Chương 6: Hiđrocacbon không no

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Bài Tập Hóa Học 11 – Bài 43: Ankin (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 (trang 178 sgk Hóa 11 nâng cao): Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau đây:

a) Ankin là phần còn lại sau khi lấy đi q nguyên tử H từ phân tử ankan.    []

b) Ankin là hidrocacbon còn lại sau khi lấy đi 1 nguyên tử H từ phân tử ankan.     []

c) Ankin là hidrocacbon không no có 1 liên kết ba C≡C.     []

d) Ankin là hidrocacbon mạch hở có 1 liên kết ba C≡C.     []

e) Ankin là hợp chất có công thức chung R1-C≡C-R2 với R1,R2 là H hoặc nhóm ankin.    []

Lời giải:

a) S

b) S

c) S

d) Đ

e) Đ

Bài 2 (trang 178 sgk Hóa 11 nâng cao): Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hidrocacbon mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 và cho biết chúng thuộc những loại đồng phân nào.

Lời giải:

Đồng phân ankin:

CH≡C-CH2-CH2-CH3 : Pen -1-in (A)

CH3-C≡C-CH2-CH3 : pen-2-in (B)

CH≡C-CH(CH3 )-CH3 : 3-metylbut-1-in (C)

Đồng phân ankađien:

CH2=C=CH-CH2-CH3 : Penta -1,2-đien(D)

CH2=CH-CH=CH-CH3 : penta-1,3-đien(E)

CH2=CH-CH2-CH=CH2 : Penta-1,4-đien (F)

CH3-CH=C=CH-CH3 : penta -2,3-đien (G)

CH2=C(CH3 )-CH=CH2 : 2-metylbuta-1,3-đien (H)

CH3-C(CH3 )=C=CH2 : 3-metylbuta-1,2-đien (I)

Kết luận:

– A và B là đồng phân vị trí liên kết ba.

– A và C; B và C là đồng phân mạch cacbon.

– D, E, F và G, H và I là đồng phân vị trí liên kết đôi.

– D, E, F, G là đồng phân mạch cacbon với H và I.

– A, B, C và D, E, F, G, H, I là đồng phân nhóm chức.

Bài 3 (trang 179 sgk Hóa 11 nâng cao): Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng giữa propin với các chất sau:

a) H2 xúc tác Ni

b) H2 xúc tác Pd|PbCO3

c) Br2|CCl4 ở -20oC

d) Br2|CCl4 ở 20oC

e) AgNO3, NH3|H2O

g) HCl (khí,dư)

h) HOH, xúc tác Hg2+ |H+

Lời giải:

Phương trình hóa học của propin CH_3-C≡CH

Bài 4 (trang 179 sgk Hóa 11 nâng cao): Bằng phản ứng hóa học, hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:

a) Etan; etilen và axetilen

b) Butađien và but-1-en

c) But-1-en và but-2-en.

Lời giải:

a) Phân biệt: CH3-CH3; CH2=CH2; CH≡CH

    + Dùng dung dịch AgNO3/NH3 nhận biết được C2H2 vì tạo ra kết tủa vàng nhạt.

CH≡CH + 2[Ag(NO3)2]OH → AgC≡CAg↓ + 4NH3 + 2H2O

    + Dùng dung dịch Br2 nhận biết được C2H4 vì nó làm mất màu dung dịch Br2:

CH2=CH2 + Br2→CH2 Br-CH2 Br

Mẫu còn lại là C2H6.

Tương tự: b) và c) Dùng dung dịch AgNO3/NH3 nhận biết được but-1-en.

Lưu ý: Dùng AgNO3/NH3 có thể nhận biết được các ankin có liên kết 3 đầu mạch.

Bài 5 (trang 179 sgk Hóa 11 nâng cao):

a) Vì sao trong công nghiệp, phương pháp điều chế axetilen từ metan hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn phương pháp đi từ đá vôi và than đá?

b) Hãy viết sơ đồ phản ứng điều chế vinyl clorua từ axetilen và từ etilen.

c) Vì sao hiện nay con người ta chỉ sử dụng phương pháp đi từ etilen.

Lời giải:

a) Trong công nghiệp, phương pháp điều chế axetilen từ metan hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn phương pháp đi từ đá vôi và than đá vì metan có nhiều trong khí thiên nhiên và sản phẩm chế biến dầu mỏ, còn phương pháp đi từ đá vôi tốn năng lượng nhiều hơn lại cho khí axetilen có lẫn nhiều tạp chất khí H2S, NH3, PH3 những khí độc có hại, giá thành cao hơn.

b) Sơ đồ điều chế vinyl clorua từ C2H2 và C2H4:

c) Hiện nay người ta chỉ sử dụng phương pháp đi từ etilen để điều chế vinyl clorua vì phương pháp này cho sản phẩm rẻ hơn so với CH2=CH2 có sẵn trong khí craking còn CH≡CH phải điều chế từ CH4 ở 1500oC tốn năng lượng nên rất đắt.

Bài 6 (trang 179 sgk Hóa 11 nâng cao): * Nhiệt phân 3,36 lít metan ở 1500oC trong vòng 0,1 giây. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khi thu được qua dung dịch AgNO3 trong ammoniac cho đến khi nó không làm mất màu dung dịch thuốc quỳ tím thì thấy thể tích hỗn hợp khí giảm đi 20% so với ban đầu (các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện).

a) Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân.

b) Xác định thành phần % về thể tích hỗn hợp thu được sau nhiệt phân.

c) Hãy đề nghị phương pháp tách axetilen từ hỗn hợp thu được sau nhiệt phân.

Lời giải:

a) Số mol CH4 ban đầu = 3,36/22,4 = 0,15 mol. Đặt số mol CH4 bị nhiệt phân là x mol.

Hỗn hợp khí sau nhiệt phân:

nC2H2 = 0,5x mol; nH2 = 1,5x mol; nCH4 = (0,15-x)mol

C2H2 bị dung dịch AgNO3/NH3 hấp thụ.

CH≡CH + 2[Ag(NH3)2]OH → AgC≡CAg↓ + 4NH3 + 2H2O

b) x = 0,1 ⇒ hỗn hợp khí sau nhiệt phân có:

nC2H2 = 0,05 mol; nH2 = 0,15 mol; nCH4 = 0,05 mol.

Thành phần phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp sau nhiệt phân:

c) Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư lọc thu lấy kết tủa:

CH≡CH + 2[Ag(NH3)2]OH → AgC≡CAg↓ + 4NH3 + 2H2O

Hòa tan kết tủa bằng dung dịch HCl, thu được C2H2

AgC≡CAg + 2HCl → CH≡CH + 2AgCl↓

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 891

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống