Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
A. Lý thuyết
1. Nhận xét mở đầu
Nhận xét: Mọi số đều được viết dưới dạng tổng các chữ số của nó cộng với một số chia hết cho 9.
Ví dụ:
Ta có: 378 = 3.100 + 7.10 + 8 = 3.(99 + 1) + 7.(9 + 1) + 8
= 3.99 + 3 + 7.9 + 7 + 8
= (3 + 7 + 8) + (3.11.9 + 7.9)
= (tổng các chữ số) + (số chia hết cho 9)
2. Dấu hiệu chia hết cho 9
Dấu hiệu: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó chia hết cho 9.
Ví dụ:
+ Số 792 có tổng các chữ số là 7 + 9 + 2 = 18 chia hết cho 9 thì số 792 chia hết cho 9.
+ Số 108 có tổng các chữ số là 1 + 0 + 8 = 10 chia hết cho 9 thì số 108 chia hết cho 9.
3. Dấu hiệu chia hết cho 3
Dấu hiệu: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó chia hết cho 3.
Ví dụ:
+ Số 102 có tổng các chữ số là 1 + 0 + 2 = 3 chia hết cho 3 thì số 102 chia hết cho 3.
+ Số 321 có tổng các chữ số là 3 + 2 + 1 = 6 chia hết cho 6 thì số 321 chia hết cho 3.
B. Trắc nghiệm & Tự luận
I. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Trong các số 333; 354; 360; 2457; 1617; 152, số nào chia hết cho 9
A. 333 B. 360 C. 2457 D. Cả A, B, C đúng
+ Số 333 có tổng các chữ số là 3 + 3 + 3 = 9 ⋮ 9 nên 333 chia hết cho 9.
+ Số 360 có tổng các chữ số là 3 + 6 + 0 = 9 ⋮ 9 nên 360 chia hết cho 9.
+ Số 2475 có tổng các chữ số là 2 + 4 + 7 + 5 = 18 ⋮ 9 nên 2475 chia hết cho 9.
Chọn đáp án D.
Câu 2: Cho 5 số 0;1;3;6;7. Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số và chia hết cho 3 được lập từ các số trên mà các chữ số không lập lại.
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Các số tự nhiên có ba chữ số vào chia hết cho 3 được lập từ các số trên mà các chữ số chữ lặp lại là: 360; 306; 630; 603
Chọn đáp án B.
Câu 3: Cho A = a785b−−−−−−−−−−−−. Tìm tổng các chữ số a và b sao cho A chia cho 9 dư 2.
A. (a + b) ∈ {9; 18} B. (a + b) ∈ {0; 9; 18}
C. (a + b) ∈ {1; 2; 3} D. (a + b) ∈ {4; 5; 6}
Ta có a, b ∈ {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9} và a ≠ 0
A chia cho 9 dư 2 ⇒ a + 7 + 8 + 5 + b = a + b + 20 chia cho 9 dư 2 hay (a + b + 18) ⋮ 9
Mà 18 ⋮ 9 ⇒ (a + b) ⋮ 9 ⇒ (a + b) ∈ {9; 18}
Chọn đáp án A.
Câu 4: Tìm các số tự nhiên x, y biết rằng 23x5y−−−−−−−−−−−− chia hết cho 2, 5 và 9
A. x = 0; y = 6 B. x = 6; y = 0
C. x = 8; y = 0 D. x = 0; y = 8
Theo giả thiết ta có 23x5y−−−−−−−−−−−− chia hết cho 2 và 5 nên y = 0, ta được số 23×50−−−−−−−−−−−−
Mà 23×50−−−−−−−−−−−− nên 2 + 3 + x + 5 chia hết cho 9 hay (10 + x) ⋮ 9
Theo đáp án ta có x = 8 thỏa mãn yêu cầu bài.
Chọn đáp án C.
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Trong các số 2055; 6430; 5041; 2341; 2305
A. Các số chia hết cho 5 là 2055; 6430; 2341
B. Các số chia hết cho 3 là 2055 và 6430.
C. Các số chia hết cho 5 là 2055; 6430; 2305.
D. Không có số nào chia hết cho 3.
Các số chia hết cho 5 là 2055; 6430; 2305.
Chọn đáp án C.
II. Bài tập tự luận
Câu 1: Chứng mình rằng tích của 3 số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 3.
Gọi 3 số tự nhiên liên tiếp là n; n + 1; n + 2
Tích của ba số tự nhiên liên tiếp là n(n + 1)(n + 2)
Mọi số tự nhiên khi chia cho 3 có thể nhận số dư là 0, 1, 2.
+ Nếu r = 0 thì n chia hết cho 3 ⇒ n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 3.
+ Nếu r = 1 thì n có dạng n = 3k + 1 (k ∈ N)
⇒ n + 2 = 3k + 1 + 2 = 3(k + 1) chia hết cho 3.
⇒ n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 3.
+ Nếu r = 2 thì n có dạng n = 3k + 2 (k ∈ N)
⇒ n + 1 = 3k + 2 + 1 = 3(k + 1) chia hết cho 3.
⇒ n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 3.
Vậy tích của ba số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 3.
Câu 2: Cho các số: 3564; 4352; 6531; 6570; 1248.
a) Viết tập hợp A các số chia hết cho 3 trong các số trên.
b) Viết tập hợp B các số chia hết cho 9 trong các số trên.
c) Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp A và B.
a) Ta có: A = {3564; 6531; 6570; 1248}
b) Ta có: B = {3564; 6570}
c) Ta có B ⊂ A