Chương 7: Châu Mĩ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 40: Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời” giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Câu 1: Vùng công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì

Quan sát các hình 37.1, 39.1 và dựa vào kiến thức đã học, cho biết:

– Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì

– Tên các ngành công nghiệp chính ở đây

– Tại sao các ngành công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút?

Lời giải:

– Các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì : Niu I-ooc, Phi-la đen-phi-a, Oa-sinh-tơn, Si-ca-gô, Đi-tơ-roi, Ôt-ta-ao, Môn-trê-an.

– Các ngành công nghiệp chính ở đây: luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, dệt, đóng tàu, khai thác và chế biến gỗ.

– Các ngành công nghiệp truyền thống ở vùng ĐÔng Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút, vì : hạ tầng cơ sở lạc hậu, ngành luyện thép và khai thác than bị đình đốn, không khí và nước bị ô nhiễm…; bị cạnh tranh bởi các nước Tây Âu, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới ở Châu Á…

Câu 2: Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới

Quan sát trên hình 40.1 và dựa vào kiến thức đã học , cho biết:

– Hướng chuyển dịch vốn và la động ở Hoa Kì.

– Tại sao có sự dịch chuyển vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì?

– Vì trí của vùng công nghiệp “Vành đai mặt trời” có những thuận lợi gì?

Lời giải:

– Vốn và lao động ở Hoa Kì đang có sự dịch chuyển theo hướng từ vùng ĐÔng BẮc xuống vành đai công nghiệp mới ở phía Tây và phía Nam của Hoa Kì

– Nguyên nhân của sự dịch chuyển vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì là sự phát triển mạnh mẽ của vành đai công nghiệp mới ở phía Tây và phía Nam trong giai đoạn hiện nay.

– Vị trí của vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời” có những thuận lợi sau:

      + Gần biên giới Mê-hi-cô nê dễ nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa sang các nước Trung và Nam Mĩ.

      + Phía Tây thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế (xuất nhập khẩu) với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1083

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống