Chương 2: Nitơ – Photpho

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Bài Tập Hóa Học 11 – Bài 11: Axit photphoric và muối photphat giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 (trang 53 SGK Hóa 11): Viết phương trình hoá học dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng giữa axit photphoric với lượng dư của:

a. BaO ;    b. Ca(OH)2 ;     c. K2CO3

Lời giải:

Các chất lấy dư nên muối tạo ra là muối trung hoà:

a.     2H3PO4 + 3BaO → Ba3(PO4)2 + 3H2O

   Phương trình phân tử trùng với phương trình ion thu gọn

b.     2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 6H2O

   2H3PO4 + 3Ca2+ + 6OH → Ca3(PO4)2 + 6H2O

c.     2H3PO4 + 3K2CO3 → 2K3PO4 + 3H2O + 3CO2

   2H3PO4 + 3CO32- → 2PO43- + 3H2O + CO2

Bài 2 (trang 53 SGK Hóa 11): Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa axit nitric và axit photphoric. Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ?

Lời giải:

Những tính chất chung: Đều có tính axit

   + Chuyển màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng

   + Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):

   3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

   Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

   + Tác dụng với một số muối của axit yếu và không có tính khử:

   2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

   2H3PO4 + 3Na2SO3 → 2Na3PO4 + 3H2O + 3SO2

Những tính chất khác nhau:

HNO3 H3PO4

– Axit HNO3 là axit mạnh

HNO3 → H+ + NO3

– Axit HNO3 có tính oxi hoá mạnh

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

– Axit H3PO4 là một triaxit trung bình

H3PO4 ⇆ H+ + H2PO4

H2PO4 ⇆ H+ + HPO42-

HPO42- ⇆ H+ + PO43-

– Axit H3PO4 không có tính oxi hoá.

3Fe + 2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2

S + H3PO4 → không phản ứng

3FeO +2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2O

Bài 3 (trang 54 SGK Hóa 11): Phương trình điện li tổng cộng của H3PO4 trong dung dịch là:

H3PO4 ⇆ 3H+ + PO43-

Khi thêm HCl vào dung dịch:

A. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận.

B. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.

C. Cân bằng trên không bị dịch chuyển.

D. Nồng độ PO43- tăng lên.

Lời giải:

– Đáp án B.

– Khi thêm HCl vào làm tăng nồng độ H+ trong dung dịch. Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ H+

⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Bài 4 (trang 54 SGK Hóa 11): a) Lập các phương trình hóa học sau đây:

a. H3PO4 + K2HPO4

      1 mol      1mol

b. H3PO4 + NaOH →

      1 mol      1mol

c. H3PO4 + Ca(OH)2

      2mol      1mol

d. H3PO4 + Ca(OH)2

      2mol      3mol

Lời giải:

a. H3PO4 + K2HPO4 → 2KH2PO4

    1 mol         1mol

b. H3PO4 + Ca(OH)2 → CaHPO4 + 2H2O

    1 mol         1mol

c. 2H3PO4 + Ca(OH)2 → Ca(H2PO4)2 + 2H2O

    2mol         1mol

d. 2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 6H2O

    2mol         3mol

Bài 5 (trang 54 SGK Hóa 11): Để thu được muối photphat trung hoà, cần lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1,00M cho tác dụng với 50,0ml H3PO4 0,50M?

Lời giải:

Ta có: nH3PO4 = 0,05.0,5 = 0,025(mol)

Phương trình phản ứng:

   H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O

Từ ptpư suy ra:

   nNaOH = 3nH3PO4 = 3. 0,025 = 0,075 (mol)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1167

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống