Chương 6: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

(trang 147 sgk Lịch Sử 7): Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào ?

– Cuộc xung đột Nam – Bắc triều.

– Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.

Trả lời:

Nội dung Cuộc xung đột Nam – Bắc triều Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn
Thời gian Năm 1533 – 1592 Năm 1627 – 1672
Nguyên nhân

– Nhà Lê suy yếu, sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt:

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung lập nhà Mạc (Bắc triều).

+ Năm 1533, Nguyễn Kim lập ra Nam triều.

Mâu thuẫn giữa Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng.
Diễn biến

– Chiến tranh kéo dài hơn 60 năm.

– Thanh – Nghệ là chiến trường chính.

– Chiến tranh kéo dài gần 50 năm.

– Quảng Bình – Hà Tĩnh là chiến trường ác liệt.

Kết quả Năm 1592, Nam triều chiếm Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh chấm dứt. Đất nước bị chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài.

(trang 147 sgk Lịch Sử 7): Quang Trung đã đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia như thế nào ?

Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê.

Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh.

Trả lời:

    – Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

    – Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân Xiêm, Thanh có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng là giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

(trang 147 sgk Lịch Sử 7): Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền ra sao ?

Trả lời:

    – Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.

    – Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố, vua Nguyễn điều hành mọi công việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

    – Ban hành bộ “Hoàng triều luật lệ” (Luật Gia Long).

    – Xây dựng quân đội nhiều binh chủng.

(trang 147 sgk Lịch Sử 7): Tình hình kinh tế, văn hóa ở các thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX.

Trả lời:

Nội dung Những điểm nổi bật
Thế kỉ XVI – XVII Thế kỉ XVIII Nửa đầu thế kỉ XIX
Nông nghiệp

– Đàng Ngoài:

+ Khi chưa chiến tranh: được mùa, no đủ.

+ Khi chiến tranh: ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém.

– Đàng Trong:

Nông nghiệp phát triển, năng suất cao.

– Đầu thế kỉ XVIII: ruộng đất bị địa chủ, cường hào chiếm đoạt, sản xuất nông nghiệp bị đình đốn.

– Cuối thế kỉ XVIII: Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông”, mùa màng no đủ.

– Nông nghiệp sa sút, diện tích canh tác tăng nhưng ruộng bị bỏ hoang, nông dân bị cướp ruộng, phải sống lưu vong.
Thủ công nghiệp

– Xuất hiện nhiều làng thủ công (Bát Tràng – Hà Nội,…

– Xuất hiện nhiều nghề thủ công: dệt vải, gốm, rèn sắt,…

– Thủ công nghiệp được khôi phục. – Thủ công nghiệp phát triển.
Thương nghiệp – Xuất hiện một số đô thị, chợ và phố xá, buôn bán phát triển. – Quang Trung thực hiện chính sách “Mở cửa ải, thông chợ búa”.

– Buôn bán có nhiều thuận lợi, buôn bán với nước Xiêm. Mã Lai, Trung Quốc…

– Nhà Nguyễn thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng”.

Văn học, nghệ thuật

– Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, văn học dân gian phát triển.

– Phục hồi và phát triển nghệ thuật dân gian.

– Quang Trung ban hành “Chiếu lập học”, dùng chữ Nôm làm chữ viết.

– Văn học chữ Nôm phát triển cao, tiêu biểu là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

– Văn học dân gian phát triển cao độ.

– Xuất hiện nhà thơ nữ. Nghệ thuật dân gian phát triển phong phú.

– Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng (chùa Tây Phương – Hà Nội).

Bài tập ở nhà (trang 148 sgk Lịch Sử 7)

(trang 147 sgk Lịch Sử 7): Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào ?

– Cuộc xung đột Nam – Bắc triều.

– Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.

Trả lời:

Nội dung Cuộc xung đột Nam – Bắc triều Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn
Thời gian Năm 1533 – 1592 Năm 1627 – 1672
Nguyên nhân

– Nhà Lê suy yếu, sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt:

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung lập nhà Mạc (Bắc triều).

+ Năm 1533, Nguyễn Kim lập ra Nam triều.

Mâu thuẫn giữa Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng.
Diễn biến

– Chiến tranh kéo dài hơn 60 năm.

– Thanh – Nghệ là chiến trường chính.

– Chiến tranh kéo dài gần 50 năm.

– Quảng Bình – Hà Tĩnh là chiến trường ác liệt.

Kết quả Năm 1592, Nam triều chiếm Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh chấm dứt. Đất nước bị chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài.

(trang 147 sgk Lịch Sử 7): Quang Trung đã đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia như thế nào ?

Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê.

Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh.

Trả lời:

    – Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

    – Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân Xiêm, Thanh có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng là giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

(trang 147 sgk Lịch Sử 7): Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền ra sao ?

Trả lời:

    – Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.

    – Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố, vua Nguyễn điều hành mọi công việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

    – Ban hành bộ “Hoàng triều luật lệ” (Luật Gia Long).

    – Xây dựng quân đội nhiều binh chủng.

(trang 147 sgk Lịch Sử 7): Tình hình kinh tế, văn hóa ở các thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX.

Trả lời:

Nội dung Những điểm nổi bật
Thế kỉ XVI – XVII Thế kỉ XVIII Nửa đầu thế kỉ XIX
Nông nghiệp

– Đàng Ngoài:

+ Khi chưa chiến tranh: được mùa, no đủ.

+ Khi chiến tranh: ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém.

– Đàng Trong:

Nông nghiệp phát triển, năng suất cao.

– Đầu thế kỉ XVIII: ruộng đất bị địa chủ, cường hào chiếm đoạt, sản xuất nông nghiệp bị đình đốn.

– Cuối thế kỉ XVIII: Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông”, mùa màng no đủ.

– Nông nghiệp sa sút, diện tích canh tác tăng nhưng ruộng bị bỏ hoang, nông dân bị cướp ruộng, phải sống lưu vong.
Thủ công nghiệp

– Xuất hiện nhiều làng thủ công (Bát Tràng – Hà Nội,…

– Xuất hiện nhiều nghề thủ công: dệt vải, gốm, rèn sắt,…

– Thủ công nghiệp được khôi phục. – Thủ công nghiệp phát triển.
Thương nghiệp – Xuất hiện một số đô thị, chợ và phố xá, buôn bán phát triển. – Quang Trung thực hiện chính sách “Mở cửa ải, thông chợ búa”.

– Buôn bán có nhiều thuận lợi, buôn bán với nước Xiêm. Mã Lai, Trung Quốc…

– Nhà Nguyễn thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng”.

Văn học, nghệ thuật

– Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, văn học dân gian phát triển.

– Phục hồi và phát triển nghệ thuật dân gian.

– Quang Trung ban hành “Chiếu lập học”, dùng chữ Nôm làm chữ viết.

– Văn học chữ Nôm phát triển cao, tiêu biểu là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

– Văn học dân gian phát triển cao độ.

– Xuất hiện nhà thơ nữ. Nghệ thuật dân gian phát triển phong phú.

– Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng (chùa Tây Phương – Hà Nội).

Bài tập ở nhà (trang 148 sgk Lịch Sử 7)

Bài tập ở nhà (trang 148 sgk Lịch sử 7): Em hãy lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.

Lời giải:

STT Tên cuộc khởi nghĩa Người lãnh đạo Thời gian Tóm tắt diễn biến chính Ý nghĩa
1 Khởi nghĩa của Trần Tuân Trần Tuân 1511 Đóng quân ở Sơn Tây, nghĩa quân có tới hàng vạn người, đã từng tiến về Từ Liêm, uy hiếp kinh thành Thăng Long. Các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt nhưng góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.
2 Khởi nghĩa của Lê Hy, Thịnh Hưng Lê Hy, Thịnh Hưng 1512 Nghĩa quân hoạt động ở Nghệ An, phát triển ra Thanh Hóa
3 Khởi nghĩa của Phùng Chương Phùng Chương 1515 Nghĩa quân hoạt động mạnh ở Tam Đảo
4 Khởi nghĩa của Trần CảoTrần Cảo Trần Cảo 1516 Đóng quân ở Đông Triều. Nghĩa quân 3 lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hóa.
5 Khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng Nguyễn Dương Hưng 1737 Nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân Đàng Ngoài. Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.
6 Khởi nghĩa của Lê Duy Mật Lê Duy Mật 1738 – 1770 Hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An.
7 Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương Nguyễn Danh Phương 1740 – 1751 Căn cứ chính ở Tam Đảo và lan rộng khắp Sơn Tây, Tuyên Quang.
8 Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu Nguyễn Hữu Cầu 1741 – 1751

Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn, Hải Phòng, di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi xuống Sơn Nam,vào Thanh Hóa, Nghệ An.

Nghĩa quân lấy khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”, được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.

9 Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất Hoàng Công Chất 1739 – 1769 Căn cứ chính ở Điện Biên. Nghĩa quân đã bảo vệ biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.
10 Khởi nghĩa Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ 1771

– Căn cứ chính ở Tây Sơn, xây thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân.

– Nghĩa quân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế nên nghĩa quân nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của nhân dân và các dân tộc thiểu số.

– Tạo dựng được lòng tin của nhân dân, tạo tiền đề cho phong trào Tây Sơn phát triển, thống nhất nước nhà.
11 Khởi nghĩa Phan Bá Vành Phan Bá Vành 1821- 1827

– Nghĩa quân hoạt động rộng khắp ở Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.

– Lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình.

– Năm 1827, nhà Nguyễn huy động lực lượng tấn công nghĩa quân, Phan Bá Vành bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

– Góp phần làm lung lay triều đình nhà Nguyễn.
12 Khởi nghĩa Nông Văn Vân Nông Văn Vân 1833 – 1835

– Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Việt Bắc.

– Hai lần đẩy lùi cuộc càn quét lớn của triều đình.

– Lần thứ ba, quân triều đình tấn công dữ dội, Nông Văn Vân chết trong rừng, khởi nghĩa bị dập tắt.

13 Khởi nghĩa Lê Văn Khôi Lê Văn Khôi 1833-1835

– Tháng 6 – 1833, Lê Văn Khôi chiếm thành Phiên An, tự xưng Bình Nam Đại nguyên soái.

– Cả 6 tình Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa.

– Tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình, Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh qua đời.

– Nghĩa quân bị đàn áp khốc liệt.

14 Khởi nghĩa Cao Bá Quát Cao Bá Quát 1854 -1856

– Tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du nổi dậy ở Hà Nội.

– Năm 1855, Cao Bá Quát hi sinh.

– Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu đến cuối năm 1856 thì bị dập tắt.

Bài tập ở nhà (trang 148 sgk Lịch Sử 7)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1164

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống