Chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 23 phần 1: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

(trang 110 sgk Lịch Sử 7): Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân như thế nào ?

Trả lời:

    Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân:

    Ruộng đất bỏ hoang. Mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập. Nghiêm trọng nhất là vùng Sơn Nam (Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên…) và vùng Thanh – Nghệ. Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác.

(trang 110 sgk Lịch Sử 7): Phủ Gia Định gồm có mấy dinh, thuộc những tỉnh nào hiện nay ?

Trả lời:

    Phủ Gia Định gồm hai dinh :

    – Dinh Trấn Biên (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) .

    – Dinh Phiên Trấn (Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh).

(trang 110 sgk Lịch Sử 7): Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp ?

Trả lời:

    – Các chúa Nguyễn tổ chức dân đi khai hoang, cấp lương thực, nông cụ, thành lập làng ấp mới khắp vùng Thuận Quảng.

    – Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lí phía nam đã đặt phủ Gia Định. Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nền nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đổng bằng sông Cửu Long.

(trang 111 sgk Lịch Sử 7): Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết.

Trả lời:

    – Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang).

    – Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).

    – Làng dệt La Khê (Hà Nội).

    – Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An).

    – Làng Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nôi) chuyên dệt lụa tơ tằm.

    – Hàng thuê ở Thừa Thiên Huế.

    – Lụa tơ tằm ở Hội An –Quảng Nam.

(trang 112 sgk Lịch Sử 7): Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong ?

Trả lời:

    Lái buôn Nhật Bản cùng cư dân địa phương đã dựng nê thành phố cảng vào khoảng cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII. Từ đó, Hội An trở thành đô thị đẹp, sầm uất Đàng Trong. Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang… đều hướng đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An,hải cảng đẹp nhất, nơi thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.

(trang 110 sgk Lịch Sử 7): Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân như thế nào ?

Trả lời:

    Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân:

    Ruộng đất bỏ hoang. Mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập. Nghiêm trọng nhất là vùng Sơn Nam (Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên…) và vùng Thanh – Nghệ. Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác.

(trang 110 sgk Lịch Sử 7): Phủ Gia Định gồm có mấy dinh, thuộc những tỉnh nào hiện nay ?

Trả lời:

    Phủ Gia Định gồm hai dinh :

    – Dinh Trấn Biên (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) .

    – Dinh Phiên Trấn (Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh).

(trang 110 sgk Lịch Sử 7): Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp ?

Trả lời:

    – Các chúa Nguyễn tổ chức dân đi khai hoang, cấp lương thực, nông cụ, thành lập làng ấp mới khắp vùng Thuận Quảng.

    – Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lí phía nam đã đặt phủ Gia Định. Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nền nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đổng bằng sông Cửu Long.

(trang 111 sgk Lịch Sử 7): Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết.

Trả lời:

    – Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang).

    – Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).

    – Làng dệt La Khê (Hà Nội).

    – Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An).

    – Làng Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nôi) chuyên dệt lụa tơ tằm.

    – Hàng thuê ở Thừa Thiên Huế.

    – Lụa tơ tằm ở Hội An –Quảng Nam.

(trang 112 sgk Lịch Sử 7): Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong ?

Trả lời:

    Lái buôn Nhật Bản cùng cư dân địa phương đã dựng nê thành phố cảng vào khoảng cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII. Từ đó, Hội An trở thành đô thị đẹp, sầm uất Đàng Trong. Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang… đều hướng đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An,hải cảng đẹp nhất, nơi thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.

Bài 1 (trang 112 sgk Lịch sử 7): Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII – XVIII phát triển như thế nào ?

Lời giải:

    – Nông Nghiệp:

    Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê – Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

    – Thủ công nghiệp :

    Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)…

    – Thương nghiệp :

    + Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên – Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

    + Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Bài 2 (trang 112 sgk Lịch sử 7): Vì sao đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển.

Lời giải:

    – Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt.

    – Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.

    – Chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp.

Bài 3 (trang 112 sgk Lịch sử 7): Tại sao trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị.

Lời giải:

    Trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị do sự phát triển công thương nghiệp tạo ra điều kiện hình thành nhiều đô thị mới như Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Kinh Kì ngày càng phồn thịnh.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 907

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống