Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
- Giải Hóa Học Lớp 11
- Sách giáo khoa hóa học lớp 11
- Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 11
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 11
- Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 11
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 11
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
Giải Bài Tập Vật Lí 11 – Bài 60: Axit cacboxylic – Cấu trúc, danh pháp và tính chất vật lí (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
Giải Bài Tập Hóa Học 11 – Bài 110: Axit cacboxylic – Cấu trúc, danh pháp và tính chất vật lí (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 1 (trang 250 sgk Hóa 11 nâng cao): Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau:
a) Axit cacbonic có nhóm cacboxyl. [ ]
b) Axit cacbonic là axit cacboxylic. [ ]
c) Axit cacboxylic no là axit không chứa liên kết bội. [ ]
d) Axit cacboxylic không no là axit có chứa liên kết C = C hoặc C ≡ C. [ ]
Lời giải:
a) Đ
b) S
c) S
d) Đ
Bài 2 (trang 250 sgk Hóa 11 nâng cao):
a) Axit cacboxylic là gì? Phân loại axit cacboxylic theo cấu tạo gốc hiđrocacbon.
b) Viết công thức cấu tạo chung cho dãy axit no đơn chức, mạch hở. Gọi tên thông thường và tên quốc tế của 5 thành viên đầu của dãy với mạch cacbon không phân nhánh.
Lời giải:
a) Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hidro.
Có bốn loại: axit no, axit không nó, axit htowm, và axit đa chức.
b) Công thức chung của axit nó đơn chức: CnH2n+1COOH (n≥0).
Bài 3 (trang 251 sgk Hóa 11 nâng cao): Viết công thức cấu tạo và gọ tên thay thế các axit đồng phân có công thức phân tử:
a) C5H10O2
b) C4H6O2
Lời giải:
a) C5H10O2
CH3CH2CH2CH2COOH: axit pentanoic
CH3CH2CH(CH3)COOH: axit 2-metyl butanoic
CH3CH(CH3)CH2COOH: axit 3-metyl butanoic
(CH3)3C-COOH: axit 2,2-đimetyl propanoic
b) C4H6O2
CH2=CHCH2COOH: axit but-3-enoic
CH3CH=CHCOOH: axit but-2-enoic
CH2=C(CH3)COOH: axit-2-metyl propenoic
Bài 4 (trang 251 sgk Hóa 11 nâng cao): Vị chua của trái cây là do các axit hữu cơ có trong đó gây nên. Trong quả táo có axit 2-hidroxibutanđioic (axit malic), trong quả nho có axit -2,3- đi hidroxibutanđioic (axit tacric), trong quả chanh có axit 2- hidroxipropan -1, 2, 3 –tricacboxylic (axit xitri còn gọi là axit limonic). Hãy điền các tên dưới các công thức sau cho phù hợp.
Lời giải:
HOOC-CH(OH)-CH2-COOH : Axit 2 hidroxi butanđioic
HCOO-CH(OH)-CH(OH)-COOH: Axit -2,3-đi hidroxi butanđioic
Bài 5 (trang 251 sgk Hóa 11 nâng cao): Nêu đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron ở nhóm cacboxyl.
Giải thích:
a) Vì sao lực axit cacboxylic lớn hơn của phenol và ancol?
b) Vì sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cao hơn so với của anđehit, xeton và ancol có cùng số nguyên tử C?
Lời giải:
a) Khả năng phân li cho proton H+ tùy thuộc vào sự phân cực của liê kết –O-H (xem SGK)
Các nhóm hút electron làm giảm mật độ electron trên nguyên tử O ⇒ làm tăng độ phân cực của liên kết – O- H ⇒ H linh động hơn ⇒ tính axit tăng.
Các nhóm đẩy electron làm tăng mật độ electron trên nguyên tử O ⇒ làm giảm độ phân cực của liên kết – O –H ⇒ H kém linh động hơn ⇒ tính xaait giảm
Dựa trên đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron, ta thấy liên kết – O –H trong phân tử axit phân cực nhất rồi đến phenol và cuối cùng là ancol etylic.
b) Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cacboxylic cao hơn so với anđêhit, xeton và ancol có cùng số cacbon vì axit tạo được liên kết hidro liên phân tử bền vững hơn.