Chương V: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 23 phần 2: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 23 trang 113: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Câu ca dao sau nói lên điều gì ? Em hãy kể thêm vài câu ca dao có nội dung tương tự.

Trả lời:

– Ý nghĩa của câu cao dao trên: Thể hiện tinh thần đoàn kết trong thôn xóm và phát triển lên thành tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong một đất nước.

– Ví dụ một số câu ca cao về tinh thần đoàn kết dân tộc như:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Hay câu ca dao:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

end

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 23 trang 114: Ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta có những tôn giáo nào?

Trả lời:

Ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta có những tôn giáo sau:

Các tôn giáo cũ vẫn tiếp tục tồn tại và có chỗ đứng riêng: Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo.

Tôn giáo mới được du nhập: Kito giáo.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 23 trang 114: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Hoàn cảnh ra đời của chữ Quốc ngữ:

– Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Kito, họ dùng chữ cái La – tinh để ghi âm tiếng Việt.

– Giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng nhất trong việc này. Năm 1651, ông cho xuất bản quyền từ điển Việt – Bồ – La tinh.

– Chữ Quốc ngữ ra đời như vậy, trong một thời gian dài chữ Quốc ngữ chỉ lưu hành trong giới truyền đạo.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 23 trang 114: Vì sao chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay ?

Trả lời:

Chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay là vì:

– Đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến.

– Chữ Quốc ngữ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc truyền bá khoa học phương Tây, phát triển văn hóa, văn học trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 23 trang 114: Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc.

Trả lời:

Ý nghĩa của thơ Nôm đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc:

– Chữ Nôm là chữ Viết mang đậm tính truyền thống của dân tộc Việt, việc sử dụng phổ biến thơ Nôm khẳng định người Việt có ngôn ngữ riêng của mình, thể hiện ý thức tự lập, tự cường của dân tộc.

– Các bài thơ Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công của xã hội, nhiều nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ… đã để lại nhiều tác phẩm thơ Nôm có giá trị đến tận ngày nay. Đóng góp lớn vào nền văn học, văn hóa dân tộc.

end

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 23 trang 115: Em biết thêm gì về Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Trả lời:

– Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng).

– Đỗ trạng nguyên rồi làm quan ở triều Mạc. Trước tình hình chiến tranh phong kiến,ông từ quan về dạy học, người đương thời quan gọi ông là Trạng Trình.

– Ông có tấm lòng cao thượng, muốn “lo trước những việc lo của thiên hạ”.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 23 trang 115: Hãy kể tên một số công trình nghệ thuận dân gian mà em biết.

Trả lời:

Thời kì này, nghệ thuật dân gian được phục hồi và phát triển với nhiều công trình nghệ thuật nổi tiếng có giá trị như: Tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).

end

Bài 1 trang 116 Lịch Sử 7: Em hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII – XVIII. Có những điểm gì mới ?

Trả lời:

– Điềm mới:

     + Kinh tế công – thương nghiệp phát triển mạnh mẽ.

     + Xuất hiện chữ Quốc ngữ.

     + Đạo Ki tô được truyền bá.

end

Bài 2 trang 116 Lịch Sử 7: Hãy trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII – XVIII.

Trả lời:

Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian.

     + Biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật.

     + Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ…), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.

     + Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát.

end

Bài 3 trang 116 Lịch Sử 7: Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao?

Trả lời:

Nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao vì:

– Đất nước không còn chiến tranh, đời sống nhân dân tạm thời ổn định. Sau những ngày lao động vất vả loại hình ca, múa, nhạc… là hình thức sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của nhân dân.

– Sự phục hồi của Đạo giáo và Phật giáo tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình kiến trúc, điêu khắc mang màu sắc tôn giáo tiếp tục được xây dựng, đặc biệt thời kì này đó là điêu khắc gỗ ở các chùa chiền.

– Sự phát triển mạnh mẽ của văn học chữ nôm, mà chữ Nôm gắn liền với dân gian do đó cũng góp phần làm cho đời sống tinh thần người dân thêm phong phú.

end

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 973

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống