân dân ta con đường sống, đẩy nhân dân đến bước đường cùng.

– Trong đoạn cuối truyện, khi nghe tiếng trống thúc siêu thuế, bà cụ tứ cũng tuyệt vọng kêu lên rằng: “Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ”

4. Trân trọng những khát vọng nhân văn của con người

– Tác phẩm ngợi ca khát vọng sống mãnh liệt của con người: Một mặt ta thấy người vợ nhặt như mất nhân cách trong cảnh đói khổ, nhưng mặt khác đó lại là khát vọng sống mãnh liệt của thị, thị không từ bỏ bất cứ cơ hội nhỏ nhoi nào để được sống tiếp, ngay cả việc theo không người ta về làm vợ.

– Ta thấy ở Tràng là một khát vọng hạnh phúc chân thành, không phải vì ngờ nghệch mà anh dẫn người vợ nhặt về, sâu thẳm bên trong là khát khao có một gia đình như bao người bình thường khác.

– Truyện ngắn còn thấm đẫm vẻ đẹp của lòng thương người: vì thình thương người chân thành mà Tràng sẵn sàng mời thị ăn dù không dư dả, vì thương người mà bà cụ tứ chấp nhận người con dâu được nhặt về dù trong cảnh đói khổ.

– Dù bị đẩy đến bước đường cùng, con người vẫn luôn có niềm tin vào cuộc sống:

    + Người vợ nhặt nhắc đến cảnh đoàn người phá kho thóc để tạo niềm tin cho bà cụ Tứ và Tràng, bà cụ Tứ cũng dự tính những chuyện tương lai, khuyên bảo các

5. Chỉ ra lối thoát để con người hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn

– Từ câu chuyện phá kho thóc mà người vợ nhặt kể và hình ảnh đám người đói, lá cờ đỏ trong suy nghĩ của Tràng là những dấu hiệu của cuộc cách mạng, khiến người đọc có thể tin tưởng vợ chồng Tràng sẽ có mặt trong đoàn người vùng lên tổng khởi nghĩa.

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ giản dị gần gũi.

– Tác phẩm thẫm đẫm giá trị nhân văn: thể hiện sự cảm thương sâu sắc với số phận con người trong đói khổ, lên án tố cáo tội ác thực dân phát xít, từ đó sự trân trọng của tác giả đối với phẩm chất tốt đẹp của con người.

   Vợ nhặt được rút ra từ tập Con chó xấu xí, xuất bản năm 1945. Đây là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông, đồng thời cũng là một những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài người nông dân và thể hiện đầy đủ quan điểm sáng tác của tác giả. Tác phẩm thấm đẫm giá trị hiện thực và nhân đạo.

    Trước hết giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện trong việc Kim Lân đã tái hiện thành công nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nạn đói năm 1945 phần lớn người dân đã bị đẩy tới cái chết. Kim Lân đã tập trung tất cả bút lực của mình để tạo dựng bối cảnh, không khí nạn đói ấy. Trong văn ông cái đói, cái chết đã hiện hình, nổi cộm sắc nét tạo nên những ám ảnh ghê rợn. Ấn tượng về cái đói cái chết đã được Kim Lân tạo dựng từ nhiều yếu tố, nhưng ấn tượng nhất là thị giác, khứu giác và thính giác. Ở thị giác, ông đã hai lần sử dụng hình ảnh đầy sức ám ảnh: bên cạnh những người chết như ngả rạ, là những người còn sống vật vờ như những bóng ma. Ở đây cái đói đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực, giữa sự sống và cái chết là gianh giới vô cùng mong manh. Nạn đói đã vắt kiệt toàn bộ sự sống của con người để hiện hình thành những bóng ma dật dờ. Ở khứu giác, cái đói cái chết trong văn Kim Lân không chỉ nhìn thấy mà còn có thể ngửi thấy đó là mù gây của xác người và mùi khét lét của các nhà đốt đống dấm. Còn thính giác cũng là những ấn tượng ghê rợn. Âm thanh của những đàn quạ liên thanh cất lên, là tiếng hờn khóc tỉ tê của những gia đình có người chết.

    Không chỉ dừng lại ở đó, giá trị hiện thực còn được thể hiện trong thân phận rẻ rúng của những người nông dân nghèo. Người đàn bà chết đói, người gầy sọp đi, hai mắt trũng sâu vào, vì cái đói, vì miếng ăn đã đồng ý lấy Tràng một cách nhanh chóng. Chính cái đói đã khiến người đàn bà ấy mất đi danh dự, sự e thẹn vốn có của một người con gái, mà trở thành một kẻ chỏng lỏn, vì miếng ăn sẵn sàng đánh mất lòng tự trọng của mình. Chỉ với vài bát bánh đúc và một lời nói vu vơ, thị đã chạy đến híp mắt cười tình, đánh mất đi sự ê lệ, kín đáo và chấp nhận về làm vợ của Tràng khi không hề biết đến tính cách, con người của Tràng ra sao. Trong hoàn cảnh bị cái đói, cái chết dồn đuổi, thị sẵn sàng bám víu vào bất cứ thứ gì đảm bảo sự sống cho thị. Những chi tiết mà Kim Lân miêu tả đã cho thấy, người vợ nhặt là một người nông dân khốn khổ, bị đẩy đến bước đường cùng nên nhân cách và lòng tự trọng đã bị tha hóa.

    Đám cưới với mỗi người là một nghi thức quan trọng nhất trong cuộc đời, nhưng đám cưới của Tràng và người vợ nhặt lại diễn ra hết sức sơ sài, sơ sài đến mức đáng thương. Bữa cơm đầu tiên của nàng dâu mới là nồi cháo cám đắng ngắt mà mọi người ngồi ăn không ai nói với nhau một câu.

    Nhưng bên cạnh những mảng màu xám ngắt của hiện thực, ta còn thấy tác phẩm ánh lên giá trị nhân đạo sâu sắc. Trong tăm tối, khi cái đói đeo đuổi tất cả mọi người, tưởng chừng như người ta chỉ quan tâm đến sự sống chết của mình, thì người nông dân Việt Nam vẫn sẵn sàng giang tay cứu vớt những con người có số phận bất hạnh hơn mình. Nó thể hiện rất rõ truyền thống yêu thương đùm bọc “lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta.

    Tấm lòng nhân đạo của nhà văn trước hết thể hiện trong sự bao dung, tình yêu thương mẹ con Tràng giành cho người vợ nhặt. Tràng mặc dù có ngoại hình xấu xí nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người. Dù chỉ làm công việc tạm thời, không có ruộng đất nhưng Tràng sẵn sàng mua đồ ăn cho người đàn bà không quen biết. Tràng thương cảm cho người đàn bà khi nhìn thấy hình dáng tiều tụy hẳn đi của thị. Và nhất là Tràng còn đồng ý đem người đàn bà ấy về nhà làm vợ của mình, dù trong Tràng lúc ấy cũng thoáng chút lo âu. Việc lấy vợ của Tràng không phải là một chuyện ngẫu nhiên mà đó là cả một mạch vận động hợp lí. Lần đầu gặp gỡ, Tràng lần đầu tiên nhận được sự quan tâm, đó là cái híp mắt cười tình của một người con gái. Đến lần thứ hai, Tràng xót xa khi người đàn bà phốp pháp lần trước đã biến mất, thay vào dó là một kẻ quần áo rách như tổ đả, gầy hẳn đi. Sự thay đổi bất ngờ nhanh chóng ấy đã dấy lên trong Tràng lòng thương cảm, với bản chất lương thiện và sự đồng cảm của những người đồng cảnh ngộ, Tràng đã nhanh chóng quyết định đưa người phụ nữ đó về nhà để làm vợ của mình. Quyết định nhanh chóng, bất ngờ đó vừa thể hiện khát khao hạnh phúc của Tràng, vừa là sự cứu mang, nghĩa cử cao đẹp mà Tràng dành cho người phụ nữ khốn khổ, bất hạnh hơn mình.

    Lấy vợ là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tràng, bằng những cử chỉ hết sức đơn giản, nhưng cũng đủ cho thấy sự trân trọng của Tràng với người vợ nhặt. Anh cho chị ăn một bữa thật no, mua một cái thúng con và mua ít dầu về đốt cho sáng. Hành động mua hai hào dầu đó còn như thắp lên một tương lai, hi vọng mới cho hai vợ chồng. Đặc biệt, sáng hôm sau khi lấy vợ, Tràng đã có những sự thay đổi hoàn toàn. Tràng thấy trong người lửng lơ, một niềm vui khó tả, khi lần đầu tiên được sống và cảm nhận niềm hạnh phúc gia đình. Và niềm hạnh phúc đó đã dẫn đến những biến chuyển trong nhận thức của Tràng, Tràng dấy lên tinh thần trách nhiệm với gia đình. Ý thức được vai trò trụ cột của mình, cùng tham gia với vợ và mẹ để xây dựng cuộc sống mới.

    Còn với bà mẹ của Tràng, có con dâu trong hoàn cảnh éo le này làm bà vô cùng ngỡ ngàng, nhưng sau giây phút bất ngờ, bà đã hiểu ra mọi chuyện. Bằng tình yêu thương với người con trai, sự cảm thông với người vợ nhặt bất hạnh, bà hiểu rằng người ta chỉ dựng vợ gả chồng khi ăn nên làm ra, chứ không ai lấy vợ trong cái đói. Nhưng cùng với tình yêu thương con bà còn tự trách mình, thân phận làm mẹ nhưng lại không lo nổi hạnh phúc cho con. Thương con, lo lắng cho con bao nhiêu bà lại càng ngậm ngùi, xót xa cho thân phận người đàn bà kia bấy nhiêu. Bà không nhìn người con dâu mới bằng ánh mắt cay nghiệt, phán xét mà là cái nhìn đầy cảm thông, bao dung: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ”. Như vậy, bà cụ không chỉ là hiện thân của tình mẫu tử cao cả thiêng liêng mà còn là hiện thân của tình người ấm áp, bao dung, bà đã đưa bàn tay yêu thương để nâng đỡ bao bọc cho những thân phận khốn khổ dù cuộc sống của mình còn muôn vàn khó khăn.

    Không dừng lại ở đó, giá trị nhân đạo của tác phẩm còn được nhìn nhận từ góc của người vợ nhặt. Người phụ nữ này bị cái đói dồn đuổi đến bước đường cùng, nhưng với lòng ham sống, cô đã cố bám víu đến cùng, cho dù phải biến thành thân phận vợ nhặt. Khát khao được sống đó cho thấy một trái tim khỏe mạnh, một nghị lực sống kiên cườing và bền bỉ ở người phụ nữ này. Như vậy, qua ba nhân vật Tràng, bà mẹ và cô vợ nhặt Kim Lân đã một lần nữa khẳng định lối sống nhân ái, giàu tình cảm và lòng vị tha của nhân dân ta. Không chỉ vậy, trong họ còn tồn tại sức sống mãnh liệt, sẵn sàng vượt qua mọi đói khổ, khó khăn.

    Cuối cùng giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện ở cuối bài với hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới trong sự tiếc rẻ của nhân vật Tràng. Chắc chắn với tinh thần lành mạnh, lòng yêu cuộc sống Tràng và vợ sẽ tham gia hoạt động cách mạng. Hình ảnh lá cờ đó như một gợi mở về tươi lai tương sáng đang đón đợi họ ở phía trước.

    Bằng nghệ thuật miêu tả bậc thầy, Kim Lân đã vẽ ra bức tranh hiện thực tàn khốc về nạn đói năm 1945, khi mạng người bị rẻ rúng đến cùng cực. Nhưng đằng sau bức tranh hiện thực đen tối ấy là ánh sáng của lòng nhân đạo, tình yêu thương, sự bao bọc, chở che lẫn nhau giữa những con người khốn khổ. Sự hòa quyện giữa hai giá trị hiện thực và nhân đạo đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

   Văn học giai đoạn 1954 – 1975 là văn học đi theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Các tác phẩm vì thế thường mang trong mình một xu hướng chung là cổ vũ chiến đấu, đôi khi không tránh khỏi sự đơn điệu. Vợ chồng A Phủ có thể coi là tác phẩm hiếm hoi, trên nền chung của văn học giai đoạn này nhưng vẫn có những bứt phá riêng, tạo dấu ấn cho tác phẩm thông qua hai giá trị xuyên suốt là giá trị hiện thực và nhân đạo.

    Trước hết tác phẩm giàu giá trị hiện thực. Giá trị hiện thực trong một tác phẩm văn học có thể hiểu là sự phản ánh hiện thực cuộc sống, con người trong một tác phẩm nào đó, qua đó nhằm phát hiện, tố cáo, vạch trần hoặc phản ánh thực trạng cuộc sống đương thời.

    Giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ được thể hiện rõ qua hai nhân vật là Mị và A Phủ, mà số phận của Mị thể hiện nhiều hơn cả. Mị vốn là cô gái xinh đẹp, nhưng sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, từ khi chưa sin ra Mị đã mang trong mình mối nợ truyền kiếp từ cha mẹ để lại. Cha mẹ Mị vì nghèo nên khi lấy nhau phải vay tiền của Thống lí Pa Tra, món nợ ấy đã trả biết bao năm vẫn chưa hết, sau trở thành gánh nặng đè lên cuộc đời cô, đẩy Mị vào cuộc sống đầy tăm tối.

    Thống lí Pá Tra muốn Mị làm con dâu gạt nợ, mặc dù Mị đã cầu xin cha để mình làm nương trả dần. Nhưng ý quan trên đâu thể kháng lại, đặc biệt khi Mị vừa có nợ, vừa là một thảo dân nhỏ bé. Dựa vào tục lệ cổ hủ bắt vợ, thống lí Pá Tra đã thực hiện được mưu đồ của mình, Mị chính thức trở thành con dâu gạt nợ. lấy về không tình yêu thương, thực tế Mị chỉ là một nô lệ trong gia đình thống lí. Ngòi bút của Tô Hoài đã vạch trần những hủ tục đẩy con người vào bước đường cùng, tước đoạt quyền tự do, hạnh phúc của một cn người.

    Mị sống ở nhà chồng mà tựa như sống ở địa ngục. Mị làm việc quanh năm, không có lúc nào ngơi chân, ngơi tay. Mị không còn là cô gái xinh đẹp, hoạt bát, yêu đời, với tiếng sáo véo von làm say lòng biết bao người mà trở thành con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa. Thế giới của Mị chỉ có đồng, nương, ruộng hoặc một cân phong nhỏ, mà thực chất là nhà tù nhỏ bé, chật hẹp, chỉ có ô cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, nhìn ra ngoài chỉ thấy mờ mờ trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. thật khó có thể tưởng tượng ra một cô gái yêu đời, đã có lúc sẵn sang dung cái chết để cự tuyệt sự hành hạ về thể xác lại có thể chai lì về cảm xúc đến như vậy. Ngòi bút của Tô Hoài càng trở nên sắc sảo hơn, khi cho bạn đọc thấy bàn tay độc ác của kẻ cầm quyền đã hãm hại, cầm tù tâm trí, thể xác của con người đến mức độ nào.

    Và để giá trị hiện thực càng nổi bật hơn nữa, cuối tác phẩm khi Mị cứu A Phủ, điều cô nghĩ duy nhất đó là cứu người này, bởi bản thân mình “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình mà nhà nó rồi, thì chỉ biết đợi ngày mà rũ xuống ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết”. Thân đã cúng trình mà nhà thống lí thì mãi mãi phải sống ở đây cho đến lúc chết, tâm lí nơm nớp lo sợ đó đã ăn sâu vào tiềm thức của bao người, khiến họ không thể vung thoát. Sự ngu muội của người dân, cách thống trị thần quyền và cường quyền độc ác đã khiến con người ta hoảng loạn, sợ hãi, không thể tự cứu lấy chính mình.

    Để bức tranh hiện thực thêm đậm nét, A Phủ được Tô Hoài miêu tả bổ sung. A Phủ cũng là nô lệ, là kẻ gạt nợ của thống lí vì đánh A Sử. Cường quyền nằm trong tay kẻ bất nhân, nên những người vô danh tiểu tốt như A Phủ luôn bị hàm oan. Giữa trốn ngu muội đó làm gì có công lí, làm gì có công bằng. Bởi vậy người con trai khỏe mạnh là A Phủ đã trở thành nô lệ của nhà thống lí, thậm chí vì làm mất bò còn bị trói đứng cho đến chết nếu không có Mị kịp thời cứu.

    Không chỉ giàu giá trị hiện thực mà Vợ chồng A Phủ còn giàu giá trị nhân đạo. Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện chủ yếu ở con đường các nhân vật thoát khỏi bóng tối, sự u mê để đến với ánh sáng. Mị có hai lần nổi loạn, trong đêm tình mùa xuân và đêm đông cứu A Phủ, cứu chính mình. Trong lần nổi loạn đầu tiên, Mị tác giả đã vô cùng công phu bài trí các yếu tố logic, hợp lí để thúc đẩy tâm trạng nhân vật phát triển. Khung cảnh mùa xuân ấm áp, tràn ngập tình xuân, những bông hoa đua nở, nhưng chiếc váy mèo sặc sỡ trên triền núi và tiếng trẻ con vui đùa phần nào đã tác động đến tâm lí của Mị. Nhưng chỉ có vậy thôi không đủ mà còn phải có tác động của rượu và tiếng sáo. Rượu là chất xúc tác khiến con người ta nửa say, nửa tỉnh, để dũng cảm nhớ về quá khứ, Còn tiếng sáo là tác nhân chính, lay thức niềm tâm can sâu thẳm của Mị, để Mị nhớ về những ngày trước: yêu đời, hồn nhiên, ham sống. Tiếng sáo dập dờn, bừng lên trong Mị khao khát được đi chơi, và Mị đã hiện thực hóa nó bằng hành động. Mị vào nhà thay đồ chuẩn bị đi thì bị A Sử trói đứng lại. Dù bị trói buộc về thể xác những tâm hồn cô đã phiêu diêu sống cùng những ngày trước.

    Lần nổi loạn thứ hai là trong đêm đông cứu A Phủ. A Phủ bị trói đứng, biết bao lần Mị đi sưởi chân tay mà không quan tâm. Chỉ khi nhìn thấy dòng nước mắt chảy ra từ hốc mắt đen ngòm, lúc đó cô đã động long thương cảm. Đó là tình yêu thương từ những con người cùng khổ, sự đồng cảm, chia sẻ và yêu thương đã khiến Mị có một quyết định vô cùng bất ngờ đó là lấy dao giải cứu A Phủ. Sợi dây hữu hình đã được cắt đứt, A Phủ đã được cứu. Nhưng sợi dây vô hình là thần quyền vẫn trói dữ, nhưng trong một thoáng suy nghĩ cô đã một lần nữa cắt đứt sợi dây đó, giải cứu chính mình, đi theo A Phủ.

    Con đường giải cứu bản thân, tìm lại niềm hi vọng sống của Mị không hề đơn giản. Nó được Tồ Hoài đặt trong vô vàn thử thách khắc nghiệt khác nhau để bản thân nhân vật phải tự vượt qua, cứu lấy chính mình. Mị và A Phủ dắt nhau bỏ trốn đi trong đêm tối, họ hai con người sau những tháng ngày giam cầm đã được tự do, rạch tan bóng tối, mở ra ánh sáng, tương laic ho chính mình.

    Tô Hoài nâng niu, trân trọng từng bước đi của hai nhân vật. Ông sung sướng tự hào biết bao khi họ đã vượt qua tăm tối tìm thấy lí tưởng, ánh sáng – tác phẩm thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Đồng thời ông cũng vạch trần thối nát của chính quyền phong kiến miền núi – thể hiện giá trị hiện thực sắc nét.

Đề bài: Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt

Bài làm

I. Mở bài

– Kim Lân là một cây bút có tài, các sáng tác của ông hướng vào chủ đề chính là nhưng người nông dân và cuộc sống ở nông thôn Việt Nam.

– Tác phẩm Vợ nhặt: nằm trong tập truyện Con chó xấu xí, là bức tranh chân thực về nạn đói năm 1945, là sự ngợi ca tình người, tình mẫu tử, khát vọng sống.

– Bà cụ tứ là đại diện cho vẻ đẹp của những người nông dân, người mẹ Việt Nam.

II. Thân bài

1. Giới thiệu nhân vật

    + Là một bà mẹ nghèo, già nua (lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già), là dân ngụ cư.

    + Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già.

2. Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ

– Trước sự đon đả của đứa con trai ngờ nghệch “bà lão phấp phỏng”.

– Bà không hề hay biết chuyện anh con trai đã nhặt một người vợ về, thấy người đàn bà lạ trong nhà, bà rất ngạc nhiên: “quái, sao lại có một người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?” “người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia?”, “sao lại chào mình bằng u?”

– Sau tất cả sự ngạc nhiên, bà đã hiểu ra “biết bao nhiêu cơ sự”, “mắt bà nhoèn đi”:

    + Bà thương, buồn tủi cho con trai phải lấy vợ nhặt, mà trong cảnh đói khát mới lấy được vợ “Chao ôi”, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm làm nồi … còn con mình thì …”.

    + Bà cũng thấy hờn tủi cho chính mình, có lỗi với con trai bởi không thể lo được chuyện dựng vợ gả chồng cho con chu đáo.

    + Bà cảm thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới phải lấy con trai bà, thương cho cả sự ngờ nghệch của đứa con trai: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được … ”

– Bà mừng vì con trai đã yên bề gia thất: “các con đã phải duyên … u cũng mừng lòng”, “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên” chấp nhận đứa con dâu vừa được nhặt về.

– Bà cụ Tứ dần lo lắng cho cuộc sống các con sau này: “chúng nó có nuôi nhau sống qua được cơn đói khát này không”, “vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không”

– Bà đối xử tốt với nàng dâu mới bằng sự cảm thông, trân trọng:

    + Ân cần quan tâm con: “Con ngồi đây … đỡ mỏi chân”,

    + Nói về tương lai với niềm lạc quan “biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời”

    + Bảo ban các con làm ăn: “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem”.

– Nhận xét: bà cụ Tứ là người mẹ nghèo hiền từ, chất phác, vị tha, nhân hậu, âm thầm hi sinh vì hạnh phúc của con. Bà là nhân vật tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ nghèo Việt Nam.

III. Kết bài

– Cảm nhận riêng về hình tượng bà cụ tứ.

– Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí nhân vật nhuần nhuyễn, ngôn ngữ giản dị, gần gũi.

– Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh chân thực tình cảnh người nông dân trong nạn đói, mặt khác cũng phản ánh bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của họ.

Đề bài: Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt

Bài làm

    Vợ nhặt một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Trong tác phẩm ta không chỉ nhớ về anh cu Tràng và chị vợ nhặt mà còn nhớ đến bà mẹ tảo tần, chịu nhiều vất vả. Bà cụ Tứ là hình ảnh bà mẹ nông dân Việt Nam trước 1945. Ở nhân vật này, Kim Lân không chú ý vào hành động mà đi sâu vào khai thác tâm trạng nhất vật, qua đó khẳng định tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của ông.

    Diện mạo của bà cụ Tứ chỉ được tác giả phác họa bằng vài chi tiết “dáng đi lọng khọng, đôi mắt nghèn dử, vừa đi vừa húng hắng ho”. Nhưng chừng ấy cũng đã đủ để cho người đọc hình dung về một bà mẹ nhân dân lam lũ , vất vả đã bị cái đói cái nghèo đeo bám suốt cả cuộc đời.

    Nhưng ngòi bút tập trung đi sâu miêu tả tâm lí bà cụ Tứ, đặc biệt là ở hai thời điểm: trong buổi tối cô vợ nhặt về nhà và buổi sáng hôm sau. Qua hai thời điểm đó đã cho thấy tài năng miêu tả tâm lí bậc thầy của Kim Lân.

    Khi bà cụ Tứ nhìn thấy cô con dâu, bà ngạc nhiên đến mức ngỡ ngàng vì chưa bao giờ bà thấy con trai bà mong ngóng bà về đến vậy. Sự ngạc nhiên tạo nên râm lí phấp phỏng khi bà theo anh cu Tràng vào nhà và thấy một người đàn bà lạ ngồi trong nhà. Đến lúc này sự ngạc nhiên của bà đã lên đến đỉnh điểm, bà tự hỏi: “Quái, sao lại có người đàn bà ngồi trong ý nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u”. Sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến mức bà không tin nổi vào mắt mình, phải dụi mắt để cho đỡ nhoèn.

    Sau khi được anh con trai giải thích, tâm trạng bà ngổn ngang, rối bời. Bằng trái tim yêu thương của người mẹ, lòng bà dâng lên tình yêu thương con sâu sắc. Bởi bà hiểu người ta chỉ lấy vợ lấy chồng khi cuộc sống yên ổn, nhưng con bà lại lấy vợ vào thời điểm cái đói diễn ra ác liệt nhất. Cùng với đó bà nghĩ tủi cho phận người mẹ nghèo khi không làm tròn trách nhiệm lo lắng cho hạnh phúc của con. Tất cả những nỗi lòng ấy được dồn trong cái cúi đầu nín lặng. Sau tình yêu thương bà chuyển sang xót xa, lo lắng “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau vượt qua cơn đói khát này được không?”. Nạn đói đang hoành hành, những lo lắng của bà là hoàn toàn hợp lí. Từ lòng yêu thương, lo lắng cho con, tấm lòng nhân hậu của người mẹ còn chuyển sang người vợ nhặt. Dù Tràng không giới thiệu chi tiết, tỉ mỉ nhưng với kinh nghiệm sống của mình và hiểu đám cưới vội vã của người con dâu. Bà nhìn cô với ánh mắt đầy cảm thông, yêu thương: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ”. Như vậy bà không chỉ là hiện thân của tình mẫu tử thiêng liêng mà còn là hiện thân của tấm lòng bao dung, vị tha, sẵn sàng giúp đỡ những người có số phận bất hạnh, éo le.

    Dù trong lòng ngập tràn nỗi xót xa, nhưng bà vẫn luôn nói nhưng điều vui vẻ, hạnh phúc với người con dâu mới: “ừ, thôi thì các con đã phải duyên, phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Câu nói vừa xóa đi cái ngượng ngùng cho người con dâu vừa là sự chào đón đầy ấm áp, nhân từ bà dành cho thành viên mới của gia đình. Dù miệng nói ra những điều phấn khởi, vui vẻ nhưng ám ảnh về cái đói, cái chết vẫn là quá lớn. Bởi vậy, khi chìm vào thế giới của riêng mình bà vẫn không khỏi lo lắng, xót xa, và không nén nổi thành dòng nước mắt chảy dòng dòng.

    Trong buổi sáng hôm sau, Kim Lân tiếp tục đi sâu khai thác tâm lí bà cụ Tứ, đặc biệt nhấn mạnh vào niềm tin, khát vọng tương lai. Cùng với sự thay đổi của Tràng và cô vợ nhặt, bà cụ Tứ cũng có sự thay đổi rõ ràng. Tràng đã cảm nhận thấy người mẹ của mình có dáng vẻ khác hẳn mọi khi, không phải sự nhếch nhác, khổ sở mà thay vào đó là dáng điệu nhẹ nhõm, tươi tỉnh. Bà dậy sớm cùng con dâu quét dọn nhà cửa. Những hành động tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn lao, nó thể hiện sự vun đắp, chăm lo của người mẹ cho hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.

    Để tạo niềm tin và hi vọng vào tương lai cho vợ chồng Tràng, trong bữa cơm ngày đói bà lão toàn nói những chuyện sung sướng sau này. Sự tính toán của bà về việc mua lấy đôi gà để ngoảnh đi ngoảnh lại đã có đàn gà, khiến cho đôi vợ chồng có niềm tin vào tương lai. Nhưng dù dùng những câu chuyện vui, lạc quan thì bà lão vẫn không thay đổi được hiện thực là nồi cháo kia chỉ đủ cho mỗi người ăn hai lưng là hết. Và để vượt qua cái đói, bữa cơm đón cô dâu mới có thêm cả nồi cháo cám. Bưng nồi cháo cám ra, phản ứng tâm lí của bà vô cùng đáng thương, bà lật đật, lễ mễ , khuấy khuấy cùng với giọng nói đầy phấn khởi, để giấu bớt đi phần khắc nghiệt của hiện thực là bát cháo cám nghẹn ứ ở cổ. Những hành động đó của bà thật cảm động và đáng trân trọng.

    Không phải ngẫu nhiên mà trong ba nhân vật, Kim Lân lại để một bà cụ gần đất xa trời nói về tương lai, nhưng điều tốt đẹp, sau đó còn ẩn chứa thông điệp: Dù thế nào cũng phải giữ lấy niềm tin và hi vọng. Đồng thời cũng là sự ngợi ca của tác giả trước sức sống khỏe khoắn, mãnh liệt của tâm hồn Việt. Người mẹ nghèo nhưng tính cách bao dung, nhân từ đã gieo mầm sự sống, hạnh phúc lứa đôi. Có thể coi bà cụ Tứ là điểm kết tinh của tác phẩm, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.

    Bằng nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy, Kim Lân đã lách sâu ngòi bút của mình để thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng bao dung nhân hậu của bà cụ Tứ với đôi vợ chồng trẻ. Bà cụ Tứ chính là hình ảnh đẹp đẽ nhất, đại diện tiêu biểu cho hàng triệu bà mẹ Việt Nam. Đồng thời qua nhân vật này cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Kim Lân.

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt

Bài làm

   Bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân dù không phải là nhân vật chính, nhưng với sự xuất hiện của bà đã làm cho tác phẩm trở nên sâu sắc hơn. Không chỉ vậy còn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm.

   Chân dung bà cụ Tứ được tác giả miêu tả hết sức chân thật, xuất hiện lần đầu trong tác phẩm là dáng hình già nua, lọm khọm: “lọng khọng đi vào ngõ vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”. Quả là một dáng hình điển hình của những bà mẹ Việt Nam, tảo tần, chịu thương, chịu khó, suốt một đời lam lũ vất vả. Dường như bà không có một phút ngơi nghỉ, trên đường về nhà cũng phải tính toán. Đồng thời trong dáng đi của bà còn có chút phấp phỏng, lo ấu bởi sự đón tiếp khác ngày thường của người con trai.

   Khi nhìn thấy “người vợ nhặt” đứng ở đầu giường bà trải qua hàng loạt diễn biến tâm lí khác nhau. Ban đầy là ngạc nhiên, tiếp đến là băn khoăn, trong đầu bà đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Người đàn bà nào lại đứng ở đầu giường thằng con mình thế kia? Không phải cái Đục mà. Ai thế nhỉ? Sao lại chào mình bằng U”. Bà nào có thể ngờ rằng khi cái đói, cái chết đang mấp mé ngoài cửa người con trai lại dám dẫn một nàng dâu về nhà. Lòng bà ngập đầy băn khoăn, lo lắng.

   Đến khi anh cu Tràng giới thiệu bà mới vỡ lẽ, mới hiểu ra, bà lặng lẽ cuối đầu , ai oán thương xót cho số phận mình và con trai: “Chao ôi người ta dựng vợ gả chồng cho con là trong lúc ăn nên làm nổi, con mình thì….”. Câu nói của bà có chút mặn chát đắng cay, con bà đến lúc cái đói rình rập thì mới có được vợ. Bà đau long bởi không thể lo chu toàn cho con. Đọc câu văn lên ta không khỏi bất giác run rẩy, đau đớn, xót xa, bởi việc trong đại lẽ ra nên làm mân cơm mới phải, nhưng ngặt nỗi nhà mình lại nghèo quá. Bà không chỉ thương con mình mà con thương con dâu: “Người ra có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được….”. Rồi lại càng lo lắng hơn, liệu trong cơn hoạn nạn này liệu chúng có nuôi nổi nhau hay không.

   Nhưng sau những lo lắng đó, ngay lập tức bà lấy lại tinh thần, vẽ ra tương lai tốt đẹp cho hai đứa con. Lòng bà vẫn một mực hướng về tương lại “vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi nay ra ông trời cho khá … Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…”. Những lời nói rất từng trải, vừa thương, vừa lo của bà như một nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh cho hai đứa con. Bà nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sướng về những dự định trong tương laic ho các con.

   Kim Lân đã dụng công tất cả tài năng của mình để miêu tả thật tinh tế và cảm động những cung bậc tình cảm, cảm xúc của bà cụ Tứ đối với con. Từ sự ngỡ ngàng, đến lo lắng “liệu chúng có nuôi nhau sống nổi qua thì đói không” đến niềm tin, hi vọng vào tương lai. Ông cũng thật tinh tế khi diễn tả lối nói, suy nghĩ đầy thuần hậu, chất phác của những bà mẹ nông dân Việt Nam trước tình cảnh lấy vợ của hai đứa con. Những câu văn như lời nói nghẹn ngào, đầy tủi cực, xót xa của bà mẹ nghèo dành cho những đứa con.

   Sáng hôm sau, sau bao ngày không còn động chân động tay vào việc nhà, bà cùng người con dâu dậy sớm dọn dẹp, tu vé nhà cửa, tíu tít với những dự định: ngăn đôi căn buồng cho đôi vợ chồng trẻ mua đôi gà… Nồi cháo cám mặn chat, nghẹn đắng ở cổ nhưng bà cụ vẫn có tỏ ra vui vẻ, xăm xắn giúp không khí gia đình thêm vui tưới. Bà cố giấu giọt nước mắt tủi cực của mình vào sâu đấy long “bà không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc”. Bà cụ Tứ là người gần đất xa trời nhưng lại là nhân vật nói đến tương lai nhiều nhất trong tác phẩm, nó cho thấy tinh thần lạc quan, khỏe khoắn của người lao động. Dù nghèo khổ, dù vất vả nhưng trong họ luôn tràn đầy niềm tin và sự lạc quan vào cuộc sống.

   Dù chỉ là nhân vật phụ, xuất hiện gần cuối tác phẩm nhưng nhân vật bà cụ Tứ có vai trò quan trọng trong tác phẩm, thể hiện tấm long nhân đạo của Kim Lân. Bà cụ Tứ là hiện thân tiêu biểu cho bà mẹ nông dân Việt Nam tảo tần, chịu khó, hết long hi sinh vì con. Đồng thời quan nhân vật này cũng thể hiện nghệ thuật phân tích tâm lí xuất sắc của Kim Lân.

Đề bài: Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt

I. Mở bài

– Kim Lân là một cây bút có tài, các sáng tác của ông hướng vào chủ đề chính là nhưng người nông dân và cuộc sống ở nông thôn Việt Nam.

– Tác phẩm Vợ nhặt: nằm trong tập truyện Con chó xấu xí, là bức tranh chân thực về nạn đói năm 1945, là sự ngợi ca tình người, tình mẫu tử, khát vọng sống.

– Bà cụ tứ là đại diện cho vẻ đẹp của những người nông dân, người mẹ Việt Nam.

II. Thân bài

1. Giới thiệu nhân vật

    + Là một bà mẹ nghèo, già nua (lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già), là dân ngụ cư.

    + Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già.

2. Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ

– Trước sự đon đả của đứa con trai ngờ nghệch “bà lão phấp phỏng”.

– Bà không hề hay biết chuyện anh con trai đã nhặt một người vợ về, thấy người đàn bà lạ trong nhà, bà rất ngạc nhiên: “quái, sao lại có một người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?” “người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia?”, “sao lại chào mình bằng u?”

– Sau tất cả sự ngạc nhiên, bà đã hiểu ra “biết bao nhiêu cơ sự”, “mắt bà nhoèn đi”:

    + Bà thương, buồn tủi cho con trai phải lấy vợ nhặt, mà trong cảnh đói khát mới lấy được vợ “Chao ôi”, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm làm nồi … còn con mình thì …”.

    + Bà cũng thấy hờn tủi cho chính mình, có lỗi với con trai bởi không thể lo được chuyện dựng vợ gả chồng cho con chu đáo.

    + Bà cảm thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới phải lấy con trai bà, thương cho cả sự ngờ nghệch của đứa con trai: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được … ”

– Bà mừng vì con trai đã yên bề gia thất: “các con đã phải duyên … u cũng mừng lòng”, “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên” chấp nhận đứa con dâu vừa được nhặt về.

– Bà cụ Tứ dần lo lắng cho cuộc sống các con sau này: “chúng nó có nuôi nhau sống qua được cơn đói khát này không”, “vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không”

– Bà đối xử tốt với nàng dâu mới bằng sự cảm thông, trân trọng:

    + Ân cần quan tâm con: “Con ngồi đây … đỡ mỏi chân”,

    + Nói về tương lai với niềm lạc quan “biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời”

    + Bảo ban các con làm ăn: “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem”.

– Nhận xét: bà cụ Tứ là người mẹ nghèo hiền từ, chất phác, vị tha, nhân hậu, âm thầm hi sinh vì hạnh phúc của con. Bà là nhân vật tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ nghèo Việt Nam.

III. Kết bài

– Cảm nhận riêng về hình tượng bà cụ tứ.

– Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí nhân vật nhuần nhuyễn, ngôn ngữ giản dị, gần gũi.

– Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, phản ánh chân thực tình cảnh người nông dân trong nạn đói, mặt khác cũng phản ánh bản chất tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của họ.

   Vợ nhặt một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Trong tác phẩm ta không chỉ nhớ về anh cu Tràng và chị vợ nhặt mà còn nhớ đến bà mẹ tảo tần, chịu nhiều vất vả. Bà cụ Tứ là hình ảnh bà mẹ nông dân Việt Nam trước 1945. Ở nhân vật này, Kim Lân không chú ý vào hành động mà đi sâu vào khai thác tâm trạng nhất vật, qua đó khẳng định tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của ông.

    Diện mạo của bà cụ Tứ chỉ được tác giả phác họa bằng vài chi tiết “dáng đi lọng khọng, đôi mắt nghèn dử, vừa đi vừa húng hắng ho”. Nhưng chừng ấy cũng đã đủ để cho người đọc hình dung về một bà mẹ nhân dân lam lũ , vất vả đã bị cái đói cái nghèo đeo bám suốt cả cuộc đời.

    Nhưng ngòi bút tập trung đi sâu miêu tả tâm lí bà cụ Tứ, đặc biệt là ở hai thời điểm: trong buổi tối cô vợ nhặt về nhà và buổi sáng hôm sau. Qua hai thời điểm đó đã cho thấy tài năng miêu tả tâm lí bậc thầy của Kim Lân.

    Khi bà cụ Tứ nhìn thấy cô con dâu, bà ngạc nhiên đến mức ngỡ ngàng vì chưa bao giờ bà thấy con trai bà mong ngóng bà về đến vậy. Sự ngạc nhiên tạo nên râm lí phấp phỏng khi bà theo anh cu Tràng vào nhà và thấy một người đàn bà lạ ngồi trong nhà. Đến lúc này sự ngạc nhiên của bà đã lên đến đỉnh điểm, bà tự hỏi: “Quái, sao lại có người đàn bà ngồi trong ý nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u”. Sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến mức bà không tin nổi vào mắt mình, phải dụi mắt để cho đỡ nhoèn.

    Sau khi được anh con trai giải thích, tâm trạng bà ngổn ngang, rối bời. Bằng trái tim yêu thương của người mẹ, lòng bà dâng lên tình yêu thương con sâu sắc. Bởi bà hiểu người ta chỉ lấy vợ lấy chồng khi cuộc sống yên ổn, nhưng con bà lại lấy vợ vào thời điểm cái đói diễn ra ác liệt nhất. Cùng với đó bà nghĩ tủi cho phận người mẹ nghèo khi không làm tròn trách nhiệm lo lắng cho hạnh phúc của con. Tất cả những nỗi lòng ấy được dồn trong cái cúi đầu nín lặng. Sau tình yêu thương bà chuyển sang xót xa, lo lắng “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau vượt qua cơn đói khát này được không?”. Nạn đói đang hoành hành, những lo lắng của bà là hoàn toàn hợp lí. Từ lòng yêu thương, lo lắng cho con, tấm lòng nhân hậu của người mẹ còn chuyển sang người vợ nhặt. Dù Tràng không giới thiệu chi tiết, tỉ mỉ nhưng với kinh nghiệm sống của mình và hiểu đám cưới vội vã của người con dâu. Bà nhìn cô với ánh mắt đầy cảm thông, yêu thương: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ”. Như vậy bà không chỉ là hiện thân của tình mẫu tử thiêng liêng mà còn là hiện thân của tấm lòng bao dung, vị tha, sẵn sàng giúp đỡ những người có số phận bất hạnh, éo le.

    Dù trong lòng ngập tràn nỗi xót xa, nhưng bà vẫn luôn nói nhưng điều vui vẻ, hạnh phúc với người con dâu mới: “ừ, thôi thì các con đã phải duyên, phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Câu nói vừa xóa đi cái ngượng ngùng cho người con dâu vừa là sự chào đón đầy ấm áp, nhân từ bà dành cho thành viên mới của gia đình. Dù miệng nói ra những điều phấn khởi, vui vẻ nhưng ám ảnh về cái đói, cái chết vẫn là quá lớn. Bởi vậy, khi chìm vào thế giới của riêng mình bà vẫn không khỏi lo lắng, xót xa, và không nén nổi thành dòng nước mắt chảy dòng dòng.

    Trong buổi sáng hôm sau, Kim Lân tiếp tục đi sâu khai thác tâm lí bà cụ Tứ, đặc biệt nhấn mạnh vào niềm tin, khát vọng tương lai. Cùng với sự thay đổi của Tràng và cô vợ nhặt, bà cụ Tứ cũng có sự thay đổi rõ ràng. Tràng đã cảm nhận thấy người mẹ của mình có dáng vẻ khác hẳn mọi khi, không phải sự nhếch nhác, khổ sở mà thay vào đó là dáng điệu nhẹ nhõm, tươi tỉnh. Bà dậy sớm cùng con dâu quét dọn nhà cửa. Những hành động tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn lao, nó thể hiện sự vun đắp, chăm lo của người mẹ cho hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.

    Để tạo niềm tin và hi vọng vào tương lai cho vợ chồng Tràng, trong bữa cơm ngày đói bà lão toàn nói những chuyện sung sướng sau này. Sự tính toán của bà về việc mua lấy đôi gà để ngoảnh đi ngoảnh lại đã có đàn gà, khiến cho đôi vợ chồng có niềm tin vào tương lai. Nhưng dù dùng những câu chuyện vui, lạc quan thì bà lão vẫn không thay đổi được hiện thực là nồi cháo kia chỉ đủ cho mỗi người ăn hai lưng là hết. Và để vượt qua cái đói, bữa cơm đón cô dâu mới có thêm cả nồi cháo cám. Bưng nồi cháo cám ra, phản ứng tâm lí của bà vô cùng đáng thương, bà lật đật, lễ mễ , khuấy khuấy cùng với giọng nói đầy phấn khởi, để giấu bớt đi phần khắc nghiệt của hiện thực là bát cháo cám nghẹn ứ ở cổ. Những hành động đó của bà thật cảm động và đáng trân trọng.

    Không phải ngẫu nhiên mà trong ba nhân vật, Kim Lân lại để một bà cụ gần đất xa trời nói về tương lai, nhưng điều tốt đẹp, sau đó còn ẩn chứa thông điệp: Dù thế nào cũng phải giữ lấy niềm tin và hi vọng. Đồng thời cũng là sự ngợi ca của tác giả trước sức sống khỏe khoắn, mãnh liệt của tâm hồn Việt. Người mẹ nghèo nhưng tính cách bao dung, nhân từ đã gieo mầm sự sống, hạnh phúc lứa đôi. Có thể coi bà cụ Tứ là điểm kết tinh của tác phẩm, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.

    Bằng nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy, Kim Lân đã lách sâu ngòi bút của mình để thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng bao dung nhân hậu của bà cụ Tứ với đôi vợ chồng trẻ. Bà cụ Tứ chính là hình ảnh đẹp đẽ nhất, đại diện tiêu biểu cho hàng triệu bà mẹ Việt Nam. Đồng thời qua nhân vật này cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Kim Lân.

   Bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân dù không phải là nhân vật chính, nhưng với sự xuất hiện của bà đã làm cho tác phẩm trở nên sâu sắc hơn. Không chỉ vậy còn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm.

    Chân dung bà cụ Tứ được tác giả miêu tả hết sức chân thật, xuất hiện lần đầu trong tác phẩm là dáng hình già nua, lọm khọm: “lọng khọng đi vào ngõ vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”. Quả là một dáng hình điển hình của những bà mẹ Việt Nam, tảo tần, chịu thương, chịu khó, suốt một đời lam lũ vất vả. Dường như bà không có một phút ngơi nghỉ, trên đường về nhà cũng phải tính toán. Đồng thời trong dáng đi của bà còn có chút phấp phỏng, lo ấu bởi sự đón tiếp khác ngày thường của người con trai.

    Khi nhìn thấy “người vợ nhặt” đứng ở đầu giường bà trải qua hàng loạt diễn biến tâm lí khác nhau. Ban đầy là ngạc nhiên, tiếp đến là băn khoăn, trong đầu bà đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Người đàn bà nào lại đứng ở đầu giường thằng con mình thế kia? Không phải cái Đục mà. Ai thế nhỉ? Sao lại chào mình bằng U”. Bà nào có thể ngờ rằng khi cái đói, cái chết đang mấp mé ngoài cửa người con trai lại dám dẫn một nàng dâu về nhà. Lòng bà ngập đầy băn khoăn, lo lắng.

    Đến khi anh cu Tràng giới thiệu bà mới vỡ lẽ, mới hiểu ra, bà lặng lẽ cuối đầu , ai oán thương xót cho số phận mình và con trai: “Chao ôi người ta dựng vợ gả chồng cho con là trong lúc ăn nên làm nổi, con mình thì….”. Câu nói của bà có chút mặn chát đắng cay, con bà đến lúc cái đói rình rập thì mới có được vợ. Bà đau long bởi không thể lo chu toàn cho con. Đọc câu văn lên ta không khỏi bất giác run rẩy, đau đớn, xót xa, bởi việc trong đại lẽ ra nên làm mân cơm mới phải, nhưng ngặt nỗi nhà mình lại nghèo quá. Bà không chỉ thương con mình mà con thương con dâu: “Người ra có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được….”. Rồi lại càng lo lắng hơn, liệu trong cơn hoạn nạn này liệu chúng có nuôi nổi nhau hay không.

    Nhưng sau những lo lắng đó, ngay lập tức bà lấy lại tinh thần, vẽ ra tương lai tốt đẹp cho hai đứa con. Lòng bà vẫn một mực hướng về tương lại “vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi nay ra ông trời cho khá … Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…”. Những lời nói rất từng trải, vừa thương, vừa lo của bà như một nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh cho hai đứa con. Bà nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sướng về những dự định trong tương laic ho các con.

    Kim Lân đã dụng công tất cả tài năng của mình để miêu tả thật tinh tế và cảm động những cung bậc tình cảm, cảm xúc của bà cụ Tứ đối với con. Từ sự ngỡ ngàng, đến lo lắng “liệu chúng có nuôi nhau sống nổi qua thì đói không” đến niềm tin, hi vọng vào tương lai. Ông cũng thật tinh tế khi diễn tả lối nói, suy nghĩ đầy thuần hậu, chất phác của những bà mẹ nông dân Việt Nam trước tình cảnh lấy vợ của hai đứa con. Những câu văn như lời nói nghẹn ngào, đầy tủi cực, xót xa của bà mẹ nghèo dành cho những đứa con.

    Sáng hôm sau, sau bao ngày không còn động chân động tay vào việc nhà, bà cùng người con dâu dậy sớm dọn dẹp, tu vé nhà cửa, tíu tít với những dự định: ngăn đôi căn buồng cho đôi vợ chồng trẻ mua đôi gà… Nồi cháo cám mặn chat, nghẹn đắng ở cổ nhưng bà cụ vẫn có tỏ ra vui vẻ, xăm xắn giúp không khí gia đình thêm vui tưới. Bà cố giấu giọt nước mắt tủi cực của mình vào sâu đấy long “bà không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc”. Bà cụ Tứ là người gần đất xa trời nhưng lại là nhân vật nói đến tương lai nhiều nhất trong tác phẩm, nó cho thấy tinh thần lạc quan, khỏe khoắn của người lao động. Dù nghèo khổ, dù vất vả nhưng trong họ luôn tràn đầy niềm tin và sự lạc quan vào cuộc sống.

    Dù chỉ là nhân vật phụ, xuất hiện gần cuối tác phẩm nhưng nhân vật bà cụ Tứ có vai trò quan trọng trong tác phẩm, thể hiện tấm long nhân đạo của Kim Lân. Bà cụ Tứ là hiện thân tiêu biểu cho bà mẹ nông dân Việt Nam tảo tần, chịu khó, hết long hi sinh vì con. Đồng thời quan nhân vật này cũng thể hiện nghệ thuật phân tích tâm lí xuất sắc của Kim Lân.

Đề bài: Phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu

Bài làm

I. Mở bài

– Giới thiệu một số nét về tác giả: Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, ông có nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất này.

– Rừng xà nu được đánh giá là khúc sử thi của Tây Nguyên thời kì chống Mĩ, tái hiện con đường đấu tranh của dân làng Xô Man.

– Bên cạnh hình tượng con người anh dũng, nổi bật là hình tượng cây xà nu.

II. Thân bài

– Đây là hình ảnh trung tâm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

– Gợi màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn với cuộc sống sinh hoạt và những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man:

    + Dân làng Xô Man lấy gỗ xà nu, khói xà nu nhuộm đen bảng để học chữ, lửa xà nu chiếu sáng mỗi gian nhà.

    + Đuốc xà nu chiếu sáng cho nhân dân chuẩn bị vũ khí để đòng khởi.

    + Cả rừng xà nu ưỡn thân mình để bao bọc, bảo vệ buôn làng khỏi những trận bom của địch, hàng vạn cây, không có cây nào là không thương tích.

– Hình tượng cây xà nu mang vẻ đẹp tương ứng, song hành với các thế hệ cách mạng tiếp nối của dân làng Xô Man.

    + Những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết: chúng không thể bị quật ngã bởi gió bão, như cụ Mết chính là chỗ dựa tinh thần cho cả buôn làng.

    + Những cây xà nu trưởng thành như Tnú, Mai, Dít: vết thương bom đạn mau lành như trên thân thể cường tráng (hình ảnh lưng Tnú bị chém ngang dọc nhưng cũng lành lại thành sẹo rất nhanh).

    + Những cây xà nu mới mọc tượng trưng cho hình ảnh thiếu niên như bé Heng: “cây xà nu mới mọc lên khỏi mặt đất đã nhọn như mũi tên, mũi lê”, như bé Heng tuy còn nhỏ đã dũng cảm bước tiếp cha anh.

– Nhận xét: thế hệ này ngã xuống đã có thế hệ khác đứng lên đấu tranh giành tự do “bên cạnh một cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên”.

– Những nỗi đau cây xà nu phải chịu cũng mà con người nơi đây phải trải qua: “có những cây bị chặt ngang mình … ở chỗ vết thương nhựa ứa ra rồi dần bầm lại rồi đặc quyện thành từng cục máu lớn …”:

    + Như hình ảnh anh Xút, bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây vả

    + Mai và đứa con bị tra tấn bằng gậy sắt đến chết

    + Hình ảnh 10 đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa xà nu đến mức chỉ còn 2 đốt.

– Là kiểu ẩn dụ độc đáo về sức sống bất diệt, tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng dậy của dân làng Xô Man trong phong trào đấu tranh vũ trang.

    + Cả ngọn đồi xà nu hàng trăm cây gắn bó với nhau như cộng đồng người Tây Nguyên đoàn kết đánh giặc.

    + Cả cánh rừng bạt ngàn không bao giờ sẽ bị khuất phục: “cây mẹ ngã xuống, cây con mọc lên, đố nó giết hết cánh rừng này”.

    + Cây xà nu sinh sôi nảy nở, ham ánh sáng mặt trời như người Tây Nguyên chân chất khao khát tự do.

– Kết cấu đầu cuối tương ứng: ở đầu và kết thúc câu chuyện đều là hình ảnh rừng xà nu bạt ngàn, tạo ra không gian sử thi cho tác phẩm.

III. Kết bài

– Cảm nhận hình tượng cây xà nu.

– Khái quát giá trị nghệ thuật: ngòi bút giàu chất sử thi, ngôn ngữ giarn dị, đậm chất Tây Nguyên, âm hưởng trang trọng, …

– Khái quát giá trị nội dung: Rừng xà nu là một khúc sử thi văn xuôi hiện đại tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.

Đề bài: Phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu

Bài làm

    Theo tâm sự của nhà văn Nguyễn Trung Thành, điều để lại cho ông ấn tượng sâu đậm nhất đi đặt chân đến mảnh đất Tây Nguyên chính là hình ảnh những rừng xà nu bạt ngàn. Với tình yêu đặc biệt với loài cây này, ông đã lấy nó đặt nhan đề cho tác phẩm nổi tiếng của mình “Rừng xà nu”. Và vượt lên trên ý nghĩa về vẻ đẹp tự nhiên, thì rừng xà nu đã trở thành hình tượng trung tâm, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.

    Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, tác phẩm mở đầu và kết thúc đều bằng hình ảnh của những rừng xà nu bạt ngàn. Với kết cấu đầu cuối tương ứng đã tạo nên tính logic cho tác phẩm. Không chỉ vậy, hình ảnh cây xà nu còn xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, với những biến thể khác nhau: gỗ, nhựa,… tạo nên bộ khung vững chắc để liên kết toàn bộ tác phẩm thành một thể thống nhất. Như vậy, rừng xà nu có vai trò chủ đạo trong việc tạo nên tính logic, mạch lạc cho tác phẩm.

    Hình tượng cây xà nu vừa là chứng nhân, nạn nhân của chiến tranh, vừa là biểu tượng cho những đau thương mà người dân Tây Nguyên phải gánh chịu. Trước hết, rừng xà nu là chứng nhân, nạn nhân của chiến tranh. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã mở ra khung cảnh bất bình thường “làng trong tầm đại bác của đồn giặc” tức làng liên tục bị giặc ném bom phá hoại. Nhưng điều không bình thường ấy đã trở thành bình thường quen thuộc với con người nơi đây: “Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và buổi xế chiều hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy”. Đặt trong hoàn cảnh bất thường ấy tác giả đã ghi lại hình ảnh đầy sức ám ảnh về những đau thương mà rừng xà nu phải gánh chịu: “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”. Với con mắt quan sát tinh tường, Nguyễn Trung Thanh đã bao quát được những đau thương, mất mát mà rừng xà nu phải oằn mình gánh chịu. Đó không chỉ dừng lại ở nỗi đau riêng lẻ, cá thể mà đó là nỗi đau của cả tập thể, cộng đồng. Sau khi đã quan sát toàn cảnh ông dung cái nhìn cận cảnh để ghi lại những hình ảnh đau xót, kinh hoàng nhất: “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão” hình ảnh vô cùng đau đớn, xót xa. Cây xà nu đang sinh sôi, phát triển mạnh mẽ bỗng bị bom đạn chiến tranh chặn đứng lại. Đặc biệt ông nhấn mạnh vào hình ảnh: “Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, trần trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Bằng hình ảnh hết sức chân thực, cụ thể, tác giả đã biến rừng xà nu thành những sinh thể sống. Chúng phải gánh chịu nỗi đau đớn như con người. Chỉ bằng những chi tiết ít ỏi mà đắt giá tác giả đã làm cho nỗi đau, những mất mát mà rừng xà nu phải gánh chịu được thể hiện rõ ràng cả trên bề mặt và bề sâu. Dường như không chỉ con người mà thiên nhiên Tây Nguyên của phải gồng mình để chống trọi lại bom đạn chiến tranh.

    Không chỉ vậy rừng xà nu còn là biểu tượng cho những đau thương mà người dân Tây Nguyên phải gánh chịu. Tất cả những đau đớn mà rừng xà nu phải gánh chịu, hoàn toàn đồng điệu với những đau thương, mất mát mà dân làng Xô Man phải trải qua. Đó là bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây xà nu, Mai và đứa con chết dưới sự tra tấn của kẻ thù, là mười đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa cây xà nu,… Chiến tranh đã tàn phá tất cả, không trừ một ai, từ người già đến trẻ nhỏ, chồi non bé nhỏ, chưa kịp được sống đã phải chết dưới sự tra tấn của kẻ xâm lăng.

    Rừng xà nu vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân trực tiếp của chiến tranh, đồng thời cũng là biểu tượng cho những đau thương mà tội ác kẻ thù gây ra. Tác giả đã khắc họa đau thương này ngay từ đầu tác phẩm tạo nên sự đồng điệu và chuẩn bị cho sự xuất hiện, làm nổi bật những đau thương của dân làng Xô man được tác giả khác họa sau đó. Việc đi sâu miêu tả cây xà nu, là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác của kẻ thù.

    Nhấn mạnh vào nỗi đau của rừng xà nu, tác giả không chỉ dừng lại ở phê phán, tố cáo tội ác của chúng mà mục đích là dùng những đau thương đó để làm nổi bật vẻ đẹp sức mạnh của thiên nhiên, con người Tây Nguyên. Rừng xà nu đã trở thành biểu tượng đầy đủ, toàn vẹn nhất cho vẻ đẹp của con người nơi đây.

    Dựa vào khả năng sinh sôi, nảy nở mạnh mẽ của cây xà nu, “trong rừng ít có loài cây sinh sôi, nảy nở khỏe như vậy, cảnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình mũi tên, lao thẳng lên bầu trời”. Tác giả đã vẽ được cả chiều dài đấu tranh bền bỉ, hào hùng và vô cùng kiên cường, bất khuất của nhân dân Tây Nguyên, người này ngã xuống đã có thể hệ sau tiếp bước đứng lên ngăn bước chân kẻ thù. Có sự tương ứng kì lạ giữa thế hệ các cây xà nu với thế hẹ dân làng Xô Man: Bà Nham như một cây xà nu lớn bị bị giết hại đã có Dít, Heng tiếp bướcc. Bởi vậy, đồi xà nu nối nhau chạy tới tận chân trời không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên bạt ngàn mà còn là biểu tượng của truyền thống anh hùng của người dân Tây Nguyên.

    Đặc biệt tác giả còn sử dụng hình ảnh cây xà nu với tất cả đặc điểm của nó để biểu tượng cho sức mạnh, khả năng chịu đựng phi thường, sự kiên cường của người dân Tây Nguyên. Bởi vậy, bên cạnh những cây ngã xuống, có những cây khác trỗi dậy mạnh mẽ, vượt cao hơn đầu người, cành lá sum sêu mà đạn đại bác cũng không giết nổi chúng. Hình ảnh cây xà nu trưởng thành với sức sống dẻo dai, mãnh liệt như thách thức của bom đạn kẻ thù cũng như hình ảnh Tnú, mặc dù bàn tay đã bị nhựa xà nu đốt cháy, nhưng anh vẫn tiếp tục tham gia cách mạng, dùng chính bàn tay đó giết chết kẻ thù. Cây xà nu đã viết lên bản anh hùng ca về sức sống cũng như sự kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên

    Đặc điểm, dáng vẻ, tính chất của cây xà nu đã thể hiện đầy đủ cuộc đời cũng như phẩm chất của người dân Tây Nguyên. Đó là vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường, bền bỉ, chống lại bom đạn kẻ thù. Có thể nói cây xà nu là hình tượng quan trọng, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất trong tác phẩm này.

Đề bài: Phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành

Bài làm

   Viết về mảnh đất gắn bó với một phần cuộc sống của mình không phải là đề tài hiếm gặp trong các tác phẩm văn học.Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một tác phẩm như vậy. Đây có thể coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về thiên nhiên Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu trở thành biểu tượng của mảnh đất và con người tây Nguyên.

   Trong tác phẩm này, những cây xà nu đóng một vai trò vô cùng quan trọng, bản thân cây xà nu và những biến thể của nó đã lặp lại hai mươi lần trong tác phẩm. Bởi vậy nó trở thành một hình tượng quan trọng trong câu chuyện.

   Cây xà nu hiện lên qua lời văn của tác giả hiện lên thật hùng vĩ, tràn đầy nhựa sống, chúng có sức sống vô cùng kiên cường, dẻo dai, mãnh liệt, không gì có thể hạ gục chúng. Cây này ngã xuống đã có cây khác lớn lên, không ngừng sinh trưởng, phát triển. Những cây xà nu sống trong tầm đại bác của giặc, thường phải chịu sư công kích dữ dội của bom đạn giặc . Nhưng rừng xà nu vẫn kiên trì đứng vững bảo vệ cho con người . Và điều đó khiến rừng xà nu rộng lớn là vậy nhưng hầu hết cây nào cũng bị thương: “ở chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt”. Cái chết không thể đàn áp sự sống của rừng xà nu, chúng vẫn mạnh mẽ vươn lên. Cạnh những cây đã ngã xuống lại có bốn năm cây lớn vươn lên: “từng luồng lớn thẳng tắp, long lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mơ màng”. Rừng xà nu kiên cường, bất khuất “đạn đại bác không giết nổi chung, cây vẫn vươn mình lớn ưỡn tấm ngực che chở cho làng…”. Rừng xà nu chinh là biểu tượng cho mảnh đất Tây Nguyên.

   Rừng xà nu còn là biểu tượng cho số phận của con người Tây Nguyên. Những gì mà rừng xà nu phải hứng chịu, những làn mưa bom bão đạn ngày ngày dội xuống rừng xa nu cùng chính là những gì con người nơi phải đối mặt hàng ngày. Mỗi một nhành cây ngọn cỏ, mỗi lứa cây xà nu đều là biểu tượng cho con người nơi đây. Nhưng trước bao nhiêu đau thương, mất mát con người nơi đây vẫn không bao giờ gục gã, họ vẫn tin tưởng vào Đảng vào cách mạng, vẫn kiên cường, bền bỉ chiến đấu, không ngừng kế tiếp truyền thống vẻ vang của cha anh.

   Cụ Mết là biểu tượng cho những cây xà nu lớn, vươn mình ưỡn thân bảo vệ dân làng. Cụ cũng là biểu tượng quật khởi của truyền thống đánh giặc hào hùng. Cụ Mết là người đã chỉ huy, lãnh đạo dân làng đối kháng với địch. Cụ là người đã đem đến chân lí, chúng nó đã cầm súng thì ta phải cầm giáo. Phải sử dụng bạo lực cách mạng để đấu tranh lại bạo lực phản cách mạng. Cụ là người truyền và giữ truyền thống cho thế hệ mai sau. Vẻ đẹp của cụ cũng là vẻ đẹp được hun đúc từ núi rừng Tây Nguyên, từ những cây xà nu, đó là cái ngực căng “như một cây xà nu lớn, là nét từng trải của đôi bàn tay” , giọng nói hùng vĩ mang âm thanh của núi rừng: “ồ ồ thanh âm quen thuộc dội vang trong long ngực”.. Mỗi lời cụ nói không chỉ là mệnh lệnh mà còn là đuchs kết kinh nghiệm, sự từng trải trong cuộc sống: “không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta, cây mẹ ngã, cây con mọc lên”.

   Những cây con mọc lên cũng chính là hình ảnh của Tnú, Mai, Dít, của Heng – thế hệ tiếp bước cha anh. Từng cây xà nu không ngừng ngày đêm bảo vệ dân làng, cũng như những đứa trẻ kia, sự khôn lớn, dũng cảm của chúng cũng chính là đem sức lực để bảo vệ dân làng, để bảo vệ nơi họ được sinh ra.

   Tnú là người sinh ra và lớn lên trong sự bao bọc, bảo vệ của dân làng. Tnú coi người làng như chính người thân ruột thịt của mình, anh gắn bó mật thiết với con người và mảnh đất nơi đây. Sớm được Đảng giác ngộ cách mạng, từ nhỏ Tnú đã góp sức mình vào nhiệm vụ cứu nước bằng cách nuôi giấu cán bộ trong rừng, tìm được khó mà đi thay vì đường bằng, sẵn sang nuốt thư vào bụng. Lớn lên cả gia đình nhỏ của anh bị giặc giết hại, bản thân bị bắt giam, bị hành hạ nhưng như một cây xà nu không bao giờ chịu khuất phục, Tnú đã vượt ngục, hoạt động cách mạng. và dung chính đôi bàn tay của mình để giết chết quân thù.

   Rừng xà nu mang trong mình vẻ đẹp bất diệt, không bao giờ lụi tàn, cũng như con người Tây Nguyên kiên cường, không bao giờ gục ngã. Hình tượng câu xà nu là hình tượng nổi bật xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, làm nên vẻ đẹp mạnh mẽ của thiên nhiên và con người nơi đây.

   Với hình tượng cây xà nu, Nguyễn Trung Thành đã mang đến cho bạn đọc những xúc cảm mới mẻ về con người Tây Nguyên. Rừng xà nu là biểu tượng đẹp đẽ về con người Tây Nguyên, về cuộc đời anh dũng, kiên cường của họ. Rừng xà nu và những người anh hùng Tây Nguyên mãi tỏa rạng vẻ đẹp muôn đời.

Đề bài: Phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu

I. Mở bài

– Giới thiệu một số nét về tác giả: Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, ông có nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất này.

– Rừng xà nu được đánh giá là khúc sử thi của Tây Nguyên thời kì chống Mĩ, tái hiện con đường đấu tranh của dân làng Xô Man.

– Bên cạnh hình tượng con người anh dũng, nổi bật là hình tượng cây xà nu.

II. Thân bài

– Đây là hình ảnh trung tâm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

– Gợi màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn với cuộc sống sinh hoạt và những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man:

    + Dân làng Xô Man lấy gỗ xà nu, khói xà nu nhuộm đen bảng để học chữ, lửa xà nu chiếu sáng mỗi gian nhà.

    + Đuốc xà nu chiếu sáng cho nhân dân chuẩn bị vũ khí để đòng khởi.

    + Cả rừng xà nu ưỡn thân mình để bao bọc, bảo vệ buôn làng khỏi những trận bom của địch, hàng vạn cây, không có cây nào là không thương tích.

– Hình tượng cây xà nu mang vẻ đẹp tương ứng, song hành với các thế hệ cách mạng tiếp nối của dân làng Xô Man.

    + Những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết: chúng không thể bị quật ngã bởi gió bão, như cụ Mết chính là chỗ dựa tinh thần cho cả buôn làng.

    + Những cây xà nu trưởng thành như Tnú, Mai, Dít: vết thương bom đạn mau lành như trên thân thể cường tráng (hình ảnh lưng Tnú bị chém ngang dọc nhưng cũng lành lại thành sẹo rất nhanh).

    + Những cây xà nu mới mọc tượng trưng cho hình ảnh thiếu niên như bé Heng: “cây xà nu mới mọc lên khỏi mặt đất đã nhọn như mũi tên, mũi lê”, như bé Heng tuy còn nhỏ đã dũng cảm bước tiếp cha anh.

– Nhận xét: thế hệ này ngã xuống đã có thế hệ khác đứng lên đấu tranh giành tự do “bên cạnh một cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên”.

– Những nỗi đau cây xà nu phải chịu cũng mà con người nơi đây phải trải qua: “có những cây bị chặt ngang mình … ở chỗ vết thương nhựa ứa ra rồi dần bầm lại rồi đặc quyện thành từng cục máu lớn …”:

    + Như hình ảnh anh Xút, bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây vả

    + Mai và đứa con bị tra tấn bằng gậy sắt đến chết

    + Hình ảnh 10 đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa xà nu đến mức chỉ còn 2 đốt.

– Là kiểu ẩn dụ độc đáo về sức sống bất diệt, tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng dậy của dân làng Xô Man trong phong trào đấu tranh vũ trang.

    + Cả ngọn đồi xà nu hàng trăm cây gắn bó với nhau như cộng đồng người Tây Nguyên đoàn kết đánh giặc.

    + Cả cánh rừng bạt ngàn không bao giờ sẽ bị khuất phục: “cây mẹ ngã xuống, cây con mọc lên, đố nó giết hết cánh rừng này”.

    + Cây xà nu sinh sôi nảy nở, ham ánh sáng mặt trời như người Tây Nguyên chân chất khao khát tự do.

– Kết cấu đầu cuối tương ứng: ở đầu và kết thúc câu chuyện đều là hình ảnh rừng xà nu bạt ngàn, tạo ra không gian sử thi cho tác phẩm.

III. Kết bài

– Cảm nhận hình tượng cây xà nu.

– Khái quát giá trị nghệ thuật: ngòi bút giàu chất sử thi, ngôn ngữ giarn dị, đậm chất Tây Nguyên, âm hưởng trang trọng, …

– Khái quát giá trị nội dung: Rừng xà nu là một khúc sử thi văn xuôi hiện đại tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.

   Theo tâm sự của nhà văn Nguyễn Trung Thành, điều để lại cho ông ấn tượng sâu đậm nhất đi đặt chân đến mảnh đất Tây Nguyên chính là hình ảnh những rừng xà nu bạt ngàn. Với tình yêu đặc biệt với loài cây này, ông đã lấy nó đặt nhan đề cho tác phẩm nổi tiếng của mình “Rừng xà nu”. Và vượt lên trên ý nghĩa về vẻ đẹp tự nhiên, thì rừng xà nu đã trở thành hình tượng trung tâm, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.

    Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, tác phẩm mở đầu và kết thúc đều bằng hình ảnh của những rừng xà nu bạt ngàn. Với kết cấu đầu cuối tương ứng đã tạo nên tính logic cho tác phẩm. Không chỉ vậy, hình ảnh cây xà nu còn xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, với những biến thể khác nhau: gỗ, nhựa,… tạo nên bộ khung vững chắc để liên kết toàn bộ tác phẩm thành một thể thống nhất. Như vậy, rừng xà nu có vai trò chủ đạo trong việc tạo nên tính logic, mạch lạc cho tác phẩm.

    Hình tượng cây xà nu vừa là chứng nhân, nạn nhân của chiến tranh, vừa là biểu tượng cho những đau thương mà người dân Tây Nguyên phải gánh chịu. Trước hết, rừng xà nu là chứng nhân, nạn nhân của chiến tranh. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã mở ra khung cảnh bất bình thường “làng trong tầm đại bác của đồn giặc” tức làng liên tục bị giặc ném bom phá hoại. Nhưng điều không bình thường ấy đã trở thành bình thường quen thuộc với con người nơi đây: “Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và buổi xế chiều hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy”. Đặt trong hoàn cảnh bất thường ấy tác giả đã ghi lại hình ảnh đầy sức ám ảnh về những đau thương mà rừng xà nu phải gánh chịu: “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”. Với con mắt quan sát tinh tường, Nguyễn Trung Thanh đã bao quát được những đau thương, mất mát mà rừng xà nu phải oằn mình gánh chịu. Đó không chỉ dừng lại ở nỗi đau riêng lẻ, cá thể mà đó là nỗi đau của cả tập thể, cộng đồng. Sau khi đã quan sát toàn cảnh ông dung cái nhìn cận cảnh để ghi lại những hình ảnh đau xót, kinh hoàng nhất: “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão” hình ảnh vô cùng đau đớn, xót xa. Cây xà nu đang sinh sôi, phát triển mạnh mẽ bỗng bị bom đạn chiến tranh chặn đứng lại. Đặc biệt ông nhấn mạnh vào hình ảnh: “Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, trần trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Bằng hình ảnh hết sức chân thực, cụ thể, tác giả đã biến rừng xà nu thành những sinh thể sống. Chúng phải gánh chịu nỗi đau đớn như con người. Chỉ bằng những chi tiết ít ỏi mà đắt giá tác giả đã làm cho nỗi đau, những mất mát mà rừng xà nu phải gánh chịu được thể hiện rõ ràng cả trên bề mặt và bề sâu. Dường như không chỉ con người mà thiên nhiên Tây Nguyên của phải gồng mình để chống trọi lại bom đạn chiến tranh.

    Không chỉ vậy rừng xà nu còn là biểu tượng cho những đau thương mà người dân Tây Nguyên phải gánh chịu. Tất cả những đau đớn mà rừng xà nu phải gánh chịu, hoàn toàn đồng điệu với những đau thương, mất mát mà dân làng Xô Man phải trải qua. Đó là bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây xà nu, Mai và đứa con chết dưới sự tra tấn của kẻ thù, là mười đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa cây xà nu,… Chiến tranh đã tàn phá tất cả, không trừ một ai, từ người già đến trẻ nhỏ, chồi non bé nhỏ, chưa kịp được sống đã phải chết dưới sự tra tấn của kẻ xâm lăng.

    Rừng xà nu vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân trực tiếp của chiến tranh, đồng thời cũng là biểu tượng cho những đau thương mà tội ác kẻ thù gây ra. Tác giả đã khắc họa đau thương này ngay từ đầu tác phẩm tạo nên sự đồng điệu và chuẩn bị cho sự xuất hiện, làm nổi bật những đau thương của dân làng Xô man được tác giả khác họa sau đó. Việc đi sâu miêu tả cây xà nu, là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác của kẻ thù.

    Nhấn mạnh vào nỗi đau của rừng xà nu, tác giả không chỉ dừng lại ở phê phán, tố cáo tội ác của chúng mà mục đích là dùng những đau thương đó để làm nổi bật vẻ đẹp sức mạnh của thiên nhiên, con người Tây Nguyên. Rừng xà nu đã trở thành biểu tượng đầy đủ, toàn vẹn nhất cho vẻ đẹp của con người nơi đây.

    Dựa vào khả năng sinh sôi, nảy nở mạnh mẽ của cây xà nu, “trong rừng ít có loài cây sinh sôi, nảy nở khỏe như vậy, cảnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình mũi tên, lao thẳng lên bầu trời”. Tác giả đã vẽ được cả chiều dài đấu tranh bền bỉ, hào hùng và vô cùng kiên cường, bất khuất của nhân dân Tây Nguyên, người này ngã xuống đã có thể hệ sau tiếp bước đứng lên ngăn bước chân kẻ thù. Có sự tương ứng kì lạ giữa thế hệ các cây xà nu với thế hẹ dân làng Xô Man: Bà Nham như một cây xà nu lớn bị bị giết hại đã có Dít, Heng tiếp bướcc. Bởi vậy, đồi xà nu nối nhau chạy tới tận chân trời không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên bạt ngàn mà còn là biểu tượng của truyền thống anh hùng của người dân Tây Nguyên.

    Đặc biệt tác giả còn sử dụng hình ảnh cây xà nu với tất cả đặc điểm của nó để biểu tượng cho sức mạnh, khả năng chịu đựng phi thường, sự kiên cường của người dân Tây Nguyên. Bởi vậy, bên cạnh những cây ngã xuống, có những cây khác trỗi dậy mạnh mẽ, vượt cao hơn đầu người, cành lá sum sêu mà đạn đại bác cũng không giết nổi chúng. Hình ảnh cây xà nu trưởng thành với sức sống dẻo dai, mãnh liệt như thách thức của bom đạn kẻ thù cũng như hình ảnh Tnú, mặc dù bàn tay đã bị nhựa xà nu đốt cháy, nhưng anh vẫn tiếp tục tham gia cách mạng, dùng chính bàn tay đó giết chết kẻ thù. Cây xà nu đã viết lên bản anh hùng ca về sức sống cũng như sự kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên

    Đặc điểm, dáng vẻ, tính chất của cây xà nu đã thể hiện đầy đủ cuộc đời cũng như phẩm chất của người dân Tây Nguyên. Đó là vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường, bền bỉ, chống lại bom đạn kẻ thù. Có thể nói cây xà nu là hình tượng quan trọng, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất trong tác phẩm này.

   Viết về mảnh đất gắn bó với một phần cuộc sống của mình không phải là đề tài hiếm gặp trong các tác phẩm văn học.Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một tác phẩm như vậy. Đây có thể coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về thiên nhiên Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu trở thành biểu tượng của mảnh đất và con người tây Nguyên.

    Trong tác phẩm này, những cây xà nu đóng một vai trò vô cùng quan trọng, bản thân cây xà nu và những biến thể của nó đã lặp lại hai mươi lần trong tác phẩm. Bởi vậy nó trở thành một hình tượng quan trọng trong câu chuyện.

    Cây xà nu hiện lên qua lời văn của tác giả hiện lên thật hùng vĩ, tràn đầy nhựa sống, chúng có sức sống vô cùng kiên cường, dẻo dai, mãnh liệt, không gì có thể hạ gục chúng. Cây này ngã xuống đã có cây khác lớn lên, không ngừng sinh trưởng, phát triển. Những cây xà nu sống trong tầm đại bác của giặc, thường phải chịu sư công kích dữ dội của bom đạn giặc . Nhưng rừng xà nu vẫn kiên trì đứng vững bảo vệ cho con người . Và điều đó khiến rừng xà nu rộng lớn là vậy nhưng hầu hết cây nào cũng bị thương: “ở chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt”. Cái chết không thể đàn áp sự sống của rừng xà nu, chúng vẫn mạnh mẽ vươn lên. Cạnh những cây đã ngã xuống lại có bốn năm cây lớn vươn lên: “từng luồng lớn thẳng tắp, long lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mơ màng”. Rừng xà nu kiên cường, bất khuất “đạn đại bác không giết nổi chung, cây vẫn vươn mình lớn ưỡn tấm ngực che chở cho làng…”. Rừng xà nu chinh là biểu tượng cho mảnh đất Tây Nguyên.

    Rừng xà nu còn là biểu tượng cho số phận của con người Tây Nguyên. Những gì mà rừng xà nu phải hứng chịu, những làn mưa bom bão đạn ngày ngày dội xuống rừng xa nu cùng chính là những gì con người nơi phải đối mặt hàng ngày. Mỗi một nhành cây ngọn cỏ, mỗi lứa cây xà nu đều là biểu tượng cho con người nơi đây. Nhưng trước bao nhiêu đau thương, mất mát con người nơi đây vẫn không bao giờ gục gã, họ vẫn tin tưởng vào Đảng vào cách mạng, vẫn kiên cường, bền bỉ chiến đấu, không ngừng kế tiếp truyền thống vẻ vang của cha anh.

    Cụ Mết là biểu tượng cho những cây xà nu lớn, vươn mình ưỡn thân bảo vệ dân làng. Cụ cũng là biểu tượng quật khởi của truyền thống đánh giặc hào hùng. Cụ Mết là người đã chỉ huy, lãnh đạo dân làng đối kháng với địch. Cụ là người đã đem đến chân lí, chúng nó đã cầm súng thì ta phải cầm giáo. Phải sử dụng bạo lực cách mạng để đấu tranh lại bạo lực phản cách mạng. Cụ là người truyền và giữ truyền thống cho thế hệ mai sau. Vẻ đẹp của cụ cũng là vẻ đẹp được hun đúc từ núi rừng Tây Nguyên, từ những cây xà nu, đó là cái ngực căng “như một cây xà nu lớn, là nét từng trải của đôi bàn tay” , giọng nói hùng vĩ mang âm thanh của núi rừng: “ồ ồ thanh âm quen thuộc dội vang trong long ngực”.. Mỗi lời cụ nói không chỉ là mệnh lệnh mà còn là đuchs kết kinh nghiệm, sự từng trải trong cuộc sống: “không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta, cây mẹ ngã, cây con mọc lên”.

    Những cây con mọc lên cũng chính là hình ảnh của Tnú, Mai, Dít, của Heng – thế hệ tiếp bước cha anh. Từng cây xà nu không ngừng ngày đêm bảo vệ dân làng, cũng như những đứa trẻ kia, sự khôn lớn, dũng cảm của chúng cũng chính là đem sức lực để bảo vệ dân làng, để bảo vệ nơi họ được sinh ra.

    Tnú là người sinh ra và lớn lên trong sự bao bọc, bảo vệ của dân làng. Tnú coi người làng như chính người thân ruột thịt của mình, anh gắn bó mật thiết với con người và mảnh đất nơi đây. Sớm được Đảng giác ngộ cách mạng, từ nhỏ Tnú đã góp sức mình vào nhiệm vụ cứu nước bằng cách nuôi giấu cán bộ trong rừng, tìm được khó mà đi thay vì đường bằng, sẵn sang nuốt thư vào bụng. Lớn lên cả gia đình nhỏ của anh bị giặc giết hại, bản thân bị bắt giam, bị hành hạ nhưng như một cây xà nu không bao giờ chịu khuất phục, Tnú đã vượt ngục, hoạt động cách mạng. và dung chính đôi bàn tay của mình để giết chết quân thù.

    Rừng xà nu mang trong mình vẻ đẹp bất diệt, không bao giờ lụi tàn, cũng như con người Tây Nguyên kiên cường, không bao giờ gục ngã. Hình tượng câu xà nu là hình tượng nổi bật xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, làm nên vẻ đẹp mạnh mẽ của thiên nhiên và con người nơi đây.

    Với hình tượng cây xà nu, Nguyễn Trung Thành đã mang đến cho bạn đọc những xúc cảm mới mẻ về con người Tây Nguyên. Rừng xà nu là biểu tượng đẹp đẽ về con người Tây Nguyên, về cuộc đời anh dũng, kiên cường của họ. Rừng xà nu và những người anh hùng Tây Nguyên mãi tỏa rạng vẻ đẹp muôn đời.

Đề bài: Trong truyện Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi có nêu lên quan điểm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm…, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.

Anh (chị) có cho rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến, Việt?

Bài làm

   Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với không khí của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng. Câu chuyện kể về những đứa con trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun đúc những vẻ đẹp truyền thống của quê hương. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặc sắc phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, gắn bó với gia đình, quê hương, trung thành với cách mạng.

   Tác phẩm được xây dựng theo kết cấu truyện ngắn hiện đại: là mạch hồi ức của anh tân binh Việt, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nối kết một cách tự nhiên tình cảm gia đình – quê hương – cách mạng. Không gian giàu kịch tính và thời gian nghệ thuật của tác phẩm tạo nên sự đan cái của những câu chuyện kể không theo trình tự tuyến tính mà có sự sắp xếp hợp lý, tạo ra sự liên tưởng nhiều chiều. Xoay quanh nhân vật trung tâm là hai chị em Chiến và Việt còn là hệ thống hình tượng nhân vật gắn bó với nhau trong tình ruột thịt, có những nét bản chất thống nhất như chảy ra trong cùng huyết thống, nhưng mỗi người một vẻ không ai giống ai. Chính những nét tiêu biểu đó đã góp phần tái hiện thành công phẩm chất đáng quí của những con người quê hương Nam bộ giàu lòng yêu nước, căm thù giặc, giúp người đọc hiểu rõ hơn về một thời đại hào hùng và giá trị nhân bản của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

   Những nhân vật trong gia đình được giới thiệu gắn với hình ảnh thân thương của quê hương và những kỷ niệm cụ thể thời thơ ấu dữ dội của anh tân binh Việt. Chiến đấu giữa bầy giặc Mỹ, bị thương, lạc đồng đội, người chiến sĩ ấy giữa cơn mê tỉnh chập chờn đã nhớ về những hình ảnh thân thương nhất từ thời ấu thơ. Dường như đó chính là nguồn sức mạnh giúp anh vượt qua cái chết tìm về sự sống, tìm về đồng đội. Những con người trong gia đình Việt gắn với hồi ức thiêng liêng và cảm động làm sống dậy cả một quá khứ yêu thương và căm thù: chị Chiến, má, chú Năm. Hiểu theo một nghĩa rộng, đó cũng là những đứa con trong gia đình lớn: cách mạng.

   Tất cả những con người ấy cùng giống nhau ở lòng căm thù giặc sâu sắc, vì những tội ác mà chúng đã gây ra với người thân trong gia đình. Gắn bó với mảnh đất quê hương, những con người ấy còn giàu tình nghĩa, trung thành với cách mạng bởi cách mạng đã đem lại cho họ sự đổi đời thật sự. Dường như anh chiến sĩ Việt đã thừa hưởng được từ thế hệ đi trước, chú Năm và má, hành động dũng cảm gan góc và lòng say mê khao khát được đánh giặc. Trong các nhân vật được tái hiện, chú Năm và má được khắc hoạ với những nét riêng độc đáo.

   Chú Năm thể hiện đầy đủ bản tính tự nhiên của người nông dân Nam bộ hiền lành chất phác, giàu cảm xúc mơ mộng nội tâm. Một người từng trải qua đắng cay của cuộc đời làm mướn trước cách mạng, để thành bản tính ít nói. Đau thương hằn sâu từ cuộc đời gian khổ và với tư cách chứng nhân của tội ác của thằng Tây, thằng Mỹ và bọn tay sai phải chăng đã làm nên nét đa cảm trong gương mặt với đôi mắt lúc nào cũng mở to, mọng nước.Chất Nam bộ rặt trong con người ông thể hiện qua việc hay kể sự tích cho con cháu, và kết thúc câu chuyện thể nào cũng hò lên mấy câu. Néy đặc biệt độc đáo ở người đàn ông này là có sổ ghi chép chuyện gia đình. Cuốn sổ ghi đầy đủ những chuyện thỏn mỏn của nhiều thế hệ, như minh chứng cho tấm lòng thuần hậu của ông. Đoócòn là những trang ghi chép tội ác của kẻ thù gây ra, những chiến công của từng thành viên, như một biên niên sử. Bản thân ông cũng chính là một trang sử sống, khi gửi gắm, nhắn nhủ cho hai chị em Chiến và Việt: “chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó…”. Nhân vật đã thể hiện vẻ đẹp của tấm lòng sắt son, ý thức trách nhiệm của thế hệ đi trước.

   Má của Chiến và Việt là hội tụ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Nam bộ anh hùng trong kháng chiến. Những ấn tượng tác giả để lại đậm nét trong người đọc về nhân vật này là về tính gan góc từ khi còn là con gái. Người đàn bà hết lòng thương yêu chồng con ấy đã phải trải qua thời khắc dữ dội khi kẻ thù chặt đầu chồng, nhưng má đã vượt lên đau thương để nuôi dạy đàn con khôn lớn trưởng thành. Hình ảnh người mẹ ấy đối mặt với họng súng quân thù như gà mẹ xoè cánh che chở đàn con, khiến kẻ thù phải run sợ trước đôi mắt của người vượt sông vuợt biển. Nuôi con và cả con của đồng chí, má là hiện thân của vẻ đẹp gan góc được tôi luyện trong đấu tranh, với đức hy sinh vô bờ bến lặng thầm, tảo tần lam lũ, đau thương chôn kín trong giọt nước mắt lặng lẽ kín đáo. Trong tâm hồn người phụ nữ ấy là tình yêu lớn lao, ý chí bất khuất kiên cường và cả tinh thần dám hy sinh, đổi mạng sống vì cách mạng.

   Hai chị em Chiến và Việt đã được thừa hưởng tất cả những vẻ đẹp của thế hệ đi trước, tính cách được tạo nên từ truyền thống gia đình, từ hoàn cảnh đặc trưng: thương cha má, cùng chung lo toan công việc cách mạng, giàu tình nghĩa với quê hương. Không phải ngẫu nhiên hai chị em đã cùng xung phong tòng quân một ngày, để trả mối thù cha bị chặt đầu, má bị trái cà nông quân thù sát hại. Trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến.

   Tóm lại, câu nói của chú Năm với hai chị em Chiến, Việt: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc để ghi vào đó. Trăm sông đổ về một biển, con sóng gia đình ta cũng chảy về biển mà biển thì rộng lắm”… là câu nói thể hiện toàn bộ ý tưởng của Nguyễn Thi trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. Ý tưởng này không chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình, mà còn có ý nghĩa khái quát, rộng lớn hơn. Đó là cả một đại gia đình cách mạng miền Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Câu nói này của chú Năm nói riêng và toàn bộ nội dung câu chuyện nói chung đã cho ta hiểu thời kì chống Mỹ ở miền Nam là một thời kì gay go, quyết liệt, nhân dân miền Nam phải sống trong đau khổ với biết bao hi sinh mất mát dưới sự đàn áp dã man của quân thù. Nhưng tinh thần yêu nước, yêu chân lí cách mạng, ý chí quật khởi của nhân dân miền Nam dưới ánh sáng của lí tưởng cách mạng đã bùng lên mãnh liệt, không sức gì ngăn nổi. Đó chính là truyền thống gia đình, truyền thống cách mạng, góp phần làm nên bề dày truyền thống của dân tộc.

Đề bài: Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

Bài làm

   Đề tài những dòng sông luôn trở đi trở lại trong biết bao nhiêu trang thơ trang văn của những người nghệ sĩ. Nếu như con sông Hồng được miêu tả trong tứ thơ Tràng Giang của Huy Cận thì một lần nữa hình ảnh những dòng sông lại được Nguyên Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn để làm nên hai tác phẩm đó là Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Qua đó vẻ đẹp của hai con sông Đà và sông Hương xứ Huế được hiện lên thật đẹp và nên thơ. Có thể nói ngoài vẻ đẹp hung bạo và rậm rộ như bản trường ca của rừng già của hai dòng sông thì chúng ta còn thấy được vẻ đẹp trữ tình đầy thi vị của chúng.

   Trước hết những con sông Việt Nam hiện lên qua vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương qua vẻ đẹp về hình dáng. Vẻ đẹp ấy được bút pháp và tài nghệ của hai nhà văn tài hoa ấy thể hiện rất tinh tế và làm cho người đọc liên tưởng được những hình ảnh hấp dẫn.

   Trước hết là hình dáng sông Đà, với sự tài hoa uyên bác của mình nhà văn Nguyễn Tuân đã mang đến trước mắt ta những vẻ đẹp vô cùng đẹp của con sông chỉ chảy riêng một hướng đó. Chính vẻ đẹp trữ tình của nó đã làm đẹp hơn và lấn át đi những vẻ đẹp hung bạo kia. Có thể nói vẻ đẹp hung bạo của nó khiến cho người ta khiếp sợ bao nhiêu thì vẻ đẹp trữ tình này lại khiến cho người đọc yêu nó , say cái đẹp của nó bấy nhiêu.

   Sông Đà từ trên cao nhìn xuống nó mang vẻ đẹp của một người thiếu nữ Tây Bắc. Nhìn từ trên cao ấy sông Đà “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình… đốt nương xuân”. Phải chăng đó chính là mái tóc của người thiếu nữ Tây Bắc đẹp như làn nước vậy. Đặc biệt từ trên cao xuyên qua những đám mây ấy nhìn xuống vẻ đẹp ấy thật sự giống như mái tóc mượt mà của người con gái xứ Hoa Ban ấy. Không những thế mái tóc ấy còn hiện lên đẹp hơn khi ” Đầu tóc chân tóc ẩn hiện trên mây trời Tây Bắc”. hình ảnh mang đến cho ta một sự hấp dân và nên thơ lạ thường con sông hung bạo với những trận bày thạch đá ấy, những thác nước dữ tợn ấy mà giờ đây lại hiền hòa như mái tóc của người con gái vậy. Thế rồi tác giả quan sát kĩ nhìn dòng sông cũng giống cả một dây thừng ngoằn nghèo nữa. Đó chính là vẻ đẹp thướt tha kiều diễm của sông Đà.

   Không những thế sông Đà còn như một người cố nhân lâu ngày gặp lại chốc hiền hòa rồi lại bất ngờ cáu kỉnh lên đấy thôi. Tác giả vẽ lên những hình ảnh của người cố nhân ấy, nó mang vẻ đẹp như ” vui như nắng giòn tan sau kì mưa rầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Có thể thấy với bút pháp tài hoa của mình Nguyên Tuân đã mang đến cho người đọc một người cố nhân đẹp.

   Sông Đà còn trữ tình khi từ lòng sông nhìn sang hai bên bờ. Nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp ấy đã mang đến cho ta những hình ảnh con sông Đà thật hoang sơ cổ kính. Nhìn ” bờ sông hoang sơ như một bờ tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm thuở xưa. Không những thế mà bớ sông còn hiện lên yên ắng lặng lẽ như tờ. Dường như từ thời nhà Lý nhà Trần cũng yên lặng đến thế mà thôi. Nó còn hiện lên với vẻ đẹp tươi tắn của những lá nương ngô mới nhú đầu mùa, cỏ quanh đồi đang ra những nõn búp mới. qua đây ta thấy sông Đà hiện lên thật hoang sơ cổ kính, cái vẻ đẹp ấy có từ thời rất xa xưa đến nay vẫn còn nguyên.

   Đến con sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng mang đến cho chúng ta một nét đẹp của nó không kém phần sông Đà. Sông Hương xứ Huế cũng có những nét đẹp hung bạo nhưng nhà thơ không nói đên nó quá nhiều mà tập trung vào vẻ đẹp trữ tình của nó. Trước khi về đến thành phố thì dòng sông Hương cũng đã là một bản trường ca của rừng già, nó đi qua những bài đỗ quyên đỏ rực.

   Trước hết vẻ đẹp ấy giống như một cô gái Di- gan phong khoáng và man dại, nó dịu dàng đằm thắm hơn bao giờ hết. Nó không còn là bản trường ca của rừng già nữa mà nó mang vẻ đẹp của sụ hiền lành đáng yêu. Không những thế nó còn mang vẻ đẹp của người mẹ phù sa nơi đây. Sông mang về những phù sa màu mỡ để mang đến cho những cánh động Châu Hóa kia.

   Tiếp theo vẻ đẹp của dòng sông Hương còn được thể hiện khi nó vào ngoại vi thành phố. Nhìn sông Hương “như người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy cỏ dại”. Sông Hương cũng giông sông Đà mang một nét đẹp của người con gái. Thế nhưng ở đây sông Hương mang không đẹp như mái tóc người con gái mà đẹp bởi những đường cong quyến rũ. Để vào được đến thành phố sông Hương phải trải qua không biết bao nhiêu đoạn gấp khúc quanh co qua những đồi thiên Mụ… Và chính những đường gấp khúc ấy nó đã tạo nên những đường cong đẹp đẽ cho sông Hương.

   Vẻ đẹp thư hai của cả hai con sông đó chính là màu sắc. Những sắc nước ấy đã mang lại những điều tuyệt đẹp cho sông Việt Nam.

   Với sông Đà thì sắc nước thay đổi theo mùa. Mùa xuân sắc nước sông Đầ xanh màu xanh ngọc bích. Mùa thu nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ như mặt của một người bầm đi vì rượu bữa” hay là tức giận ai điều gì. Sông Đà chưa bao giờ có màu đen như Pháp đã lếu láo đặt tên nó trên bản đồ.

   Còn sắc nước sông Hương biến đổi theo ngày sớm xanh trưa vàng chiều tím. Đó là những màu sắc đi liền với Huế. Chính vị thế mà ngay cả màu của sông cũng mang hồn Huế.

   Qua đây ta thấy cả hai nhà văn đều mang đến cho chúng ta những vẻ đẹp của hai con sông ấy. Qua những câu văn đầy tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân ta thấy được một vẻ đẹp vô cùng trữ tình của con sông Đà Tây Bắc, và cũng như thế chúng ta cũng biết thêm những nét đẹp của con sông Hương qua bút pháp miêu tả tài tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tóm lại vẻ đẹp của những con sông ấy hay chính là những vẻ đẹp của những con sông Việt Nam.

Đề bài: Về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích.

Bài làm

   Văn xuôi hiện đại Việt Nam đóng góp tên tuổi của mình bằng hàng loạt các nhà thơ, nhà văn với những tác phẩm tiêu biểu, mang đậm dấu ấn cá tính và phong cách riêng. Sau năm 1975, cùng với những thay đổi lớn lao của lịch sử dân tộc, văn học cũng có nhiều thay đổi. Hàng loạt các nghệ sĩ mới ra đời. Những nghệ sĩ trước đó giờ đây xuất hiện trong một hình ảnh mới, với những cách khai thác cuộc sống đầy mới mẻ. Nguyễn Minh Châu, nhà văn của những cuộc hành trình đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người cũng là một trong số ấy. Cùng với rất nhiều các sáng tác khác, “Chiếc thuyền ngoài xa” thực sự là một tác phẩm hay, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc bởi giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Tác phẩm cũng tập trung những nét tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật của chính nhà văn.

   “Chiếc thuyền ngoài xa” là câu chuyện kể về cuộc hành trình đi tìm cái đẹp của người nghệ sĩ. Do đòi hỏi của công việc, nhà nhiếp ảnh đến với một vùng quê chài lưới mong chụp được những khoảnh khắc tuyệt diệu. Mọi cố gắng gần như trở thành vô nghĩa cho đến một ngày anh ta “chộp” được vẻ đẹp trời cho như “…bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét lòe nhòe vào sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do có ánh mặt trời chiếu vào. Vài người lớn dẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới. Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp”. Cái đẹp hoàn thiện tưởng như đã được khám phá ra thì lại vấp phải một hiện thực phũ phàng, lại chứa đựng sau nó những cái phi nghệ thuật. Đằng sau đó là một người chồng lúc nào cũng rượu chè, đánh đập vợ con; một người vợ khốn khổ nhưng đầy lòng vị tha; những đứa trẻ đáng thương đã sớm bị gieo vào trong lòng sự hận thù. Câu chuyện đi vào khai thác những mâu thuẫn trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật, giàu sức triết lí, tính nhân văn và nhân đạo cao cả nên có sức hấp dẫn lớn.

   Tìm hiểu truyện ngắn này, ta bắt đầu từ ngay tên đề của nó. Cũng giống như rất nhiều truyện ngắn khác của mình, ở ngay từ tên đề của câu chuyện, Nguyễn Minh Châu đã gợi mở cho người đọc rất nhiều điều. “Chiếc thuyền ngoài xa”, chính vì vậy nên nó mới trở nên bí ẩn và khó nắm bắt, dự báo nhiều điều bất ngờ. Cốt truyện xoay quanh những vấn đề gần gũi trong cuộc sống, về số phận và hạnh phúc của con người trên con đường mưu sinh vất vả. Nhân vật chính trong tác phẩm là hình tượng người đàn bà làng chài. Nó nằm trong hệ thống hình ảnh về người phụ nữ như Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng”, Liên trong “Bến quê”, Thai trong “Cỏ lau”., những người luôn được Nguyễn Minh Châu dành cho sự ưu ái đặc biệt. Với quan niệm mình là người sinh ra “để thét lên nỗi khổ của con người”, nhà văn đã xây dựng nên một hình tượng phụ nữ khốn khổ nhưng có tâm hồn cao đẹp.

   Bên trong cái vẻ quê mùa, thô kệch, cam chịu của bà là cả một sức sống và tình thương yêu mãnh liệt. Nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc với những lời tâm sự tự đáy lòng: “Chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của một người đàn bà trên chiếc thuyền không có đàn ông (…). Đám đàn bà làng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn, nuôi dưỡng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con rồi nuôi con cho đến lúc khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi sống cho con chứ không sống cho mình như ở trên đất được”. Đó không phải là thứ suy nghĩ cam chịu mà là một sự hi sinh lớn lao. Người phụ nữ thậm chí còn tỏ ra đồng cảm với người đày đọa mình. “Bất kể lúc nào khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thường hay uống rượu”. Bởi xét cho cùng người chồng vừa là thủ phạm gây ra đau khổ cho người thân vừa là nạn nhận của chính cuộc sống khốn khổ ấy. Giọt nước mắt van xin khi người phụ nữ lạy con mình tha cho bố của nó một lần nữa khắc họa sự hi sinh cao cả và vẻ đẹp nữ tính trong người phụ nữ. Cái lạy vừa là một lời van xin đứa trẻ đừng thù ghét cha nó, đừng giống cha nó sau này, còn là lời xin lỗi vì “vòng tay mẹ hữu hạn, không thể che chở, bao bọc được hết cho con”. Cái tài năng của Nguyễn Minh Châu là để cho bạn đọc đi từ băn khoăn, thậm chí cảm thấy khó hiểu về nhân vật, sau đó dần dần gợi mở và thuyết phục họ bằng chính vẻ đẹp ẩn sâu trong hình tượng, thứ vẻ đẹp không hoa mĩ, cầu kì mà gần gũi, giản dị.

   Truyện xây dựng khá nhiều tình huống, sự kiện bất ngờ dẫn tới một tình huống mâu thuẫn xuyên suốt là mâu thuẫn trong hành trình đi tìm cái đẹp đích thực. Người nghệ sĩ khi chớp được bức ảnh kia thoạt đầu đã coi nó là “cái đẹp tuyệt đích” và chiêm nghiệm: “bản thân cái đẹp là đạo đức”. Ngay sau đó anh ta lại vấp phải một nghịch lí, một điều bất ngờ đầy trớ trêu: từ trên chiếc thuyền bước ra là những con người xấu xí, mệt mỏi, cam chịu, thậm chí là thô lỗ, hoang dại. Trên đó tồn tại sự bạo hành, đánh đập dã man. Cái mà người nghệ sĩ săn đuổi cuối cùng lại mang đến một kết quả không mong muốn. Thước phim huyền diệu được rửa bởi thứ thuốc rửa quái đản của ngang trái, xấu xa. Bi kịch trong con người hiện lên thật đáng sợ. Tác phẩm như một minh chứng tiêu biểu cho quan niệm của tác giả: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hay số phận đen đủi dồn đến chân tường, bênh vực cho những con người không còn được ai bênh vực”. vẫn là cái đẹp ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người nhưng giờ đây nó không có là cái đẹp lãng mạn được bao bọc trong “bầu không khí vô trùng” mà là cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống bộn bề. Tác phẩm đặt ra cho độc giả câu hỏi: Thế nào là nghệ thuật đích thực? Và trả lời nó là một triết lí rút ra từ sự chiêm nghiễm: Cái đẹp hoàn thiện phải là sự kết hợp giữa vẻ đẹp của nghệ thuật và cái đẹp trong cuộc sống. Đây mới là điều cần thiết của nghệ thuật, cái không chỉ Nguyễn Minh Châu mà còn rất nhiều người khác đang kiếm tìm.

   Cái làm nên sức hấp dẫn của “Chiếc thuyền ngoài xa” không chỉ là nội dung phản ánh trong tác phẩm, thông qua hình tượng nhân vật, tư tưởng, tình cảm của tác giả mà còn là ở phương diện nghệ thuật. Nét độc đáo và sáng tạo trong nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu thể hiện trong tác phẩm là nghệ thuật xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ truyện. Đặc biệt, triết lí làm cho tính nhân văn, nhân đạo của tác phẩm càng trở nên sâu sắc. Câu chuyện được kể lại qua nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”. “Tôi” vừa là nhân vật tham gia vào truyện lại vừa là người chứng kiến nên có thể kể lại câu chuyện một cách chi tiết, chính xác mà không mất đi tính khách quan của nó. Thông qua những băn khoăn trăn trở và đốn ngộ của “tôi” mà tác phẩm dần gợi mở trước người đọc hiện thực xã hội, cuộc sống con người cũng như bản chất đích thực của cái đẹp.

   Hình tượng nhân vật trong truyện được miêu tả chọn lọc trong một vài chi tiết nhằm phục vụ vào mục đích nghệ thuật nhất định. Người dân chài lưới được khắc họa ở những đường nét ngoại hình khắc khổ, in hằn lên trên đó là sóng gió là muối mặn của biển khơi. Người phụ nữ mang dáng dấp thô kệch của một người lao động chân tay vất vả, nhưng tấm lòng thì lại thật bao dung, độ lượng. Nhà văn đã tỏ ra rất thành công khi tạo ra sự đối lập ấy để thực hiện mục đích của mình, khẳng định vẻ đẹp đích thực trong cuộc sống.

   Khi người nghệ sĩ phát hiện ra sự thật ẩn giấu đằng sau cái đẹp tưởng như toàn thiện cũng là tình huống để cho những mâu thuẫn xung đột được đẩy lên cao trào. Cái được coi là đẹp thực ra mới chỉ là sự nhìn nhận từ bên ngoài. Phía sau nó, là hiện thực trần trụi và đen tối. Để có được cái đẹp đích thực, nghệ thuật lại phải một lần nữa hành trình để kiếm tìm và cuộc hành trình này tất nhiên cũng không hề dễ dàng. Nếu không có một tâm hồn lớn, một sự đồng cảm sâu sắc nhà văn sẽ không tìm thấy viên ngọc ẩn giấu sau lớp vỏ hiện thực trần trụi kia. Điều đó cũng giống như việc người nghệ sĩ trong tác phẩm, sau sự ngộ nhận đầu tiên nếu như không khám phá ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong người đàn bà làm nghề chài lưới kia có lẽ sẽ vĩnh viễn mất đi niềm tin vào sự tồn tại của cái đẹp trong cuộc sống.

   “Mỗi tác phẩm là một phát minh về hiện thực và một khám phá về nội dung” (Lê-ô-nít Lê-ô-nốp). “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu không chỉ là sự khám phá, sáng tạo so với các nhà văn khác mà còn là sự sáng tạo trong chính sáng tác của nhà văn. Tác phẩm cho thấy một hướng quan niệm mới, tiến bộ hơn trong hành trình đi tìm cái đẹp ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn mỗi con người của ông, cái đẹp không mang màu sắc lãng mạn nữa mà gắn liền với hiện thực trần trụi. “Cái đẹp là cuộc sống”. Tác phẩm đã góp phần trả lời cho câu hỏi: nghệ thuật là gì? Cái đẹp là gì? – câu hỏi mà bấy lâu nay rất nhiều người vẫn mong muốn có thể được giải đáp một cách thích đáng nhất. Đặt trong thời kì hiện đại, khi mọi giá trị đang dần có sự thay đổi, câu trả lời của Nguyễn Minh Châu có giá trị lớn lao đối với con người, đặc biệt là với người nghệ sĩ.

   Một tác phẩm nghệ thuật đích thực là tác phẩm có khả năng khơi gợi trong lòng con người những tình cảm tốt đẹp, giúp cho con người sống với nhau ngày càng nhân ái hơn. Đó cũng chính là những gì Nguyễn Minh Châu đã làm được trong “Chiếc thuyền ngoài xa”. Và như một lẽ dĩ nhiên, tác phẩm đã đi sâu vào lòng người và sẽ luôn được độc giả yêu thích, trân trọng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1080

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống