Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Lịch Sử Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Lịch Sử Lớp 7
- Giải Lịch Sử Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Lịch Sử Lớp 7
- Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 7
Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 14 phần 4: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỉ XIII) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
(trang 66 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy nêu một số dẫn chứng để thấy các tầng lớp nhân dân thời TRần đều tham gia kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Trả lời:
– Khi được tin quân Mông Cổ huẩn bị đánh nước ta, theo lệnh vua Trần, cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng chiến đấu.
– Khi giặc tấn công, cả ba lần nhân dân đều thực hiện “vườn không nhà trống” để làm cho địch gặp nhiều khó khăn và bị động.
– Ý chí quyết tâm đánh giặc thể hiện rất cao tại Hội nghị Diên Hồng, các bậc phụ lão đều quyết tâm “đánh”, quân sĩ đều khắc vào tay hai chữ “Sát Thát”.
– Vua tôi nhà Trần quyết tâm đánh giặc:vua trực tiếp chỉ huy, cận thần cương quyết đánh giặc, Trần Thủ Độ nói :” Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”, Trần Hưng Đạo nói :”Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”.
– Quân dân một lòng bố trí trận địa cộc ngầm để mai phục địch trên sông Bạch Đằng.
(trang 66 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Trả lời:
– Ông được vua Trần giao cho trọng trách Quốc công Tiết chế – chỉ huy cuộc kháng chiến, soạn “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
– Trần Quốc Tuấn là một nhà Lý luận quân sự tài ba, ông là tác giả của bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.
– Trước thế giặc mạnh.ông đều cho lui binh để đảm bảo lực lượng chờ thời cơ để đánh.
– Khi quân địch ở Thăng Long gặp khó khăn, tuyệt vọng phải rút quân, Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công, và tiến hành trận mai phục trên sông Bạch Đằng, tạo nên chiến thắng quyết định trước quân xâm lược.
(trang 66 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy nêu một số dẫn chứng để thấy các tầng lớp nhân dân thời TRần đều tham gia kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Trả lời:
– Khi được tin quân Mông Cổ huẩn bị đánh nước ta, theo lệnh vua Trần, cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng chiến đấu.
– Khi giặc tấn công, cả ba lần nhân dân đều thực hiện “vườn không nhà trống” để làm cho địch gặp nhiều khó khăn và bị động.
– Ý chí quyết tâm đánh giặc thể hiện rất cao tại Hội nghị Diên Hồng, các bậc phụ lão đều quyết tâm “đánh”, quân sĩ đều khắc vào tay hai chữ “Sát Thát”.
– Vua tôi nhà Trần quyết tâm đánh giặc:vua trực tiếp chỉ huy, cận thần cương quyết đánh giặc, Trần Thủ Độ nói :” Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”, Trần Hưng Đạo nói :”Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”.
– Quân dân một lòng bố trí trận địa cộc ngầm để mai phục địch trên sông Bạch Đằng.
(trang 66 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Trả lời:
– Ông được vua Trần giao cho trọng trách Quốc công Tiết chế – chỉ huy cuộc kháng chiến, soạn “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
– Trần Quốc Tuấn là một nhà Lý luận quân sự tài ba, ông là tác giả của bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.
– Trước thế giặc mạnh.ông đều cho lui binh để đảm bảo lực lượng chờ thời cơ để đánh.
– Khi quân địch ở Thăng Long gặp khó khăn, tuyệt vọng phải rút quân, Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công, và tiến hành trận mai phục trên sông Bạch Đằng, tạo nên chiến thắng quyết định trước quân xâm lược.
Bài 1 (trang 68 sgk Lịch sử 7):
Lời giải:
– Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến.
– Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện, với hai hội nghị: Bình Than và Diên Hồng.
– Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
– Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
Bài 2 (trang 68 sgk Lịch sử 7): Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Lời giải:
– Đánh bại quân xâm lược hung tàn, bảo vệ nền độc lập.
– Khẳng định lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta.
– Nâng cao lòng tự hào dân tộc.
– Góp phần làm cho phong phú truyền thống quân sự của nhân dân ta.
– Để lại bài học vô giá “Khoan thủ sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc.
– Ngăn chặn ý đồ của nhà Nguyên trong việc xâm lược các nước khác.