Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 6

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 8: Sống chan hòa với mọi người giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Bài 1 trang 23 Bài tập tình huống GDCD 6: Ngày khai giảng, tác giả dự định mặc bộ quần áo nào?

Trả lời:

Vào ngày khai giảng, tác giả dự định sẽ mặc chiếc váy trắng phớt hồng tác giả yêu thích nhất đã được bố mua ở Paris.

Bài 2 trang 23 Bài tập tình huống GDCD 6: Tại sao tác giả không thích mặc bộ quần áo ở trường may?

Trả lời:

Tác giả không thích mặc áo đồng phục bởi tác giả cho rằng chiếc váy đó rất xấu. Tác giả đã thể hiện rằng không bao giờ sẽ mặc nó, chiếc váy màu xanh rêu, màu nhà quê, màu tác giả ghét cay ghét đắng.

Bài 3 trang 23 Bài tập tình huống GDCD 6: Ba (bố) của tác giả đã giải thích cho tác giả như thế nào khi mặc bộ quần áo đồng phục do trường may?

Trả lời:

Sau khi nghe phản ứng của con gái, bố tác giả đã phản ứng lại rất nhẹ nhàng, và giải thích cho con gái hiểu về ý nghĩa của đồng phục. “Con biết không đồng phục không chỉ phân biệt học sinh trường này với học sinh trường khác. Nó còn có ý nghĩa hơn nhiều. Đồng phục mang lại cho con tính hòa đồng. Nó xóa đi cái vạch ngăn cách giàu nghèo giữa mọi người: nó giúp các bạn con khỏi nỗi mặc cảm vì hoàn cảnh. Như vậy là những bộ đồng phục đã làm mọi người xích lại gần nhau, đoàn kết hơn, gắn bó hơn phải không con?”

Bài 4 trang 23 Bài tập tình huống GDCD 6: Em đã hiểu lời giải thích đó chưa? Em có tán thành không? Vì sao?

Trả lời:

Em đã hiểu lời giải thích của ba (bố) tác giả. Em tán thành với ý kiến, suy nghĩ đó. Bởi vì, việc cùng mặc đồng phục sẽ làm cho mọi người gần gũi, hòa đồng và không phân biệt đối xử với nhau, thể hiện sự công bằng trong giáo dục…

Bài 5 trang 23 Bài tập tình huống GDCD 6: Em có nhận xét gì về câu nói của tác giả với ba (bố): “Từ ngày mai ba không phải đưa con đi học bằng ô tô nữa, con muốn đi xe đạp. Con sẽ qua rủ Diệp di cùng”.

Trả lời:

Câu nói của tác giả với ba (bố) bên trên thể hiện sự trưởng thành của cô bé. Sau khi, được ba giải thích cho mọi chuyện, cô bé đã hiểu mọi chuyện. Việc làm này của cô bé, thể hiện cô đã trưởng thành, biết sống hòa hợp, biết giúp đỡ người khác, đặc biệt cô không xa lánh mà hòa đồng, yêu thương và tôn trọng mọi người.

Em hãy rút ra bài học về đạo đức (trang 23):

Trả lời:

Học sinh cần phải sống chan hòa vì: sống chan hòa mới xây dựng được tập thể lớp hòa hợp, các thành viên mới sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm và đoàn kết đưa tập thể vững mạnh, đi lên.

Sống chan hòa sẽ làm chúng ta biết tôn trọng người khác, kéo gần khoảng cách giữa con người với nhau, từ đó biết chia sẻ, biết tha thứ và yêu thương nhau…

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1109

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống