Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 7
- Giải Địa Lí Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 7
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 47: Châu Nam Cực – châu lục lạnh nhất thế giới giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
(trang 140 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 47.1, xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục?
Trả lời:
– Châu Nam Cực nằm ở vùng cực Nam của Trái Đất
– Do nằm ở vùng cực, nên về mùa đông đêm địa cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. nên châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt.
(trang 141 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 47.2, nhận xét về chế độ nhiệt của châu Nam Cực.
Trả lời:
– Trạm Lin-tơn A-mê-ri-can: nhiệt độ cao nhất khoảng -10oC (Tháng 1), nhiệt độ thấp nhất khoảng -42oC (Tháng 9); biên độ nhiệt trung bình năm khoảng: -32oC.
– Trạm Vô-xtốc: nhiệt độ cao nhất khoảng -38oC (Tháng 1), nhiệt độ thấp nhất khoảng -73oC (tháng 10); biên độ nhiệt trung bình năm khoảng -35oC.
Nhìn chung nhiệt độ của châu Nam Cực quanh năm rất thấp, biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
(trang 141 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 47.3, cho biết đặc điểm nổi bật của bề mặt lục địa Nam Cực.
Trả lời:
Toàn bộ bề mặt lục địa Nam Cực bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.
(trang 142 sgk Địa Lí 7): – Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào?
Trả lời:
Băng ở Nam Cực tan sẽ làm mực nước biển dâng cao, làm ngập các vùng đất thấp ven biển, nhất là các đồng bằng châu thổ dân .
Câu 1: Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
Lời giải:
– Khí hậu:
+ Rất giá lạnh – “cực lạnh” của thế giới. Nhiệt độ quanh năm dưới – 10oC
– Địa hình: Toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.
+ Là vùng khí áp cao; gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, với vận tốc thường trên 69km/h. Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.
– Sinh vật:
+ Thực vật không thể tồn tại.
+ Động vật: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biển, cá voi.
– Khoáng sản: giàu than đá, sắt, đồng,…
Câu 2: Tại sao châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống?
Lời giải:
Chim cánh cụt, hải cẩu và hải báo có lớp mỡ dày tác dụng giữ nhiệt tốt, đồng thời chim cánh cụt, hải cẩu và hải báo, các loài chim biển sống ở ven lục địa và trên các đảo dựa vào nguồn cá, tôm và phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh.