Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Lịch Sử Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Lịch Sử Lớp 7
- Giải Lịch Sử Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Lịch Sử Lớp 7
- Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 7
Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
(trang 10 sgk Lịch Sử 7): – Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền được hình thành như thế nào ở Trung Quốc ?
Trả lời:
– Giai cấp địa chủ: Một số quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực nên trở thành giai cấp địa chủ.
– Giai cấp nông dân : Nhiều người nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân canh hay tá điền.
(trang 12 sgk Lịch Sử 7): – Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần – Hán và tác động của các chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc.
Trả lời:
– Chính sách đối nội của nhà Tần:
+ Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.
+ Ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất trong cả nước.
– Chính sách đối nội của nhà Hán:
+ Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.
+ Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nhân dân.
+ Khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khai hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.
– Tác động của các chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc là: kinh tế phát triển, trật tự xã hội ổn định, thế nước vững vàng.
(trang 12 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường.
Trả lời:
– Chính sách đối nội:
+ Cử người thân tín cai quản đến các địa phương.
+ Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài.
+ Thực hiện chế độ quân điền : giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
– Chính sách đối ngoại: luôn tìm cách mở rộng bờ cõi bằng cách gây ra những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng:
+ Lấn chiếm vùng Nội Mông.
+ Chinh phục Tây Vực.
+ Xâm lược Triều Tiên.
+ Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam.
+ Ép Tây Tạng phải thần phục.
→ Lãnh thổ Trung Quốc ngày càng được mở rộng.
→ Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.
(trang 13 sgk Lịch Sử 7): – Sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh được biểu hiện như thế nào ?
Trả lời:
– Vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc.
– Người dân và thợ thủ công không những phải nộp tô thuế nặng nề mà còn bị bắt đi lính, đi phu, xây dựng nhiều công trình đồ sộ, tốn kém như Cổ cung ở Kinh đô Bắc Kinh.
– Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, chính quyền phong kiến các triều đại Minh – Thanh suy yếu.
(trang 10 sgk Lịch Sử 7): – Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền được hình thành như thế nào ở Trung Quốc ?
Trả lời:
– Giai cấp địa chủ: Một số quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực nên trở thành giai cấp địa chủ.
– Giai cấp nông dân : Nhiều người nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân canh hay tá điền.
(trang 12 sgk Lịch Sử 7): – Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần – Hán và tác động của các chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc.
Trả lời:
– Chính sách đối nội của nhà Tần:
+ Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.
+ Ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất trong cả nước.
– Chính sách đối nội của nhà Hán:
+ Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần.
+ Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nhân dân.
+ Khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khai hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.
– Tác động của các chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc là: kinh tế phát triển, trật tự xã hội ổn định, thế nước vững vàng.
(trang 12 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường.
Trả lời:
– Chính sách đối nội:
+ Cử người thân tín cai quản đến các địa phương.
+ Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài.
+ Thực hiện chế độ quân điền : giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
– Chính sách đối ngoại: luôn tìm cách mở rộng bờ cõi bằng cách gây ra những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng:
+ Lấn chiếm vùng Nội Mông.
+ Chinh phục Tây Vực.
+ Xâm lược Triều Tiên.
+ Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam.
+ Ép Tây Tạng phải thần phục.
→ Lãnh thổ Trung Quốc ngày càng được mở rộng.
→ Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.
(trang 13 sgk Lịch Sử 7): – Sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh được biểu hiện như thế nào ?
Trả lời:
– Vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc.
– Người dân và thợ thủ công không những phải nộp tô thuế nặng nề mà còn bị bắt đi lính, đi phu, xây dựng nhiều công trình đồ sộ, tốn kém như Cổ cung ở Kinh đô Bắc Kinh.
– Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, chính quyền phong kiến các triều đại Minh – Thanh suy yếu.
Bài 1 (trang 12 sgk Lịch Sử 7): Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được hình thành như thế nào ?
Lời giải:
– Thời kì Xuân Thu – Chiến Quốc ở Trung Quốc (khoảng thế kỉ V TCN) là thời kì có nhiều biến động lớn về kinh tế – xã hội, chính trị và văn hóa dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chiếm nô và hình thành chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
– Về mặt kinh tế: công cụ bằng sắt xuất hiện làm cho nông nghiệp và thủ công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh. Quan lại và một số nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực, trở thành giai cấp địa chủ.
– Nhiều nông dân nghèo bị mất ruộng, phải nhận ruộng của đại chủ để cày cấy gọi là nông dân canh hay tá điền, phải nộp địa tô cho địa chủ.
Như vậy, quan hệ chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân tá điền. Quan hệ phong kiến do đó mà xuất hiện.
Bài 2 (trang 12 sgk Lịch Sử 7): Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào ?
Lời giải:
Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện :
– Xã hội ổn định, đạt đến sự phồn thịnh.
– Bờ cõi đưuọc mở rộng bằng tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng.
– Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện.
→ Dưới nhà Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.
Bài 1 (trang 15 sgk Lịch Sử 7): Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau đó ?
Lời giải:
* Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên khác nhau:
Chính sách cai trị của nhà Tống | Chính sách cai trị của nhà Nguyên |
– Xóa bỏ hoặc miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề của triều đại trước. – Mở mang các công trình thủy lợi, khuyến khích phát triển thủ công nghiệp… |
– Thi hành chính sách phân biệt đối xử giữa các dân tộc: + Người Mông Cổ có quyền lợi cao nhất, hưởng mọi quyền lợi. + Người Hán bị cấm đoán đủ thứ… |
* Có sự khác nhau đó là vì:
– Nhà Tống do người Trung Quốc lập, nên họ thực hiện các chính sách nhằm củng cố và phát triển đất nước, ổn định đời sống nhân dân.
– Nhà Nguyên được lập nên bởi sự xâm lược của người Mông Cổ nên họ thực hiện các chính sách cai trị, áp bức dân tộc hà khắc đối với nhân dân Trung Quốc.
Bài 2 (trang 15 sgk Lịch Sử 7): Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh – Thanh đã được nảy sinh như thế nào ?
Lời giải:
– Sự xuất hiện của công trường thủ công: nhiều xưởng dệt lớn, chuyên môn hóa cao, thuê nhiều nhân công ở Tô Châu, Tùng Giang, xưởng làm đồ sứ ở Cảnh Đức.
– Thương nghiệp phát triển, thành thị phát triển và phồn thịnh như: Bắc Kinh, Nam Kinh.
– Ra nước ngoài buôn bán với nhiều nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập.
Bài 3 (trang 15 sgk Lịch Sử 7): Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học – kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến.
Lời giải:
Lĩnh vực | Những thành tựu |
Tư tưởng | Sự ra đời và phát triển của Nho giáo |
Văn học |
– Nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. – Nhiều tác phẩm với đủ thể loại: + Tiểu thuyết “Thủy hử” của Thi Nại Am. + “Tam quốc diễn nghĩa” của La Hán Trung. + “Tây du kí” của Ngô Thừa Ân. + “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần. |
Sử học | Bộ “Sử kí” của Tư Mã Thiên (thời Hán). |
Nghệ thuật |
– Hội họa, điêu khắc, thủ công mĩ nghệ độc đáo. – Kiến trúc: + Vạn lí Trường thành. + Cố cung ( Tử cấm thành). |