Chương 2: Môi trường đới ôn hòa. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 13: Môi trường đới ôn hòa giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

(trang 42 sgk Địa Lí 7): – Phân tích bảng số liệu dưới đây để thấy tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hòa.

Đới Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm Lượng mưa trung bình năm
Đới lạnh Ac-khan-ghen (65oB) -1oC 539mm
Đới ôn hòa Côn (51oB) 10oC 676mm
Đới nóng TP. Hồ Chí Minh (10o47’B) 27oC 1931mm

Trả lời:

– Về vị trí: đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh.

– Về nhiệt độ trung bình năm: không nóng bằng đới nóng và không lạnh bằng đới lạnh.

– Về lượng mưa trung bình năm: không nhiều như đới nóng và không ít như đới lạnh.

(trang 43 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 13.1, phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa.

Trả lời:

Do vị trí trung nên thời tiết đới ôn hòa có sự biến động thất thường.

– các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ổ vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh.

-gió Tây ôn đới và các khối khí đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền làm cho thời tiết đới ôn hòa luôn biến động, rất khó dự báo trước.

(trang 45 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 13.1:

– Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hòa.

– Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa.

Trả lời:

– Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hòa.

      + Các kiểu môi trường ở đới ôn hòa : môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa; môi trường địa trung hải; môi trường cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm ; môi trường hoang mạc ôn đới

      + Xác định các kiểu môi trường ở đới ôn hòa: ví dụ như ở lục địa Á – Âu, các nước ven biển Tây Âu có môi trường ôn đới hải dương, vùng ven biển địa trung hải có môi trường địa trung hải, phần lớn lục địa có môi trường ôn đới lục địa, ở phía Nam trong lục địa có môi trường hoang mạc ôn đới, phía nam Trung Quốc , Nhật Bản có môi trường cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm…

– Vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa.:

      + nơi nào có dòng biển nóng chảy qua, nơi đó có khí hậu ôn đới hải dương.

      + Gió Tây ôn đới mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền, làm nên khí hậu ôn đới hải dương.

Câu 1: Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ồ đới ôn hòa thể hiện như thế nào?

Lời giải:

– Tính chất trung gian của khí hậu ở đới ôn hòa thể hiện ở:

      + Tính chất ôn hòa của khí hậu: không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng, cũng không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh.

      + Chịu tác động của cả các khối khí ở đới nóng lẫn các khối khí ở đới lạnh.

      + Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào vị trí gần cực hay gần chí tuyến.

      + Nguyên nhân: do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.

– Tính chất thất thường của thời tiết đới ôn hòa thể hiện ở:

      + Thời tiết có thể nóng lên hoặc lạnh đi đột ngột từ 10oC đến 15oC trong vài giờ khi có đợt không khí nóng từ chí tuyến tràn lên hay có đợt không khí lạnh từ cực tràn xuống.

      + Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng (từ nắng sang mưa hay tuyết rơi và ngược lại,…) khi có gió Tây mang không khí nóng ẩm từ đại dương thổi vào đất liền.

Câu 2: Trình bày sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa.

Lời giải:

– Sự phân hóa theo thời gian thể hiện rõ rệt 4 trong một năm .

– Sự thay đổi theo không gian: thể hiện ở sự thay đổi cảnh quan, thảm thực vật, khí hậu..từ tây sang đông, từ bắc xuống nam.

+ Khí hậu:

   • Bờ Tây lục địa có khí hậu ôn đới hải dương: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, màu đông không lạnh lắm; càng vào sâu trong đất liền khí hậu ôn đới lục địa càng rõ rệt: lượng mưa giảm dần mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng.

   • Ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn; gần chí tuyến có khí hậu địa trung hải.

+ Thảm thực vật:

   • Từ tây sang đông: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

   • Từ bắc xuông nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1146

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống