Chương IV: Đại Việt thời Lê sơ (Thế kỉ XV – Đầu thé kỉ XVI)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 21: Ôn tập chương IV giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 21 trang 104: Em hãy lập bảng thống kê (theo mẫu dưới đây) các tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng thời Lý – Trần và Lê sơ.

Trả lời:

Thời Lý (1009 – 1225) Thời Trần (1226 – 1400) Thời Lê sơ (1428 – 1527)
Các tác phẩm văn học Nam quốc sơn hà – Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) – Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) – Phò giá về kinh (Trần Quang Khải) Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi); Quốc âm từ mệnh tập; Bình uyển cửu ca; Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập, Châu cơ thắng thưởng…
Các tác phẩm sử học Đại Việt sử kí toàn thư Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu) Đại Việt sử kí toàn thư; Việt giám thông khảo tổng lục; Lam Sơn thực lục…

end

Bài 1 trang 104 Lịch Sử 7: Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào?

Trả lời:

Bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở các điểm sau:

– Triều đình trung ương: Lê Thánh Tông cải cách tăng cường tính tập quyền, mọi quyền lực tập trung vào trong tay nhà vua. Bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Ở triều đình các cơ quan được quy định chặt chẽ và rõ ràng các nhiệm vụ của mình, gồm có sáu bộ và các cơ quan chuyên môn khác.

– Các đơn vị hành chính:

     + Thời lê sơ: Được tổ chức chặt chẽ, rõ ràng, chia nhỏ đất nước thành 13 đạo để cai quản. Đứng đầu đạo không còn là một viên quan nữa mà là 3 viên quan đứng đầu 3 ti để có thể kiểm soát nhau,kìm chế nhau. Thể hiện nhà nước trung ương đã với tay đến tận địa phương.

     + Thời Lý trần thì chưa được quy củ, đặc biệt là ở các địa phương.

– Cách đào tạo tuyển chọn bổ dụng quan lại:

     + Ở nhà Lê sơ muốn làm quan cần phải có học thức (chủ yếu học tư tưởng của Nho gia) sau đó được tuyển chọn bằng khoa cử nên chọn được nhiều nhân tài ra giúp nước. => là nhà nước quân chủ quan liêu.

     + Thời Lý – Trần những chức vụ quan trọng và quan lại trong triều đình chủ yếu là con cháu của vua hay là họ hàng, những người thân thích của hoàng tộc. => là nhà nước quân chủ quý tộc.

end

Bài 2 trang 104 Lịch Sử 7: Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có điểm gì khác nhau?

Trả lời:

Điểm khác nhau giữa nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần là:

– Tính tập quyền:

+ Nhà Lê sơ tính tập quyền cao hơn hẳn thời Lý – Trần. Vua nắm mọi quyền hành, bãi bỏ các chức vụ cao, mọi việc đều do vua trực tiếp cai quản.

+ Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn.

– Việc tuyển chọn quan lại:

+ Ở nhà Lê sơ muốn làm quan cần phải có học thức (chủ yếu học tư tưởng của Nho gia) sau đó được tuyển chọn bằng khoa cử nên chọn được nhiều nhân tài ra giúp nước. => là nhà nước quân chủ quan liêu.

+ Thời Lý – Trần những chức vụ quan trọng và quan lại trong triều đình chủ yếu là con cháu của vua hay là họ hàng, những người thân thích của hoàng tộc. => là nhà nước quân chủ quý tộc.

end

Bài 3 trang 104 Lịch Sử 7: Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý – Trần?

Trả lời:

Giống nhau:

– Bản chất của luật pháp là mang tính giai cấp. Luật pháp được ban hành chủ yếu đều nhằm mục đích phục vụ, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

– Luật pháp được ban hành giúp cho xã hội được ổn định, khuyến khích phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước.

Khác nhau:

– Bộ luật Hồng Đức thời Lê sơ là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam: một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, hạn chế nô tì…

end

Bài 4 trang 104 Lịch Sử 7: Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý – Trần ?

Trả lời:

Giống nhau:

– Nhà nước đều có những chính sách quan tâm đến phát triển nông nghiệp: Khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích canh tác; quan tâm đến thủy lợi, đê điều, đặt ra các chức quan trông coi vấn đề nông nghiệp…

– Thủ công nghiệp: Phát triển nghề thủ công tryền thống là lợi thế của đất nước, phân làm hai bộ phận là thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân.

– Thương nghiệp: cho mở chợ và buôn bán tấp nập.

Khác nhau:

– Hoàn cảnh đất nước thời Lê sơ thành lập, rộng đất hoang hóa nhiều nên nhà nước cho 25 vạn quân về quê sản xuất, kêu gọi dân phiêu tán về quê sản xuất => các chính sách phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt của đất nước.

– Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lê sơ đều có bước phát triển hơn so với thời Lý – Trần.

end

Bài 5 trang 104 Lịch Sử 7: Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào? Có gì khác nhau ?

Trả lời:

– Trong xã hội thời Lý – Trần và Lê sơ đều gồm hai giai cấp:

     + Giai cấp thống trị bao gồm Vua, quý tộc, quan lại, địa chủ.

     + Giai cấp bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.

– Điểm khác nhau:

     + Giai cấp thống trị: Thời Lý – Trần thì các quý tộc, vương hầu rất đông đảo, quan lại chủ yếu là người trong hoàng tộc. Còn thời Lê sơ, quan lại chủ yếu là do khoa cử mà đỗ đạt làm quan.

     + Giai cấp bị trị: Tầng lớp nô tì thời Lý – trần rất đông đảo nhưng đến thời Lê sơ với chính sách hạn nô mà nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ.

end

Bài 6 trang 104 Lịch Sử 7: Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu nào ? Có gì khác thời Lý – Trần ?

Trả lời:

* Những thành tựu về văn hóa, giáo dục khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ:

– Văn hóa:

     + Văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm tiếp tục phát triển. Một số tác phẩm nổi tiếng như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập…

     + Sử học: Tác phẩm Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam sơn thực lục…

     + Địa lý học có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

     + Y học: bản thảo thực vật toát yếu.

     + Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

– Nghệ thuật:

Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển, nhất là tuồng chèo.

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phát triển đặc sắc tại các cung điện, lăng tẩm tại Lam Kinh.

– Giáo dục:

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội – Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

* So sánh điềm khác với thời Lý – Trần:

– Thời Lê sơ Phật giáo không còn phát triển và không chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý — Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

– Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mới, thời Lê sơ có nhiều nhân tài, nhiều danh nhân nổi tiếng.

end

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt đánh giá: 1072

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống