Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 7
- Giải Địa Lí Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 7
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
(trang 156 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 52.1, cho biết đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương.
Trả lời:
– Quan sát hình 52.1, nhận xét:
+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 18oC, tháng 7.
+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng 8oC, tháng 1.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 10oC
+ Mùa mưa nhiều: tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
+ Mùa mưa ít hơn: tháng 2 đến tháng 9.
+ Tổng lượng mưa: 820mm.
– Từ đó, rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương: mùa hạ mát; mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 0oC; mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 – 1000mm/năm).
(trang 156 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 52.2, cho biết đặc điểm của khí hậu ôn đới lục địa.
Trả lời:
– Quan sát hình 52.2, nhận xét:
+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 20oC, tháng 7.
+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng -12oC, tháng 1.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 32oC.
+ Mùa mưa: tháng 5 đến tháng 10.
+ Mùa khô: tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Tổng lượng mưa: 443mm.
– Từ đó, rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới lục địa: biên độ nhiệt trong năm lớn : mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống dưới 0oC, ở nhiều nơi có tuyết rơi và sông ngòi có thời kì bị đóng băng; mưa quanh năm và lượng mưa nhỏ (từ 400 đến 600mm/năm).
(trang 157 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 52.3, cho biết khí hậu địa trung hải có gì đặc biệt?
Trả lời:
– Quan sát hình 52.3, nhận xét:
+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 25oC, tháng 7
+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng 10oC, tháng 1
+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 15oC.
+ Mùa mưa nhiều: tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
+ Mùa khô: tháng 4 đến tháng 11
+ Tổng lượng mưa: 711mm.
– Từ đó, rút ra điểm đặc biệt của khí hậu địa trung hải: mùa hạ nóng khô ; mùa đông không lạnh lắm; mưa tập trung vào vào thu – đông.
(trang 158 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 52.4, cho biết trên dãy An-pơ có bao nhiêu đai thực vật? Mỗi đai bắt đầu và kết thúc ở độ cao nào?
Trả lời:
Trên dãy An-pơ có các đai thực vật:
– Dưới 800m: đồng ruộng và làng mạc.
– 800 – 1.800m: rừng hỗn giao.
– 1.800 – 2.200m: rừrig lá kim.
– 2.200 – 3.000m: đồng cỏ núi cao.
– Trên 3.000m: băng tuyết vĩnh viễn.
Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.
Lời giải:
– Sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa
+ Nhiệt độ: khí hậu ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 18oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 8oC. Khí hậu ồn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 20oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất là -12oC. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
+ Lượng mưa: khí hậu ôn đới hải dương có lượng mưa hàng năm khoảng l.000mm, khí hậu ôn đới lục địa lượng mưa hàng năm từ 400 đến 600mm. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
– Sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.
+ Nhiệt độ: khí hậu địa trung hải có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 25oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 10oC. Khí hậu ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất là 30oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng -12oC. Như vậy, khí hậu địa trung hải có mùa hạ nóng, mùa đông không lạnh và ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
+ Lượng mưa: khí hậu địa trung hải có lượng mưa trung bĩnh năm gần l.000mm, nhưng tập trung vào thu – đông, mùa khô là mùa hạ. Khí hậu ôn đới lục địa có lượng mưa hàng năm từ 400 – 600mm, mưa vào mùa hạ. Như vậy, khí hậu địa trung hải và khí hậu ôn đới có mùa mưa khác nhau.
Câu 2: Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang đông?
Lời giải:
Thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông vì có sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa . Phía tây có khí hậu ôn hòa, mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn nên rừng lá rộng phát triển. Vào sâu trong đất liền, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm nên rừng lá rộng phát triển. Càng đi về phía đông, lượng mưa càng giảm, biên độ nhiệt lớn nên thảo nguyên thay thế cho rừng.