Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 7
- Giải Địa Lí Lớp 7
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 7
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 5 trang 15: Dựa vào hình 5.1 SGK nêu tên các kiểu môi trường đới nóng.
Trả lời:
Các kiểu môi trường đới nóng: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 5 trang 16: Xác định vị trí của môi trường xích đạo ẩm trên hình 5.1 SGK.
Trả lời:
Môi trường xích đạo ẩm chủ yếu nằm trong khoảng từ 5oB đến 5oN.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 5 trang 16: Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xin-ga-po (vĩ độ 1oB) và nhận xét
+ Đường biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm cho thấy nhiệt độ của Xin-ga-po có đặc điểm gì?
+ Lượng mưa cả năm khoảng bao nhiêu? Sự phân bố lượng mưa trong năm ra sao? Sự chênh lệch giữa lượng mưa tháng thấp nhất và tháng cao nhất là khoảng bao nhiêu
Trả lời:
Đường nhiệt độ ít dao động và ở mức cao trên 25oC: nóng quanh năm.
– Lượng mưa cả năm khoảng từ 1.500 đến 2.500mm.
– Cột mưa tháng nào cũng trên 170mm: mưa nhiều và tháng nào cũng có mưa.
– Sự chênh lệch lượng mưa tháng thấp nhất và tháng cao nhất khoảng 70mm.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 5 trang 17: Quan sát ảnh và hình vẽ lát cắt rừng rậm xanh quanh năm, cho biết: Rừng có mấy tầng chính? Tại sao rừng ở đây có nhiều tầng?
Trả lời:
– Rừng rậm có 5 tầng chính: tầng cây vượt tán; tầng cây gỗ cao; tầng cây gỗ cao trung bình; tầng cây bụi, dây leo, phong lan, tầm gửi; tầng cỏ quyết.
– Rừng có nhiều tầng là do ở đây có độ ẩm và nhiệt độ cao, tạo điều kiện cho rừng cây phát triển rậm rạp.
Bài 1 trang 18 Địa Lí 7: Môi trường đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ tuyến nào ? Nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng.
Trả lời:
– Môi trường đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ tuyến 30°B và 30°N (giữa hai chí tuyến).
– Tên các kiểu môi trường của đới nóng: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.
Bài 2 trang 18 Địa Lí 7: Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm gì ?
Trả lời:
Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm:
+ Khí hậu nóng và ẩm quanh năm.
+ Biên độ nhiệt năm thấp khoảng 30oC.
+ lượng mưa trung bình lớn 1500 – 2000mm, mưa quanh năm.
+ Rừng phát triển râm rạp, trong rừng nhiều tầng nhiều tán, có nhiều cây dây leo, chim thú.
Bài 3 trang 18 Địa Lí 7: Qua đoạn văn dưới đây, nêu một số đặc điểm của rừng rậm xanh quanh năm :
“Cả tuần nay, chúng tôi len lỏi trong rừng cây rậm rạp, phải dùng dao vất vả lắm mới mở được một lối đi nhỏ hẹp. Những con kiến càng rơi từ trên cành lá xuống để lại trên da thịt chúng tôi những vết cắn rát bỏng. Trên đầu, chung quanh và dưới chân, cây cối và dây leo bao quanh bốn phía. Chúng tôi chỉ có mỗi khao khát cháy bỏng: được nhìn thấy trười xanh, mây trắng và thoát khỏi bầu không khí ngột ngạt, oi bức này”
(Theo Giô-xép Gro-li-ê)
Trả lời:
– Rừng phát triển rậm rạp, trng rừng nhiều tầng nhiều tán, có nhiều cây dây leo.
– Động vật đang dạng từ vi sinh vật, côn trùng đến các loài thú lớn.
– Khí hậu trong rừng nóng ẩm, ngột ngạt oi bức.
Bài 4 trang 19 Địa Lí 7: Trong ba biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây, biểu đồ nào phù hợp với ảnh chụp cảnh rừng kèm theo? Giải thích vì sao em chọn biểu đồ đó?
Trả lời:
Biểu đồ A phù hợp với bức tranh
Do:
– Qua biển đồ A: Nhiệt độ trung bình năm cao, biên độ nhiệt thấp, lương mưa trung bình năm lớn thích hợp cho rừng rậm phát triển.
– Biều đồ B và C thể hiện biên độ nhiệt giữa các tháng lớn, lượng mưa chia thành hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Nên 2 biểu đồ này khô phù hợp với bức ảnh.