Chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (Thế kỉ XV – Đầu thế kỉ XVI)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 20 phần 1: Nước Đại Việt thời Lê Sơ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

(trang 94 sgk Lịch Sử 7): Quan sát lược đồ nước Đại Việt thời Lê Sơ (hình 44, SGK, trang 95) và danh sách 13 đạo thừa tuyên em thấy có gì khác với nước Đại Việt thời Trần ?

Trả lời:

– Qua lược đồ và danh sách 13 đạo thừa tuyên, ta thấy phạm vi lãnh thổ Đại Việt thời Lê sơ được mở rộng hơn so với thời trước. Đây là kết quả của chính sách khai hoang, cải tạo đất, đoàn kết trong lao động xây dựng đất nước của các thành phần dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

– Các đơn vị hành chính thời Lê sơ hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn trước. Ở địa phương, có ba cơ quan phụ trách (ba ti) quyền lực không tập trung vào một viên An phủ sử như thời Trần.

(trang 96 sgk Lịch Sử 7): Việc tổ chức quân đội thời Lê sơ như thế nào ? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trong “Đại Việt sử kí toàn thư” (SGK, trang 96)?

Trả lời:

– Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”:

    + Gồm có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.

    + Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

    + Vũ khí: đao kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

    + Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Quân đội mạnh được bố trí bảo vệ biên giới.

– Nhà nước Lê sơ thể hiện qua đoạn trích là thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi tấc đất của Tổ quốc mất đi phải đòi lại cho bằng được, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ. Đây là lời răn đe, bài học cho bao thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

(trang 94 sgk Lịch Sử 7): Quan sát lược đồ nước Đại Việt thời Lê Sơ (hình 44, SGK, trang 95) và danh sách 13 đạo thừa tuyên em thấy có gì khác với nước Đại Việt thời Trần ?

Trả lời:

– Qua lược đồ và danh sách 13 đạo thừa tuyên, ta thấy phạm vi lãnh thổ Đại Việt thời Lê sơ được mở rộng hơn so với thời trước. Đây là kết quả của chính sách khai hoang, cải tạo đất, đoàn kết trong lao động xây dựng đất nước của các thành phần dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

– Các đơn vị hành chính thời Lê sơ hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn trước. Ở địa phương, có ba cơ quan phụ trách (ba ti) quyền lực không tập trung vào một viên An phủ sử như thời Trần.

(trang 96 sgk Lịch Sử 7): Việc tổ chức quân đội thời Lê sơ như thế nào ? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trong “Đại Việt sử kí toàn thư” (SGK, trang 96)?

Trả lời:

– Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”:

    + Gồm có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.

    + Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

    + Vũ khí: đao kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

    + Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Quân đội mạnh được bố trí bảo vệ biên giới.

– Nhà nước Lê sơ thể hiện qua đoạn trích là thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi tấc đất của Tổ quốc mất đi phải đòi lại cho bằng được, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ. Đây là lời răn đe, bài học cho bao thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

Bài 1 (trang 96 sgk Lịch sử 7): Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

Lời giải:

    – Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ, đặc biệt là dưới thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và đầy đủ hơn so với thời Lê Thái Tổ ở một số điều, như triều đình có đầy đủ các bộ, các tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn.

    – Hệ thống thanh tra, giám sát được tăng cường từ triều đình đến các địa phương.

    – Ở các đơn vị hành chính, tổ chức chặt chẽ hơn (nhất là các cấp đạo thừa tuyên), có 3 cơ quan phụ trách mà không tập trung quyền lực vào một An phủ sứ như trước và có phân công trách nhiệm rõ ràng. Bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ hơn.

Bài 2 (trang 96 sgk Lịch sử 7): Em thử trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật.

Lời giải:

    – Vua Lê Thánh Tông đã điều chỉnh bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên.

    – Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành “Quốc triều hình luật”, đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1025

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống