Phần 1: Thành phần nhân văn của môi trường

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 1: Dân số giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 1 trang 3: Quan sát tháp tuổi ở hình 1.1 cho biết:

     + Trong số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé trai bao nhiêu bé gái?

     + Hình dạng của hai tháp tuổi khác nhau như thế nào? Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao?

Trả lời:

– Tháp tuổi thứ nhất có khoảng 5,5 triệu bé gái và 5,5 triệu bé trai.

– Tháp tuổi thứ 2 có khoảng 5,5 triệu bé gái và 4,5 triệu bé trai.

– Hình dạng 2 tháp tuổi:

     + Tháp tuổi thứ nhất có đáy tháp rộng, thân tháp thu hẹp dần, đỉnh nhọn.

     + Tháp tuổi thứ 2 có đáy tháp thu hẹ, thân tháp mở rộng.

– Tháp tuổi có thân tháp mở rộng thể hiện số người trong độ tuổi lao động cao, nhưng đáy tháp hẹp thể hiện tỉ lệ sinh đã giảm, tương lai nguồn lao động cũng bị giảm.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 1 trang 4: Quan sát hình 1.2, nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ 19 đến cuối thế kỉ 20.

Trả lời:

Từ đầu thế kỉ 19 dân số thế giới có xu hướng tăng nhanh và tăng liên tục đến cuối thế kỉ 20. Cụ thể là: Năm 1804 thế giới có khoảng 1 tỉ người đến năm 1999 thế giới đã tăng lên thành 6 tỉ người.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 1 trang 5: Quan sát, so sánh hai biểu đồ về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước phát triển và nước đang phát triển từ năm 1800 đến năm 2000 dưới đây cho biết: Trong biết từ năm 1950 đến năm 2000, nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn? Tại sao?

Trả lời:

Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2000, nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn nhóm nước phát triển.

Nguyên nhân

– Do ở các nước đang phát triển từ năm 1950 lần lượt giành được độc lập, đời sống được cải thiện, những tiến bộ của khoa học kĩ thuật làm cho tỉ lệ tử giảm, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.

Bài 1 trang 6 Địa Lí 7: Tháp tuổi cho ta biết đặc điểm gì của dân số?

Trả lời:

Nhìn vào tháp tuổi, chúng ta biết:

– Kết cấu theo độ tuổi của dân số: bao nhiêu người ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi; số người trong độ tuổi lao động.

– Kết cấu theo giới tính của dân số: bao nhiêu nam, nữ ở từng lớp tuổi và từng nhóm tuổi.

Bài 2 trang 6 Địa Lí 7: Dựa vào bảng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và phân bố dân cư thế giới theo châu lục dưới đây, hãy cho biết châu lục nà có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất châu lục nào có châu lục nào tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất. Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số toàn thế giới lại tăng?

Châu lục và khu vực Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) Dân số so với toàn thế giới (%)
1950-1955 1990-1995 1950 1995
Toàn thế giới 1,78 1,48 100,0 100,0
Châu Á 1,91 1,53 55,6 60,5
Châu Phi 2,23 2,68 8,9 12,8
Châu Âu 1,00 0,16 21,6 12,6
Bắc Mĩ 1,70 1,01 6,8 5,2
Nam Mĩ 2,65 1,70 6,6 8,4
Châu Đại Dương 2,21 1,37 0,5 0,5

Trả lời:

– Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất là Châu Phi.

– Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất là châu Âu

– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới tăng, vì: dân số châu Á quá nhiều (chiếm 55,6% dân số thế giới) cho nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á mặc dù có giảm nhưng số dân tăng lên vẫn còn rất nhiều nên tỉ trọng dân số so với toàn thế giới vẫn tăng cao.

Bài 3 trang 6 Địa Lí 7: Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết.

Trả lời:

– Bùng nổ dân số xảy ra vào những năm 50 của thế kỉ XX. Vào thời kì này, tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Bùng nổ dân số xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

– Nguyên nhân: do tỉ suất sinh lớn, tỉ suất tử thấp. Trong những năm này, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và nhừng tiến bộ y tế làm cho tỉ lệ tử giảm, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.

– Hậu quả: gánh nặng cả vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm,…

– Phương hướng giải quyết: Chính sách dân số kết hoạch hóa gia đình, tuyên truyền và giáo dục,…

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1117

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống