Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
- Sách giáo khoa hóa học lớp 11
- Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 11
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 11
- Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 11
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
- Giải Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 11
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
Giải Bài Tập Hóa Học 11 – Bài 20 : Mở đầu về hóa học hữu cơ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 1 (trang 91 SGK Hóa 11): So sánh hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ về: thành phần nguyên tố, đặc điểm liên kết hoá học trong phân tử.
Lời giải:
Thành phần nguyên tố:
Hợp chất hữu cơ | Hợp chất vô cơ |
– Là những hợp chất có chứa nguyên tố cacbon(trừ CO, O2, muối cacbonat, xianiua, cacbua…) | – Là những chất có thể có cacbon, có thể không hợp chất vô cơ chứa cacbon CO, CO2, muối cacbonat, xianiua, cacbua… |
Đặc điểm liên kết hoá học trong phân tử:
Hợp chất hữu cơ | Hợp chất vô cơ |
– Được cấu tạo chủ yếu từ các nguên tố phi kim có độ âm điện khác nhau không nhiều. Thí dụ hay gặp nhất ngoài C là H, O, halogen, S, P… – Liên kết trong hợp chất chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. |
– Được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố kim loại với phi kim. Ví dụ: NaCl, Mg(NO3)2… – Liên kết trong hợp chất chủ yếu là liên kết ion. |
Bài 2 (trang 91 SGK Hóa 11): Nếu mục đích và phương pháp tiến hành phân tích định tính và định lượng nguyên tố.
Lời giải:
Phân tích định tính | Phân tích định lượng |
a/ Mục đích | |
– Xác định nguyên tố nào có trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ | – Không những xác định được các nguyên tố nào có trong thành phần hợp chất hữu cơ mà còn xác định được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố đó. |
b/ Phương pháp tiến hành | |
– Tìm C và H người ta nung hợp chất hữu cơ với CuO để chuyển C thành CO2, H thành H2O. | – Nung hợp chất hữu cơ với CuO. Hấp thụ nước bằng H2SO4 đặc, hấp thụ CO2 bằng KOH. Khối lượng tăng mỗi bình chính là khối lượng H2O và CO2 |
– Chuyển N trong hợp chất hữu cơ thành NH3 | – Khối lượng khí N2 sinh ra thường được quy về đktc và tính |
– Rồi nhận biết các hợp chất vô cơ đơn giản và quen thuộc trên. | – Từ đó tính được khối lượng C, H, N và phần trăm của chúng trong hợp chất |
– Phầm trăm oxi được tính gián tiếp theo các chất đã tính được. |
Bài 3 (trang 91 SGK Hóa 11): Oxi hoá hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,672 lít CO2 (đktc) và 0,72 gam H2O. Tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong phân tử chất A.
Lời giải:
Gọi CTPT của hợp chất hữu cơ là CxHyOz (x, y, z nguyên dương; z ≥ 0)
Ta có:
BT nguyên tố ⇒ nC = nCO2 = 0,03 mol ⇒ mC = 12. 0,03 = 0,36g
BT nguyên tố ⇒ nH = 2.nH2O = 2. 0,04 = 0,08 mol ⇒ mH = 0,08. 1 = 0,08 g
mO = 0,6 – 0,36 – 0,08 = 0,16(g)
⇒ Hợp chất A có chứa C, H, O
Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử A là:
Bài 4 (trang 91 SGK Hóa 11): β-Caroten (chất hữu cơ có trong củ cà rốt) có màu da cam. Nhờ tác dụng của enzim ruốt non,β-Croten chuyển thành vitamin A nên nó còn được gọi là tiến vitamin A. Oxi hoá hoàn toàn 0,67 gam β-Caroten rồi dẫn sản pẩm oxi hoá qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, sau đó qua bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết quả cho thấy khối lượng bình (1) tăng 0,63 gam; bình (2) có 5 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong phân tử β-Caroten
Lời giải:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Khối lượng bình (1) tăng là khối lượng của H2O = 0,63(g)
mCaCO3 = 5g ⇒ nCO2 = nCaCO3 = 5/100 = 0,05 mol
BT nguyên tố ⇒ nC = nCO2 = 0,05 mol ⇒ mC = 12. 0,05 = 0,6 g
%mO = 100% – (89,55 + 10,45)% = 0%