Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 7
- Giải Địa Lí Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 7
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
(trang 117 sgk Địa Lí 7): – Tại sao ở miền Bắc và ở phía tây dân cư lại quá thưa thớt như vậy?
Trả lời:
Ở miền Bắc và ở phía tây Bắc Mĩ dân cư quá thưa thớt chủ yếu là do miền Bắc giá lạnh, phía tây là núi non hiểm trở (dải núi Coóc-đi-e)., khí hậu khô hạn
(trang 118 sgk Địa Lí 7): – Dựa vào hình 37.1, nêu tên một số thành phố lớn nằm trên hai dải siêu đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn và từ Si-ca-gô đến Môn-trê-an.
Trả lời:
– Dải siêu đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn : Bô-xtơn, Niu I-oóc, Phi-la-đen-phi-a, Oa-sinh-tơn.
– Dải siêu đô thị từ Si-ca-gô đến Môn-trê-an có các thành phố lớn: Si-ca-gô, Đi-tơ-roi, Tô-rôn-tô, Ôt-ta-oa, Môn-trê-an.
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, lập bảng thông kê theo mẫu sau:
Mật độ dân số | Vùng phân bố chủ yếu |
– Dưới 1 người/km2 – Từ 1 – 10 người/km2 – Từ 51- 100 người/km2 – Trên 100 người/km2 |
Lời giải:
Mật độ dân số | Vùng phân bố chủ yếu |
– Dưới 1 người/km2 – Từ 1 – 10 người/km2 – Từ 51- 100 người/km2 – Trên 100 người/km2 |
– Bán đảo A – la – xca và phía Bắc Ca – na – đa – Hệ thống Cooc – đi – e – Dải đồng bằng hẹp vem Thái Bình Dương – Phía đông Mi – xi – xi – pi – Dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải đông bắc Hoa Kì |
Câu 2: Trình bày sự thay đổi trong phân bố dân cư của Bắc Mĩ.
Lời giải:
– Phía đông Hoa Kì là khu vực tập trung đông dân nhất của Bắc Mĩ, đặc biệt dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn, do ở đây công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, hải cảng lớn.
– Hiện nay, một bộ phận dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.