Chương 3: Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỉ XIII – XIV)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 13 phần 2: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

(trang 53 sgk Lịch Sử 7): Em có nhận xét gì về quân đội thời Trần ?

Trả lời:

    Quân đội nhà Trần hoàn chỉnh, quy củ, được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.

(trang 53 sgk Lịch Sử 7): Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần ?

Trả lời:

    – Chú trọng việc khai hoang, đắp đê, nạo vét kênh ngòi.

    – Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi, đốc thúc việc đắp đê.

    → Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.

    → Chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần rất phù hợp, kịp thời đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

(trang 54 sgk Lịch Sử 7): Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần ở thế kỉ XIII ?

Trả lời:

    – Thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Trần ở thế kỉ XIII tiếp tục duy trì những nghề thủ công truyền thống của các triều đại trước.

    – Thương nghiệp phát triển hơn, thể hiện ở chỗ Thăng Long bên cạnh Hoàng thành, đã có 61 phường ⇒ việc buôn bán sầm uất.

    – Đặc biệt, việc buôn bán giao lưu trao đổi hàng hóa với người nước ngoài được mở rộng ở các cửa biển Hội Thống (Hà Tĩnh), Hội Triều (Thanh Hóa), Vân Đồn (Quảng Ninh) là những nơi có sự trao đổi tấp nập với thương nhân nước ngoài.

(trang 53 sgk Lịch Sử 7): Em có nhận xét gì về quân đội thời Trần ?

Trả lời:

    Quân đội nhà Trần hoàn chỉnh, quy củ, được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.

(trang 53 sgk Lịch Sử 7): Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần ?

Trả lời:

    – Chú trọng việc khai hoang, đắp đê, nạo vét kênh ngòi.

    – Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi, đốc thúc việc đắp đê.

    → Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.

    → Chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần rất phù hợp, kịp thời đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

(trang 54 sgk Lịch Sử 7): Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần ở thế kỉ XIII ?

Trả lời:

    – Thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Trần ở thế kỉ XIII tiếp tục duy trì những nghề thủ công truyền thống của các triều đại trước.

    – Thương nghiệp phát triển hơn, thể hiện ở chỗ Thăng Long bên cạnh Hoàng thành, đã có 61 phường ⇒ việc buôn bán sầm uất.

    – Đặc biệt, việc buôn bán giao lưu trao đổi hàng hóa với người nước ngoài được mở rộng ở các cửa biển Hội Thống (Hà Tĩnh), Hội Triều (Thanh Hóa), Vân Đồn (Quảng Ninh) là những nơi có sự trao đổi tấp nập với thương nhân nước ngoài.

Bài 1 (trang 54 sgk Lịch sử 7): Em hãy nêu những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của nhà Trần. Kết quả của những biện pháp đó.

Lời giải:

    – Chính sách “Ngụ binh ư nông”.

    – Chủ trương “Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.

    – Tác dụng: xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh, có kỉ luật nghiêm minh, là cơ sở để bảo vệ đất nước, chiến thắng giặc ngoại xâm.

Bài 2 (trang 54 sgk Lịch sử 7): Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý ?

Lời giải:

    – Chính sách:

    + Nông nghiệp: đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng thêm diện tích đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh. Được Nhà nước quan tâm, người dân tích cực cấy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

    + Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng. Chợ mọc lên ngày càng nhiều. Không khí buôn bán trong và ngoài nước tấp nập.

    → Làm cho kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển,tạo điều kiện để củng cố quốc phòng toàn dân. Nhân dân, nhất là nông dân tin tưởng vào nhà nước thời Trần.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1007

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống