Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Lịch Sử Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Lịch Sử Lớp 7
- Giải Lịch Sử Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Lịch Sử Lớp 7
- Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 7
Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 7: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
(trang 18 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á ?
Trả lời:
– Thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mù nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp cho sự phát triển trồng trọt, đặc biệt là lúa nước.
+ Đất phù sa màu mỡ ven các sông lớn tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển.
– Khó khăn:
+ Địa hình phân tán nhiều tầng, bán đảo nhỏ.
+ Thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt, thiên tai… gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
(trang 20 sgk Lịch Sử 7): – Hãy lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia đến giữa thế kỉ XIX.
Trả lời:
Thời gian | Các giai đoạn lịch sử lớn |
Thế kỉ VI – Thế kỉ IX | Người Khơ – me xây dựng vương quốc riêng gọi là Chân Lạp. |
Từ thế kỉ IX (năm 820) đến thế kỉ XV | Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co. |
Thế kỉ XV – 1863 | Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái. |
Năm 1863 | Thực dân Pháp xâm lược Cam-pu-chia. |
(trang 21 sgk Lịch Sử 7): – Hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào đến giữa thế kỉ XIX.
Trả lời:
Thời gian | Các giai đoạn phát triển chính |
Thời tiền sử | Chủ nhân là người Lào Thơng. |
Thế kỉ XIII | Một bộ phận người Thái di cư đến đất Lào gọi là người Lào Lùm. |
Năm 1353 | Tộc trưởng Pha Ngừm tập hợp và thống nhất cá bộ lạc, lập ra nước Lan Xang. |
Thế kỉ XV – XVII | Giai đoạn thịnh vượng của Lan Xang. |
Thế kỉ XVIII | Lan Xang suy yếu, bị Xiêm xâm chiếm. |
Cuối thế kỉ XIX | Thực dân Pháp xâm lược và biến Lào thành thuộc địa. |
(trang 18 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á ?
Trả lời:
– Thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mù nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp cho sự phát triển trồng trọt, đặc biệt là lúa nước.
+ Đất phù sa màu mỡ ven các sông lớn tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển.
– Khó khăn:
+ Địa hình phân tán nhiều tầng, bán đảo nhỏ.
+ Thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt, thiên tai… gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
(trang 20 sgk Lịch Sử 7): – Hãy lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia đến giữa thế kỉ XIX.
Trả lời:
Thời gian | Các giai đoạn lịch sử lớn |
Thế kỉ VI – Thế kỉ IX | Người Khơ – me xây dựng vương quốc riêng gọi là Chân Lạp. |
Từ thế kỉ IX (năm 820) đến thế kỉ XV | Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co. |
Thế kỉ XV – 1863 | Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái. |
Năm 1863 | Thực dân Pháp xâm lược Cam-pu-chia. |
(trang 21 sgk Lịch Sử 7): – Hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào đến giữa thế kỉ XIX.
Trả lời:
Thời gian | Các giai đoạn phát triển chính |
Thời tiền sử | Chủ nhân là người Lào Thơng. |
Thế kỉ XIII | Một bộ phận người Thái di cư đến đất Lào gọi là người Lào Lùm. |
Năm 1353 | Tộc trưởng Pha Ngừm tập hợp và thống nhất cá bộ lạc, lập ra nước Lan Xang. |
Thế kỉ XV – XVII | Giai đoạn thịnh vượng của Lan Xang. |
Thế kỉ XVIII | Lan Xang suy yếu, bị Xiêm xâm chiếm. |
Cuối thế kỉ XIX | Thực dân Pháp xâm lược và biến Lào thành thuộc địa. |
Bài 1 (trang 19 sgk Lịch sử 7): Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào ?
Lời giải:
Ngày nay, khu vực Đông Nam Á gồm 11 nước:
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây và Đông Ti-mo.
Bài 2 (trang 19 sgk Lịch sử 7): Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.
Lời giải:
Thời gian | Các giai đoạn phát triển |
Từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X |
Các quốc gia Đông Nam Á xuất hiện: – Vương quốc Cham-pa ở Trung Bộ Việt Nam. – Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công. – Các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a. |
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII |
Thời kì hình thành và phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: – Mô-giô-pa-hít ở In-đô-nê-xi-a. – Đại Việt, Cham-pa, Cam-pu-chia ở bán đảo Đông Dương. – Pa-gan (Mi-an-ma). – Lan Xang (Lào). |
Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX |
Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì suy yếu. (Mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây). |
Bài 1 (trang 22 sgk Lịch sử 7): Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào ?
Lời giải:
– Thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp.
– Dùng vũ lực để mở rộng lãnh thổ.
– Văn hóa độc đáo, tiêu biểu là kiến trúc đền tháp như Ăng-co Vát , Ăng-co Thom….
Bài 2 (trang 22 sgk Lịch sử 7): Em hãy nêu các chính sách đối nội và đối ngoại của các vua thời Lan Xang.
Lời giải:
– Chính sách đối nội: Các vua Lan Xang củng cố đất nước, chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.
– Chính sách đối ngoại:
+ Luôn chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng như: Cam-pu-chia và Đại Việt.
+ Kiên quyết chiến đấu chống sự xâm lược của Miến Điện vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo về lãnh thổ và nền độc lập của mình.