Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 7
- Giải Địa Lí Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 7
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
(trang 126 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 41.1, cho biết Trung và Nam Mĩ giáp các biển và đại dương nào ?
Trả lời:
Trung và Nam Mĩ giáp với biển Ca-ri-bê, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
(trang 127 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 41.1 và các kiến thức đã học, cho biết:
– Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào?
– Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió gì, thổi theo hướng nào?
Trả lời:
– Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới.
– Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió Tín phong, thổi theo hướng đông bắc.
Câu 1: Quan sát hình 41.1, nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.
Lời giải:
Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ có ba phần:
– Hệ thống núi An-đet ở phía tây: cao và đồ sộ nhất châu Mĩ, giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng.
– Đồng bằng ở trung tâm : các đồng bằng Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn (rộng và bằng phẳng nhất thế giới), La-pla-ta, Pam-pa.
– Các sơn nguyên ở phía đông: Guy-a-ba, Bra-xin.
Câu 2:So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.
Lời giải:
– Giống nhau : cấu trúc địa hình của Trung và Nam Mĩ tương tự với cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.
– Khác nhau :
+ Bắc Mĩ có núi già A-pa-lat ở phía đông, trong khi ở Nam Mĩ là các cao nguyên.
+ Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trongg khi ở Nam Mĩ hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ.
+ Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Đồng bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đông bằng nối với nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa. Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đòng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên.