Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 7
- Giải Địa Lí Lớp 7
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 7
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7
Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 50: Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 50 trang 151: 1. Dựa vào hình 48.1 và lát cát địa hình dưới đây, trình bày đặc điểm địa hình Ô- trxây- li- a theo gợi ý sau:
– Địa hình có thể chia làm mấy khu vực?
– Đặc điểm địa hình và đô cao của mỗi khu vực.
– Đỉnh núi cao nhất nằm ở đâu? Cao khoảng bao nhiêu?
Trả lời:
– Địa hình chia thành các khu vực:
+ Đồng bằng ven biển phía tây.
+ Cao nguyên tây Ô-xtrây-li-a.
+ Đồng bằng trung tâm.
+ Dãy đông Ô-xtrây-li-a.
+ Đồng bằng ven biển phía đông.
– Độ cao của các khu vực:
+ Đồng bằng ven biển phía tây là đồng bằng nhỏ hẹp thấp dưới 100m
+ Cao nguyên tây Ô-xtrây-li-a có độ cao trung bình 500m.
+ Đồng bằng trung tâm co độ cao trung bình khoảng 200m. Có hồ Ây-rơ sâu -16m, có sông Đac-linh chảy qua.
+ Dãy đông Ô-xtrây-li-a có đỉnh Rao-đơ-mao cao 1500mm
+ Đồng bằng ven biển phía đông nhỏ hẹp.
– Đỉnh núi cao nhất: đỉnh Rao-đơ-mao ở dãy đông Ô-xtrây-li-a cao 1500 m dựng đứng ven biển.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 50 trang 151: 2. Dựa vào hình 48.1. 50.2 và 50.3, nêu nhận xét về khí hậu của lục địa Ô- xtrây- li-a theo gợi ý sau:
– Các loại gió và hướng thổi đến lục địa Ô- xtrây- li-a.
– Sự phân bố lượng mưa trên lục địa Ô- xtrây- li-a. Giải thích sự phân bố đó.
– Sự phân bố hoang mạc trên lục địa Ô- xtrây- li-a. Giải thích sự phân bố đó.
Trả lời:
Các loại gió:
+ Gió tín phong thổi theo hướng đông nam vào phía đông lục địa.
+ Gió mùa thổi theo hướng tây bắc và đông bắc vào phía bắc lục địa.
+ Gió Tây ôn đới thổi theo hướng tây bắc về phía nam.
– Sự phân bố lượng mưa:
+ Lượng mưa lớn trên 1500mm ở Pa – pua Niu Ghi – nê do nơi đây có khí hậu cận xích đạo.
+ Lượng mưa từ 1000 – 1500mm tập trung ở ven biển phía bắc và phía đông do nằm trong vĩ độ nhiệt đới, cận nhiệt và ảnh hưởng của dòng biển nóng.
+ Vùng nội địa lượng mưa dưới 250mm, khô hạn và hình thành các hoang mạc lớn, do có ảnh hưởng của biển không vào sâu được trong nội địa và đường chí tuyến đi qua giữa lục địa khiến cho khí hậu trở nên khô hạn hơn.
+ Đi từ ven biển vào trong nội địa lượng mưa giảm dần, do càng vào sâu tính chất lục địa càng biểu hiện rõ rệt.
– Sự phân bố hoang mạc:
+ Hoang mạc có diện tích rộng và nằm sâu trong nội địa.
+ Hoang mạc được hình thành do khí hậu khô hạn nguyên nhân bởi vị trí địa lý, dòng biển và hướng địa hình của lục địa.