Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 7
- Giải Địa Lí Lớp 7
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 7
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 47: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sường đông và sường tây của dãy núi An-đet giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 46 trang 139: 1. Quan sát hình 46.1, cho biết các vành đai thực vật theo chiều cao ở sườn tây dãy An-đet.
Trả lời:
Thứ tự các đai thực vật theo chiều cao của sườn tây An-đet:
+ Thực vật nửa hoang mạc từ độ cao 0-1000m
+ Cây bụi và xương rồng từ độ cao 1000-2400m
+ Đồng cỏ cây bụi từ 2400-3300m
+ Đồng cỏ núi cao từ 3300-5000m
+ Băng tuyết trên 5000m.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 46 trang 139: Quan sát hình 46.2:
– Cho biết thứ tự các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông An-đet.
– Từng đai thực vật được phân bố từ độ cao nào đến độ cao nào?
Trả lời:
Thứ tự các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông An-đet:
+ Rừng nhiệt đới từ độ cao 0-1000m.
+ Rừng lá rộng từ độ cao 1000-1300m.
+ Rừng lá kim từ độ cao 1300-3000m.
+ Đồng cỏ từ độ cao 3000-4000m.
+ Đồng cỏ núi cao từ độ cao 4000-5300m.
+ Băng tuyết từ độ cao trên 5300m.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 46 trang 139: 3. Quan sát các hình 46.1 và 6.1, cho biết: Tại sao từ độ cao 0-1000m, ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn sườn tây là thực vật nửa hoang mạc?
Trả lời:
Do sườn đông có mưa nhiều hơn sường tây:
– Sườn đông đón gió Tín phong từ biển thổi vào nên mưa nhiều rừng nhiệt đới phát triển.
– Sườn tây mưa ít do dòng biển lạnh Pê-ru, mưa ít nên phổ biến alf thực vật nửa hoang mạc.