Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Bài Tập Hóa Học 11 – Bài 25: Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 (trang 104 sgk Hóa 11 nâng cao): Hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ. Có thể sử dụng điểm khác biệt nào để nhận biết ra một số chất hữu cơ hay vô cơ một cách đơn giản nhất?

Lời giải:

Điểm khác nhau cơ bản giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ:

– Thành phần hợp chất hưu cơ nhất thiết phải có cacbon còn thành phần của vô cơ thì có thể có, có thể không.

– Phản ứng các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và không theo một hướng nhất định.

– Hợp chất hữu cơ dễ cháy, kém bền với nhiệt, ít tan trong nước, liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.

Để phân biệt hợp chất vô cơ với hợp chất hữu cơ một cách đơn giản là đốt:

– Hợp chất hữu cơ dễ cháy, dễ nóng chảy, khi cháy tạo ra muội than và than.

– Hợp chất vô cơ khó nóng chảy, khó cháy, không tạo ra muội than.

Bài 2 (trang 104 sgk Hóa 11 nâng cao): Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là hữu cơ, hợp chất nào là vô cơ?

CH4;CHCl3;C2H7N;HCN;CH3COONa;C12H22O11;(C2H3Cl)n;Al4C3

Lời giải:

Các chất hữu cơ:

CH4;CHCl3;C2H7N;CH3COONa;C12H22O11;(C2H3Cl)n

Các chất vô cơ: HCN;Al4C3

Bài 3 (trang 104 sgk Hóa 11 nâng cao): Hãy điền tên 2 loại đồ uống vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Trừ nước ra, thành phần chính của … và … là chất vô cơ.

b) Trừ nước ra, thành phần chính của … và … là chất hữu cơ.

Lời giải:

a) Nước khoáng và sođa

b) Nước cam và cà phê

Bài 4 (trang 104 sgk Hóa 11 nâng cao): Từ thời Thượng cổ con người đã biết sơ chế các hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết các cách làm sau đây thức chất thuộc vào Phương pháp tách biệt và tinh chế nào?

a) Giả lá làm chàm cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sơi, vải.

b) Nấu rượu uống.

c) Ngâm rượu thuốc, rượu rắn.

d) Làm đường cát, đường phèn từ nước mia.

Lời giải:

a) Phương pháp chiết

b) Phương pháp chưng cất

c) Phương pháp chiết

d) Phương pháp kết tinh

Bài 5 (trang 104 sgk Hóa 11 nâng cao): Mật ong để lâu ngày thường có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì, làm thế nào để chứng tỏ hạt rắn đó là chất hữu cơ?

Lời giải:

Hiện tượng kết tinh đường glucozơ và fructozơ do nước trong mật ong bay hơi. Đốt nhưng hạt rắn đó, hạt rang cháy và hóa than ⇒ chất hữu cơ.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1177

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống